Đi tìm những dòng thác xưa đã khuất
Quá trình hình thành của trái đất được hoàn thiện mất 10-20 triệu năm, kể từ sau vụ nổ vũ trụ Big Bang xảy ra cách đây 13,7 tỉ năm. Từ những niên đại địa chất được mở ra là lúc những con sông, dòng thác diễm lệ xuất hiện, rồi định dạng, hiện hữu từ trong trật tự biến thiên của tự nhiên. Vì vậy, những dòng thác thiên nhiên là quà tặng vô giá của tự nhiên dành cho con người, phúc lợi trời đất. Chỗ nào trên trái đất này đều vậy, mà ngay tại Nam Tây Nguyên này cũng chẳng khác. Thế rồi, có một ngày con người bỗng nhớ nó... *Khám phá dòng thác chết
Dòng thác, dòng cảm xúc...
< Một du khách người Đức vớt vát chút “dung nhan” còn lại của thác Liên Khàng.
Đưa tay chỉ xuống phía xa ngay sau nhà, cụ bà Thân Thị Huệ 92 tuổi ở Khu I, phường Lộc Phát, Tp. Bảo Lộc tâm tình rằng 27 năm trước hàng ngày nghe tiếng ầm ầm của thác đổ, bà cảm giác về sự thanh khiết của tự nhiên, hoang sơ và êm ái. Bà rằng, nỗi tiếc nhớ về dòng thác Da M’rông nằm ngay giữa đô thị Bảo Lộc rất da diết, vì "nếu thác ở xa, tận rừng sâu thì không phải nhớ đến vậy.
Cả thời trẻ của tôi ngắm nhìn, gắn bó, và yêu nó như da thịt, một dòng thác mang nguồn nước từ vùng Tân Rai chảy về". Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Bình của Bảo Lộc kể ngày đó, lúc thác Da M’rông còn anh thường trực ở đấy để chụp hình dịch vụ kiếm sông, lưu giữ ảnh ký niệm cho mọi người.
Thác Liên Khương trước khi có thủy điện:
Không người Bảo Lộc nào không lấy dòng Da Mrông làm chốn tham quan, giải trí, đi picnic, cắm trại, tìm tới nó, đến độ Chính quyền còn đưa Hội Xuân (Tết về), tổ chức Hội chợ thương mại... ngay cạnh thác cho độc đáo, thú vị. Những người dân say sưa kể về cảnh quan của xứ sở, trong đó có niềm tự hào rằng dòng thác xứ sở đi vào điện ảnh, làm bối cảnh chính như cho bộ phim nổi tiếng "Xác chết trên cao nguyên"...
Và thác Liên Khương bây giờ:
Và năm 1985, người ta "khai tử" nó bằng việc ngăn một con đập ngay mép đỉnh thác. Con đập để dẫn nguồn nước tự nhiên quay đầu, rẽ sang trái, tích nước chảy vào Nhà máy thủy điện Lộc Phát cách thác vài trăm mét để phát điện. Cái Nhà máy thủy điện Lộc Phát công suất dù chỉ 0,6Mw (tức chưa đầy 1Mw) này lập tức làm "biệt xứ" cả một miền cảm xúc, chốn vui thú duy nhất giữa lòng đô thị của người dân xứ B’lao.
Hôm nay (năm 2010), tôi tìm về con thác này, người trực Nhà máy thủy điện Lộc Phát bảo có những tháng mỗi ngày Nhà máy chỉ chạy được vài giờ đồng hồ là nghỉ, vì hết nước; nhưng cái đập ngăn vẫn lạnh lùng bóp chết "đời thác". Chính anh cũng bảo sản lượng điện chỉ hơn 1 triệu Kwh mỗi năm mà Nhà máy Thủy điện nhỏ này tạo ra hiệu quả không thể lớn bằng cảm xúc, ý nghĩa cho cả cộng đồng - "Giá mà dành nó để làm thắng cảnh văn hóa, du lịch, xã hội thì hiệu quả kinh tế sẽ cao gấp ngàn vạn lần".
< Hãy so sánh ảnh đầu bài chụp thác Pongour và ảnh bây giờ...
Rảo ngược về phía thượng nguồn. Thả bộ xuống đáy sâu của dòng thác được mệnh danh là " Nam Phương đệ Nhất thác", Thác Pongour, ở địa bàn xã Tân Thành, huyện Đức Trọng, một cảnh hoang tàn (chứ không phải hoang vu) bày ra. Con thác huyền thoại với huyền thoại về một Tình yêu đẹp của đôi trai gái K’ho, và là nơi nổi tiếng với "Lễ hội Pongour rằm tháng giêng" không còn dập dìu lữ khách tham quan nữa. Ghế đá lăn lóc, lối đi xói lở, căn nhà điều hành thẳng cảnh này (Cty du lịch Đất Nam quản lý) cũng im ỉm đóng cửa...
