Con đường di sản miền Trung (19): Chùa Thiên Mụ Huế

Bạn là người thứ 313, 701 đả thăm viếng Blog. Welcome to my world.



Về Việt Nam kỷ niệm 50 năm ngày cưới, tôi và người tình trăm năm đã đi Huế, và viếng chùa Thiên Mụ. Xin chia sẻ với các bạn một vài hình chụp tại chùa nầy.



Trong tour du lịch "Con đường di sản miền Trung", vợ chồng tôi đã thăm viếng 3 di sản thế giới tại miền Trung. Đây là một miền đất nhiều di sản thế giới nhất nước Việt Nam.



Trong tour nầy, vợ chồng tôi được tham quan 2 di sản văn hoá thế giới là Huế và Hội An, và một di sản thiên nhiên thế giới là Phong Nha - Kẻ Bảng.



Tại Huế vợ chồng tôi được thăm viếng thành phố, và những di tích lịch sử tại đây, hoàng cung, lăng tẩm các vua thời Nguyễn. Trong entry nầy, vợ chồng tôi thăm viếng chùa Thiên Mụ nổi tiếng tại Huế, và có thể nói cả nước Việt Nam, vì đây là chùa xưa cũ nhất của Huế. Chùa đã chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử mấy trăm năm qua.



Chùa được chúa Nguyễn Ánh xây cất năm 1601, và được trùng tu nhiều lần, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) và vua Thiệu Trị. Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong.





















































Tương truyền khi Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp cho dòng họ Nguyễn sau này.



Trong một lần đi quan sát vùng đất này, ông đi dọc sông Hương ngược lên phía đầu nguồn. Tình cờ ông thấy một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Đồi này có tên là đồi Hà Khê.



Dân chúng ở đây cho biết, ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh“.



Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ). Chúa Nguyễn Hoàng thích quá, thấy ý nguyện của mình giống như trong câu chuyện này của dân chúng nên ông cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ Tự“ (chùa Thiên Mụ).



Trong entry này tôi xin post một số hình chụp tại chùa Thiên Mụ một buổi chiều tối mùa thu năm ngoái 2009, lúc vợ chồng tôi đến đây kỷ niệm 50 năm ngày cưới.



Tôi và người tình trăm năm đã ngồi trên ngọn đồi cao chùa này, nhìn bóng hoàng hôn phủ trùm sông Hương, đẹp lắm. Mời các bạn đọc bài trong entry trước. (Sẽ bổ túc sau).



Con đường di sản miền Trung (18): Hoàng hôn trên sông Hương



http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13211252



























































"Huế vốn là nơi qui tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng của Việt Nam. Nhưng ngôi chùa xưa nhất có lẽ phải kể đến chùa Thiên Mụ- nơi có sự tích ra đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong.



Truyền thuyết kể rằng, khi Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này.



Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hỏi ra mới biết, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh“.



Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ). Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Ông cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ Tự“ (chùa Thiên Mụ).



Trong thực tế, ở đây đã từng tồn tại một ngôi chùa của người Chàm - di tích được nhắc đến trong sách Ô châu cận lục của Dương Văn An vào năm 1553. Nhưng phải đến năm 1601 với quyết định của chúa Nguyễn Hoàng, chùa mới chính thức được xây dựng.



Theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, chúa cho đúc một chiếc chuông lớn có khắc một bài minh trên đó.



Đến năm 1714, chúa lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Ông còn đích thân viết bài văn bia nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm - người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.



Với quy mô được mở rộng và cảnh đẹp tự nhiên, ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ“ (mừng sinh nhật thứ tám mươi) của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm tháp Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi chép thơ văn của nhà vua.



Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện.



Chùa Thiên Mụ được xếp vào hai mươi thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do đích thân vua Thiệu trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa. Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên“ phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (Bà mụ linh thiêng). Mãi đến năm 1869, vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Bởi vậy trong dân gian, người ta vẫn dùng cả hai tên khi muốn nhắc đến chùa này.



Trận bão khủng khiếp năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn. Qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quí giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật... hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ.



Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.



Tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng của miền Trung, chùa Thiên Mụ với kiến trúc cổ kính đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm duyên dáng, thi vị. Tiếng chuông chùa như linh hồn của Huế, vang vọng mãi theo dòng nước sông Hương chảy qua trước Kinh Thành, xuôi về cửa biển, đọng lại trong lòng khách phương xa đến Huế một nỗi niềm vương vấn chốn Thiền Kinh.



