Posts

Showing posts from September, 2011

Ảnh tếu "Bắc, trung, nam du ký" hồi 4

Image
P hượt là lang thang đây đó, có thể chinh chiến bằng ngựa sắt, cũng có thể đi trekking bằng đôi chân còm. Mệt mỏi vì những cung đường lầy lội hay lởm chởm đá - lạnh sống lưng, đẫm mồ hôi vật lộn với những dốc cao cheo leo bên bờ vực thẫm... < Đơn giản, chỉ là cái tên... Phê thật phê nhưng cái cảm giác "đã" khi chinh phục được một cung đường, một địa danh... chả bao giờ giống nhau cả, vậy mới sướng! < Một cái tên ngồ ngộ khác... Và dọc đường gió bụi, chắc chắn đôi khi bạn sẽ bắt chợt gặp một cái gì đó tức cười khiến nỗi nhọc nhằn của kẻ "tabalô" tan biến ngay trên bước đường lãng du trên khắp mọi nẻo đường đất nước. < Nhà que trên Sông Hậu Cần Thơ. Vậy là móc máy ra chộp một nhát, click một cái: ảnh vui trên đường xin cùng chia sẻ cho bao kẻ đang phải "nằm nhà" cùng vui! Mời các bạn cùng xem... < Ngầu chưa? Chút lỗi chính tả: đó là sự điệu nghệ. < Dầu gì cũng có bản chỉ đường. < Sờ bướm thì phải trả tiền, cấm được chuồn. < Cô Giáo Thảo.

Những đại thụ độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Image
C ây cổ thụ luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, văn hóa của người Việt Nam. Nhiều cây đã trở thành biểu tượng của một miền đất, một thời kỳ lịch sử... . Cây đa Tân Trào  < Cây đa Tân trào Khi còn xanh tốt. Cây đa Tân Trào là một trong những điểm tham quan của Khu di tích lịch sử Tân Trào, thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, cách Hà Nội khoảng 150km. Gốc đại thụ này là một biểu tượng của cách mạng tháng Tám, nơi vào chiều 16/8/1945 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1 và chỉ huy Giải phóng quân tiến về Hà Nội tham gia cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Cây đa Tân Trào trước đây gồm hai cây, người dân xung quanh thường quen gọi là cây "đa ông" và cây "đa bà", mọc cách nhau khoảng 10m. Tuy vậy, hơn 10 năm trước, cây "đa ông" bị bão thổi đổ, chỉ còn một nhánh nhỏ. Còn cây “đa bà” do tuổi cao cùng những biến động khắc nghiệt của thời tiết đã gần như chết khô, chỉ còn duy nhất một cành hướng Đông Bắc còn sống, các

Thác Cối Ngàn: Sơn thủy hữu tình

Image
D òng thác này xa xưa được gọi là Tà Văng Táo, dịch ra tiếng phổ thông là thác "Ao Tiên". Từ trước ngày người Pháp chiếm đóng Mường Khương (1884), đồng bào trong vùng đã làm một cái cối đá lớn nhờ sức thác nước xay thóc thay cho sức người, mỗi lượt khoảng một tiếng đồng hồ, Cối Ngàn xay được một tạ thóc thành gạo. Khu thác nước trở nên đông vui tấp nập và cũng từ đó thác Tà Văng Táo được gọi bằng tên mới Cốc Nên - Suối Ngàn (thác xay thóc). Dòng thác Cối Ngàn nhỏ, chiều ngang chỉ 2 mét, cao chưa đầy 12 mét nhưng có sự hấp dẫn. Con đường từ thôn Mã Tuyển ra cửa khẩu Sín Tẻn của Mường Khương để sang nước bạn Trung Hoa thật nên thơ. Ngay từ đoạn dốc đèo đầu tiên dưới chân núi Cô Tiên huyền thoại có 2 dòng nước mát tuôn chảy xuống cánh đồng Mã Tuyển - Sảng Chải và đổ về phố huyện Mường Khương. Dòng suối nhỏ ở phía Tây tuôn xuống đường lớn qua cây cầu bê tông được những người thợ đắp một ngôi sao vàng năm cánh đỏ chói trên thành cầu và đồng bào gọi là cầu Sao Đỏ. Dòng suối lớn ở