Nhìn lên dòng thác hùng vĩ chỉ trơ ra vách đá đen ngòm, không thấy dòng nước tung trắng xóa như ngày xưa. Tôi băng qua những vách núi, bãi đá trơ ra không còn nước phủ, dù tấm bảng phong danh, xếp hạng thắng cảnh Quốc gia (vào năm 2000) của Thác này vẫn sừng sững khắc dính bằng đá quí nơi đầu lối vào thác. Những người dọn vệ sinh cho thác bảo nơi đây trước kia các đoàn làm phim từ Sài Gòn, Hà Nội... thường vào đây lấy khung cảnh để đóng phim, nhiều vô kể, mà gần nhất có thể nhớ là phim "Sương gió biên thùy"...
< Pongour chỉ còn trong tác phẩm...
Dòng thác kiêu hùng đã "chết" kể từ tháng 5/2007, khi Nhà máy Thủy điện Đại Ninh cách đấy chừng ba cây số theo đường chim bay ngăn đập, chặn dòng sông Đa Nhim (có đoạn dân gọi là sông Đồng Nai, hay Đạ Đờn, Đâ Dâng...). Đơn vị quản lý thác, Giám đốc Cty du lịch Đất Nam Vũ Văn Xê, đến từ Tp.HCM, bảo từ đó ông sống lây lất trong số phận của dòng thác huyền thoại, vì "hết nước du khách đến để làm gì!". Ông Xê bảo rằng, khi nào trời có mưa thì thác có chút nước, cứ thế "chết đi sống lại" liên tục, bởi mùa khô thì hồ Thủy điện Đại Ninh không chịu xả nước, trữ nước để phát điện,họ chỉ xả khi thừa có lũ về để giữ an toàn cho đập.
Không riêng ông Xê, vài nhân viên lèo tèo còn lại để giữ cái xác của thác tâm tư rằng ở bên thác mà nhiều khi cũng nhớ Thác Pongour. TS. Đặng Văn Bài - Cục trưởng Cục di sản (Bộ VH-TT-DL) khi hay tin Thác Pongour "chết" đã bay vào. Sau khi nhìn nó, trầm ngâm, rồi ông quyết định: "Không rút lại bằng xếp hạng danh thắng quốc gia. Cứ để đấy tính tiếp, vì ngày xưa nó quá đẹp!".
< Thác Sao va (Xao va) ngày xưa:
Những ngày mưa lũ vừa qua, dong xe máy về hướng Phú Hội, cũng huyện Đức Trọng. Đứng nơi thác Gougah, dòng thác xưa nối với lòng hồ Thủy điện Đại Ninh bằng hình cảnh một biển nước liền mặt, mênh mông. Đúng như ai đó bảo bây giờ ở khu vực thác Gougah (cũng là thắng cảnh xếp hạng Quốc gia từ mười năm trước) chỉ có thể tổ chức hội đua thuyền, mà cư dân quanh vùng lại không có truyền thống này.
Rảo bước vào ngọn đồi bên trên thác, là khu thắng cảnh liền sát để trông nam thác, tất cả đều lạnh tanh, không một bóng người. Chủ quản dòng thác, bà Phạm Thị Kim Loan - Giám đốc Cty TNHH Du lịch Tài Nhân: "Tôi chết đứng như thế, từ cái ngày dòng thác biến mất".
Thế đấy, Thủy điện Đại Ninh ra đời, biến một thác nước thành " hồ", và một thác thành bãi đá cổ trơ trọi, hoang mạc.
< Và thác Sao va bây giờ.
Ngược lên hướng Finom, dừng lại bên thác Liêng Khàng (cũng thắng cảnh xếp hạng Quốc gia), Thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng. Đứng nhìn xuống thấy mùa hoa dã quỳ vàng đang nhuộm vàng dòng thác, và con thác chợt sống lại thật dễ thương trong khoảnh khắc nhờ Thủy điện Đa Nhim xả lũ để bảo vệ đập hồ tích nước Đơn Dương. Một tuần sau quay xuống, thác Liêng Khàng cùng lòng sông Đa Nhim bên trên ngút dài là một bãi đá đen xen trong "rừng" cây bụi mai dương.
Đến lượt thác nào nữa?
Khi hỏi ngành Văn hóa Lâm Đồng rằng khi người ta làm Thủy điện có tham vấn các anh về các danh lam thắng cảnh trên các sông, suối? Giám đốc sở VH-TT-DL Lâm Đồng Đỗ Văn Thể: "Thủy điện Quốc gia, nên mọi thứ từ trên xuống. Chúng tôi chỉ biết khi thấy thắng cảnh biến mất, không còn xứng đáng là danh thắng văn hóa Quốc gia nữa, thì ngậm ngùi làm văn bản kiến nghị tỉnh đề nghị lên Trung ương xin rút tên "Di tích Lịch sử - Văn hóa" cho các thác này thôi!".