Huỳnh Thị Anh Vân"
( Nguồn: http://quatlam.net/DU-LICH/DU-LICH-VIET-NAM/CHUA-THIEN-MU---HUE/49/491..vtn )

















"Chùa Thiên Mụ (񣘠天姥) hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế.



Lịch sử



Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm.



Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.



Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn.



Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ"..."



Tên gọi



Dựa theo huyền thoại, đồng thời căn cứ hình dạng Hán tự từng ghi trên bao tài liệu cấu tạo bằng nhiều chất liệu, đủ khẳng định rằng trong tên Thiên Mụ, ngữ tố "Thiên" có nghĩa là "trời".



Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ "Thiên" phạm đến Trời nên cho đổi từ "Thiên Mụ" thành "Linh Mụ" (hay "Bà mụ linh thiêng").



Vấn đề kiêng cữ như đã nêu chỉ diễn tiến từ năm Nhâm Tuất (1862) cho tới năm Kỷ Tỵ (1869). Sau đó, người dân thoải mái gọi hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ.



Vì rằng từ "Linh" đồng nghĩa với "Thiêng", âm người Huế khi nói "Thiên" nghe tựa "Thiêng" nên khi người Huế nói "Linh Mụ", "Thiên Mụ" hay "Thiêng Mụ" thì người nghe đều hiểu là muốn nhắc đến chùa này.



Một số người còn đặt tên cho chùa là Tiên Mụ (hay "Bà mụ thần tiên"). Cách gọi này không được giới nghiên cứu chấp nhận.



Kiến trúc











Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên - Nguyễn Hoàng.



Dưới thời chúa Quốc -Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Chúa Quốc còn đích thân viết bài văn, khắc vào bia lớn (cao 2m60,rộng 1m2) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây, việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm - người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.



Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.



Năm 1844, nhân dịp mừng lễ "bát thọ" của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua.



Tháp Phước Duyên



Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).



Trận bão năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích). Năm 1907, vua Thành Thái cho xây dựng lại, nhưng chùa không còn được to lớn như trước nữa. Hai bên tháp có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu.



Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ Thiên Mụ chung thanh do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa.



Thiên Mụ Chung Thanh



Cao cương cổ sát trấn điền xuyên

Nguyệt tướng thường viên tự tại thiên

Bách bát hồng thanh tiêu bách kết

Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên

Tăng hoằng ngọ nhật u minh cảm

Liêu lượng dần tiêu đạo vị huyền

Phật tích Thánh công thùy hải vũ

Thiện nhân tăng quả phổ cai diên.



Dịch thơ: Tiếng Chuông Thiên Mụ



Trên bến gò xưa chùa lập ra

Bên trời tự tại mãi Gương Nga

Tiếng ngân trăm tám tan trăm oán

Thế giới ba ngàn giải nợ ba

Chuông động giữa trưa miền tối

Kinh gieo canh sớm đạo tăng gia

Truyền công Phật Thánh tràn non nước

Nhân quả ươm lành khắp chốn xa



Qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quí giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật... hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ.



Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.



Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời."
( Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Thi%C3%AAn_M%E1%BB%A5 )





Chùa Thiên Mụ (Internet)





























Đi tìm hạnh phúc

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/6664681





Khai trương 5 Blog mới kể lại những ngày hưu trí đi du lịch khắp nơi, đi, thấy, hiểu, và vui hưởng cuộc đời. Mời các bạn viếng thăm:



Việt Nam, Quê hương mến yêu



Những ngày về thăm lại quê hương



http://lthdan03.wordpress.com/





Nước Mỹ nơi tôi đang sống



Những ngày sống tại Mỹ



http://lthdan04.wordpress.com/





Những ngày hưu trí



Đi tìm hạnh phúc



http://lthdan02.wordpress.com/





Du Lịch thế giới



Thế giới dưới mắt một người Mỹ gốc Việt



http://lthdan05.wordpress.com/





Đi giang hồ với người tình trăm năm



Đi tìm hạnh phúc



http://lthdan.wordpress.com/





Mời đọc thêm:



Con đường di sản miền Trung (1): Ngủ Hành Sơn

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9294561



Con đường di sản miền Trung (2): Chùa Linh Ứng trên núi Thủy Sơn

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9340191



Con đường di sản miền Trung (3): Động Tàng Chơn

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9390161



Con đường di sản miền Trung (4): Phố cổ Hội An một chiều mưa

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9437701



Con đường di sản miền Trung (5): Chùa Cầu (Phố cổ Hội An)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9499391



Con đường di sản miền Trung (6): Trên sông Son

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9729291



Con đường di sản miền Trung (7): Đi cáp treo núi Bà Nà

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11612582



Con đường di sản miền Trung (8): Trên đỉnh Bà Nà - Núi Chúa

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11745502



Con đường di sản miền Trung (9): Một góc sông Hàn

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11780082



Con đường di sản miền Trung (10): Một buổi sáng trên bờ sông Hàn

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11819272



Con đường di sản miền Trung (11): Một đêm vui tại Danube Club

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11823442



Con đường di sản miền Trung (12): Bãi biển Mỹ Khê đẹp nhất thế giới?

