Thành Nà Lữ - Đền Vua Lê
Thành Nà Lữ được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ X, do Cao Biền thời vua Đường Hy Tông cho xây dựng cùng với thành Đại La, thành Phục Hòa và thành Lạng Sơn sau khi chiếm được An Nam và được vua Đường phong làm Tiết độ Sứ. Sau này thành Nà Lữ trở thành cung điện của các vua, chúa địa phương như: Nùng Tồn Phúc, Bế Khắc Thiệu, Mạc Kính Cung...
Thành xây ở làng Nà Lữ (còn có tên gọi là Nà Lẩu) thuộc xã Hoàng Tung, huyện Hòa An. Sau này được các triều đại tiếp tục trùng tu, tôn tạo, nhất là vào thời kỳ nhà Mạc cát cứ ở Cao Bằng.
Thành trước đây được làm bằng đất, đến thời Mạc chạy lên thì được sửa chữa, tu bổ thêm bằng đá. Thành được xây theo hình tứ trụ, tổng diện tích 21.060m2. Vật liệu là gạch vồ, chân thành được kê bởi các tảng đá to và phẳng, cổng thành làm bằng loại gỗ nghiến to, dày, rất kiên cố.
Thành có bốn cửa: cửa Đông thông ra sông Mãng, cửa Tây thông ra cánh đồng Nà Thính, cửa Nam thông ra cánh đồng Nà Lữ, phía bắc giáp với Khau Phước thông ra hệ thống chiến lũy núi Khắc Thiệu.
Sau khi quân Lê - Trịnh đuổi quân Mạc chạy sang Trung Quốc, Cao Bằng trở thành một trấn của nhà Lê, trấn thủ thành Nà Lữ là Lê văn Hải đã sửa chữa thành và xây đền vua Lê Thái Tổ tại đây.
Bên trong thành đắp 4 gò đất nổi lên được đặt tên là: Gò Long, Gò Ly, Gò Quy, Gò Phượng. Gò Long được đặt làm gò chính, dân địa phương gọi là Gò Rồng, cung điện xây đặt ở gò này. Còn các gò khác là nơi các đại thần, quân cơ đóng.
< Những viên đạn đá tròn được dùng làm vũ khí thời Mạc.
Ở giữa thành có ao sen, các thửa ruộng hình bàn cờ. Nhìn quang cảnh vùng Nà Lữ từ ngọn núi Bế Khắc Thiệu xuống trông như một họa đồ rất đẹp có thế của hình chữ vương vững chãi. Xưa Trạng Trình đã đến xem xét thế đất này.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử nên cơ bản thành đã bị phá huỷ không còn xác định được mặt cắt của thành cũ, bốn cổng đã bị lấp đất toàn bộ chỉ còn lại một đoạn thành đất ở phía Đông. Và trên nền thành cổ còn sót lại cái góc cuối cùng của ngôi đền thờ vua Lê cùng vết tích nền thành, lò vôi, vườn đạn đá, gạch vồ, nền cung điện xưa.
< Gốm thời Mạc.
Hiện nay thành Nà Lữ và đền vua Lê được xem là một di tích có giá trị và là nơi thường diễn ra lễ hội, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của nhân dân Cao Bằng. Lễ hội được tổ chức vào ngày 6 tháng giêng âm lịch hàng năm thu hút rất nhiều người dân địa phương và các vùng lân cận.