Bốn ngọn thác hùng vĩ của Đắk Lắk

Image
N ếu thác Bảy nhánh trông như bàn tay khổng lồ, thì thác Krông Kmar lại mềm mại như mái tóc dài của người thiếu nữ tung bay giữa cao nguyên xanh thẳm . Thác Đray K'nao < Thác Đray K'nao thuộc xã Krông Jin, huyện M'Drăk, tỉnh Đắk Lắk. Thác Đray K'nao là một thác nước đẹp ở xã Krông Jin, huyện M'Drăk, tỉnh Đắk Lắk. Thác được hình thành trên một dòng suối nhỏ nằm hoang sơ giữa rừng cây. Thác nằm cách thị trấn M'Drăk khoảng 7km về phía thành phố Buôn Ma Thuột. Không tuôn ào ạt từ trên cao như những ngọn thác khác của cao nguyên này, dòng nước của thác Đray K'nao vặn mình uốn lượn qua những tảng đá to chắn ngang, những chùm rễ si siết chặt vào nhau như muốn tìm đến nơi nào đó mênh mông hơn, tạo nên những âm thanh hùng hồn như những khúc sử thi của vùng đất này. Những bóng cây cổ thụ, những tảng đá san sát, rộng rãi thoải mái cho du khách ngả lưng, nghe chênh vênh đất trời, nghe chim hót, nghe nước mát rượi dưới chân. Thác Krông Kmar < Thác Krông Kmar thuộc

Những kiểu cầu hôn độc đáo trên vùng núi cao Tây Bắc

Image
V iệt Nam có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với bản sắc văn hóa vùng cao ít nơi nào có được, vì thế luôn hấp dẫn khách du lịch xa gần. Mùa cưới, xin kể với bạn đọc vài nét về những kiểu cầu hôn có một không hai của thanh niên dân tộc ít người ở nơi này. Có con rồi mới… cưới vợ Người dân tộc Hà Nhì là một trong những dân tộc ít người ở nước ta. Nơi họ sinh sống là vùng đất biên giới Lai Châu và Lào Cai. Trai gái dân tộc này có phong tục trùm kín chăn khi hát giao duyên tình tự với nhau mỗi khi trong bản có lễ hội. Có lẽ do miền đất họ sống gần như quanh năm giá lạnh, có nhiều mùa đông tuyết phủ trắng núi rừng, nếu không có chăn ấm làm sao mà họ ngồi lâu tâm tình với nhau được? < Lễ Hội Cô Gái Hà Nhì: các cô đầu đội chiếc mũ màu trắng, mặc quần soóc ngắn, lưng thắt trang súc bạc, dùng tiếng hát, điệu múa tìm bạn tình trong núi rừng. Nhưng có một lý do nữa, đó là phong tục người Hà Nhì không cho người khác nhìn thấy con trai giao duyên với con gái. Trùm chung chăn kín nhưng họ vẫn gi

Sông Hồng - thắng cảnh đẹp nhất thế giới

Image
S ông Hồng mới đây được đưa vào danh sách 18 thắng cảnh đẹp nhất thế giới do tạp chí Rianovosti của Nga bình chọn. Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km. Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà  hay sông Cái (người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï). Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung (huyện Bát Sát), chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam qua phía đông thủ đô Hà Nội trước khi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định). Ở Lào Cai sông Hồng cao hơn mực nước biển 73 m. Đến Yên Bái cách Lào Cai 145km thì sông chỉ còn ở cao độ 55m. Giữa hai tỉnh đó là 26 ghềnh thác, nước chảy xiết. Đến Việt Trì thì triền dốc sông không còn mấy nên lưu lượng chậm hẳn lại. Đồng bằng sông Hồng nằm ở hạ lưu con sông này. Các phụ lưu chính của sôn