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11847282



Con đường di sản miền Trung (13): Đi xích lô lang thang phố xá Đà Nẵng

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11912092



Con đường di sản miền Trung (14): Di tích lịch sử Hải Vân Quan

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12367912



Con đường di sản miền Trung (15): Một góc chợ Đông Ba

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12411822



Con đường di sản miền Trung (16): Hoàng Cung, Di sản Văn hoá Thế giới

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12483962



Con đường di sản miền Trung (17): Điện Thái Hoà, Ngai vàng của Vua Việt Nam

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12533672



Con đường di sản miền Trung (18): Hoàng hôn trên sông Hương

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13211252





Mời đọc thêm: Saigon



Saigon: Hành Lang Eden (Passage Eden)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12317582



Saigon: Nhà Hát Lớn (Quốc Hội cũ)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12297992



Saigon: Hồ Con Rùa

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12265282



Saigon: Làng bưởi Biên Hòa Năm Huệ

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12122762



Chùa Giác Lâm ở Chợ Lớn

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9121781



Chùa bà Thiên Hậu ở Chợ Lớn

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9161011



Chợ Bình Tây

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9200311



Chợ Lớn

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9250581



Saigon: Bán đồ lưu niệm cho du khách quốc tế

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11936072



Saigon: Đi chợ Saigon

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11952962



Saigon: Đi tìm bóng dáng nhà ga Saigon xưa

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11968442



Saigon: Thăm dinh Độc Lập xưa

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11971262



Saigon: Bảo tàng chứng tích chiến tranh

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9934501



Saigon: Thăm Nhà Thờ Đức Bà (Vương Cung Thánh Đường)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11989922



Saigon: Thăm Nhà Bưu Điện

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12004422



Một buổi tối bình thường ở Saigon

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4351846



Về Saigon ăn trái cây Việt Nam

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4346160



Saigon nhìn từ quán Cà phê Panorama

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4259638



Công viên Tao Đàn

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4256844



Cầu Mỹ Thuận

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4245277



Về thăm lại Đại Học Sư Phạm Saigon

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4243215



Thương xá Tax ở Saigon

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4240834



Thú chơi chim của dân Saigon

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4238060



Hủ tiếu Mỹ Tho

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4236734



Nghèo mà vui

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4233321



Phở Tàu Bay

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4231097



Về Saigon ăn đám cưới

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4087700



Tình người Việt Nam

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4054618



Một buổi sáng bình thường ở Saigon

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4045071



Thăm trường Trung Học Vỏ Trường Toản

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3220313



Về Saigon thăm lại trường Petrus Ký

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3193222



Tham quan nhà thờ Cha Tam ở Saigon

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3146835



Tham quan Việt Nam Quốc Tự

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3176694



Tham quan Chùa Xá Lợi

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3254226



Tham quan nhà thờ Huyện Sỹ

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3122793



Trường Chasseloup Laubat ở Saigon

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3101542



Saigon mùa Giáng Sinh

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9534831



Du lịch miền Tây (1): Trạm dừng chân Mekong (Mekong Rest Stop)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12581442



Du lịch miền Tây (2): Trái cây quê hương Võ Văn Kiệt

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12622212



Du lịch miền Tây (3): Chợ Vĩnh Long

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12665052



Du lịch miền Tây (4): Chợ nổi Cái Bè

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12750372



Du lịch miền Tây (5): Đi cruise trên sông Tiền

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12780952



Du lịch miền Tây (6): Thăm một làng nhỏ gần Vĩnh long

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12848592



Du lịch miền Tây (7): Đi du thuyền ngắm cảnh sông Cửu Long

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12896402



Du lịch miền Tây (8): Khu du lịch sinh thái An Bình (Vĩnh Long)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12929802



Du lịch miền Tây (9): Một đêm vui tại Cần Thơ

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12989722



Du lịch miền Tây (10): Cầu Cần Thơ

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13147902





Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13256042

Comments

Popular posts from this blog

London – Xứ sở diễm lệ

12 Top-Rated Tourist Attractions in Tokyo

Tú Làn: hang động đẹp tại Quảng Bình