Theo cuốn sử “Cao Bằng thực lục”, tác giả Bế Hữu Cung, dân tộc Tày, quê làng Bắc Khê, châu Thạch Lâm, làm quan triều Lê giữ chức Ngự sử Đốc trấn Cao Bằng. Sách viết năm 1810, trang 32 có viết: Thành Nà Lữ và thành Phục Hoà mở đầu từ đời Đường Y Tông năm Giáp Thân, niên hiệu Hàm Thông thứ năm. Nhà Đường giao cho Kiêu Vệ tướng quân Cao Biền làm đô hộ An Nam, kiêm chức Tổng quản kinh lược chiêu thảo sứ. Năm Bính Tuất niên hiệu Hàm Thông thứ bảy, nhà Đường ban cho Cao Biền chức Tỉnh Hải quân tiết trấn, kiêm Thư đạo hành doanh chiêu thảo sứ. Tháng 11 cho xây thành Đại La (Hà Nội), lại lệnh cho xây hai thành Nà Lữ và thành Phục Hoà. Dựa vào hiện vật biết nói để bổ sung cho tài liệu trên có ghi chép của các bậc phụ lão, lại điều tra núi đất gần thành Phục Hoà có nhiều mộ cổ, có gạch xây, có đá khắc ghi bia mộ tên, địa chỉ, quê quán, có ghi hiệu Hàm Thông đặt trên mộ. Mộ cổ ấy là những người phu dịch xây thành chết ở đây, nên khẳng định hai thành này xây từ đời Đường.
.
Sách “Cao Bằng sự tích” viết năm 1890, tác giả Nguyễn Đức Nhã, làm quan thời Pháp ở Cao Bằng. Trang 25 có ghi: Trong hạt có hai thành (trừ thành Lạng Sơn) một là thành Phục Hoà ở địa phận xã Phục Hoà, xây dựng khoảng năm Hàm Thông đời Đường Y Tông, lúc Cao Biền làm An phủ sứ đô hộ, đến triều Lê giữ thành để phòng ngự, vì thế gọi là thành nhà Lê.
.
Sách “Cao Bằng ký lược” tác giả ghi hiệu là Phạm An Phú, làm bố chánh tỉnh Cao Bằng viết năm 1845 ghi chép sơ lược địa lý Cao Bằng có đoạn viết: Thời sơ khai xứ Cao Bằng chưa khảo sát được, chỉ có hai thành cũ đã đổ nát thành hoang phế, một là thành Nà Lữ, châu Thạch Lâm, một ở Phục Hoà cũng ở châu Thạch Lâm. Niên đại chưa ghi chép được, chỉ nghe người bản xứ truyền miệng rằng: Trong đống đổ nát hoang phế ấy có viên gạch ghi niên hiệu Hàm Thông, đó là đô hộ sứ Cao Biền dựng nên.
- Theo NTO, Caobang blog, Tuoitre
Thành xây ở làng Nà Lữ (còn có tên gọi là Nà Lẩu) thuộc xã Hoàng Tung, huyện Hòa An. Sau này được các triều đại tiếp tục trùng tu, tôn tạo, nhất là vào thời kỳ nhà Mạc cát cứ ở Cao Bằng.
Thành trước đây được làm bằng đất, đến thời Mạc chạy lên thì được sửa chữa, tu bổ thêm bằng đá. Thành được xây theo hình tứ trụ, tổng diện tích 21.060m2. Vật liệu là gạch vồ, chân thành được kê bởi các tảng đá to và phẳng, cổng thành làm bằng loại gỗ nghiến to, dày, rất kiên cố.
Thành có bốn cửa: cửa Đông thông ra sông Mãng, cửa Tây thông ra cánh đồng Nà Thính, cửa Nam thông ra cánh đồng Nà Lữ, phía bắc giáp với Khau Phước thông ra hệ thống chiến lũy núi Khắc Thiệu.
Sau khi quân Lê - Trịnh đuổi quân Mạc chạy sang Trung Quốc, Cao Bằng trở thành một trấn của nhà Lê, trấn thủ thành Nà Lữ là Lê văn Hải đã sửa chữa thành và xây đền vua Lê Thái Tổ tại đây.
Bên trong thành đắp 4 gò đất nổi lên được đặt tên là: Gò Long, Gò Ly, Gò Quy, Gò Phượng. Gò Long được đặt làm gò chính, dân địa phương gọi là Gò Rồng, cung điện xây đặt ở gò này. Còn các gò khác là nơi các đại thần, quân cơ đóng.
< Những viên đạn đá tròn được dùng làm vũ khí thời Mạc.
Ở giữa thành có ao sen, các thửa ruộng hình bàn cờ. Nhìn quang cảnh vùng Nà Lữ từ ngọn núi Bế Khắc Thiệu xuống trông như một họa đồ rất đẹp có thế của hình chữ vương vững chãi. Xưa Trạng Trình đã đến xem xét thế đất này.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử nên cơ bản thành đã bị phá huỷ không còn xác định được mặt cắt của thành cũ, bốn cổng đã bị lấp đất toàn bộ chỉ còn lại một đoạn thành đất ở phía Đông. Và trên nền thành cổ còn sót lại cái góc cuối cùng của ngôi đền thờ vua Lê cùng vết tích nền thành, lò vôi, vườn đạn đá, gạch vồ, nền cung điện xưa.
< Gốm thời Mạc.
Hiện nay thành Nà Lữ và đền vua Lê được xem là một di tích có giá trị và là nơi thường diễn ra lễ hội, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của nhân dân Cao Bằng. Lễ hội được tổ chức vào ngày 6 tháng giêng âm lịch hàng năm thu hút rất nhiều người dân địa phương và các vùng lân cận.
Theo cuốn sử “Cao Bằng thực lục”, tác giả Bế Hữu Cung, dân tộc Tày, quê làng Bắc Khê, châu Thạch Lâm, làm quan triều Lê giữ chức Ngự sử Đốc trấn Cao Bằng. Sách viết năm 1810, trang 32 có viết: Thành Nà Lữ và thành Phục Hoà mở đầu từ đời Đường Y Tông năm Giáp Thân, niên hiệu Hàm Thông thứ năm. Nhà Đường giao cho Kiêu Vệ tướng quân Cao Biền làm đô hộ An Nam, kiêm chức Tổng quản kinh lược chiêu thảo sứ. Năm Bính Tuất niên hiệu Hàm Thông thứ bảy, nhà Đường ban cho Cao Biền chức Tỉnh Hải quân tiết trấn, kiêm Thư đạo hành doanh chiêu thảo sứ. Tháng 11 cho xây thành Đại La (Hà Nội), lại lệnh cho xây hai thành Nà Lữ và thành Phục Hoà. Dựa vào hiện vật biết nói để bổ sung cho tài liệu trên có ghi chép của các bậc phụ lão, lại điều tra núi đất gần thành Phục Hoà có nhiều mộ cổ, có gạch xây, có đá khắc ghi bia mộ tên, địa chỉ, quê quán, có ghi hiệu Hàm Thông đặt trên mộ. Mộ cổ ấy là những người phu dịch xây thành chết ở đây, nên khẳng định hai thành này xây từ đời Đường.
.
Sách “Cao Bằng sự tích” viết năm 1890, tác giả Nguyễn Đức Nhã, làm quan thời Pháp ở Cao Bằng. Trang 25 có ghi: Trong hạt có hai thành (trừ thành Lạng Sơn) một là thành Phục Hoà ở địa phận xã Phục Hoà, xây dựng khoảng năm Hàm Thông đời Đường Y Tông, lúc Cao Biền làm An phủ sứ đô hộ, đến triều Lê giữ thành để phòng ngự, vì thế gọi là thành nhà Lê.
.
Sách “Cao Bằng ký lược” tác giả ghi hiệu là Phạm An Phú, làm bố chánh tỉnh Cao Bằng viết năm 1845 ghi chép sơ lược địa lý Cao Bằng có đoạn viết: Thời sơ khai xứ Cao Bằng chưa khảo sát được, chỉ có hai thành cũ đã đổ nát thành hoang phế, một là thành Nà Lữ, châu Thạch Lâm, một ở Phục Hoà cũng ở châu Thạch Lâm. Niên đại chưa ghi chép được, chỉ nghe người bản xứ truyền miệng rằng: Trong đống đổ nát hoang phế ấy có viên gạch ghi niên hiệu Hàm Thông, đó là đô hộ sứ Cao Biền dựng nên.
- Theo NTO, Caobang blog, Tuoitre
Comments
Post a Comment