Cty Du lịch Đất Nam bảo đã đổ 15 tỉ đồng vào Khu du lịch thác Pon Gour, kể từ năm 1998 đến năm 2007. Cùng đó các hạng mục trồng rừng, xây dựng khu dã ngoại, hệ thống Bungalow... để dừng lại, kể từ lúc thác "chết". Bên thác Gougah, Cty TNHH Tài Nhân cũng cho biết đã đổ vào 10 tỉ đồng đầu tư cho khu thắng cảnh này, kể từ năm 2003.
< Thác Gougah hồi chưa có thủy điện.
Nhà máy thủy điện Đại Ninh, thuộc EVN - Tập đoàn Điện lực VN - có đền bù gì không? Cả Cty Đất Nam và Tài Nhân đều ngậm ngùi: "... Không đền bù lấy một đồng! Mọi việc họ cứ như "án tử hình" cho hai thác nước, như là điều tất yếu mà chúng tôi phải chấp nhận vậy. Họ cứ tỉnh rụi giáng xuống, còn chúng tôi không biết kêu ai cả.!". Bà Kim Loan tâm tư là hiện mỗi tháng bà phải xoay xở 11 triệu đồng bằng việc khác ở Tp.HCM để chi trả công người giữ những cây xanh đã trồng thành rừng bên trên thác Gougah... Bà bảo mấy năm trước cùng du khách, bà ra ngắm thác đổ, nghe thiên nhiên reo, còn nay là ra ngắm... hồ.
< Thác Gougah... sắp ngập...
Xuôi về Di Linh, ghé qua dải núi rừng giáp các xã Tân Nghĩa-Đinh Lạc-Tân Châu, ngập tràn cà phê, còn dăm ba chỏm rừng lá rộng sót lại có dòng thác Khói nằm trên sông Đồng Nai. Chủ tịch xã Tân Thành Lê Ngọc Chánh báo tin năm tới thác này sẽ "chết", chìm dưới lòng hồ Thủy điện Đồng Nai II của Cty Trung Nam đầu tư; hiện việc giải tỏa đã xong.
Còn lúc la cà thị trấn Di Linh, nơi có dòng thác Bobla nằm ở xã Liên Đầm, người quản lý thác tên Châu Trung Linh cho biết Công ty Dalat Toserco của ông đang lập dự án xây dựng một thủy điện 7Mw cách đầu thác chừng 3 cây số, trên dòng suối chính Da Riam.
< Và Gougah cũng biến mất dưới lòng hồ.
Lên tiếp Thị trấn Nam Ban, nơi có thác Voi nằm ngay trong lòng thị trấn, Chủ tịch Thị trấn Thái Văn Mai khẳng định đang có một dự án Thủy điện công suất 4Mw sẽ xây dựng nay mai cách thác chừng 500m... Như những gì đang diễn ra khắp nơi, như kiểu thủy điện đang bày binh bố trận khắp nơi, đố ai biết nay mai các dòng thác này tồn tại ra sao.
Động vọng từ dòng thác chết...
Sau cuộc hành hương về Thác nước khắp xứ Nam Tây Nguyên, về ngồi lật lại tài liệu thì nhận ra tỉnh Lâm Đồng 20 năm qua trong Nghị quyết luôn nêu rõ du lịch là Ngành kinh tế mũi nhọn, động lực. Ông Nguyễn Vũ Hoàng_một đạo diễn lễ hội ở tỉnh Lâm Đồng từng đề nghị tỉnh nên hình thành một "Lễ hội thác nước" cho độc đáo.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trương Văn Thu đắc ý khen ngợi ý tưởng tuyệt vời của chàng đạo diễn này. Nhưng nay tôi đi hỏi các Ngành rằng địa phương có qui hoạch cho Thác nước chưa? Thì lộ ra không đâu trả lời được, ngoại trừ sở Công Thương có đưa ra bản Qui hoạch thủy điện vừa và nhỏ (do UBND tỉnh ban duyệt vào cuối năm 2008, sau khi hàng chục thủy điện đã ra đời!).
< Một trong rất nhiều sát thủ thác, rừng...
Đi hỏi giám đốc sở Văn hóa - Thể Thao - Du lịch Lâm Đồng Đỗ Văn Thể, số lượng thủy điện trên địa bàn hơn 70 cái thế có ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch, chiến lược du lịch ở xứ du lịch? Ông Thể cẩn thận: "Có vẻ... hơi nhiều!". Hỏi, khi cho ra đời một dự án Thủy điện có tham vấn hay mời Ngành Văn hóa - Du lịch phản biện? Ông Thể lại dè dặt: "Rất...ít". Hỏi, mất thác, ông có xót? Ông Thể: "...Làm sao không xót được!". Ông Thể tiếp: "Phải làm thủy điện thì mới có năng lượng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nhưng giá mà mọi thứ phát triển đều đặt lên bàn cân cẩn thận, vừa phải; tiến triển hài hòa!".
< Thác Da M'rông khi “còn sống”.
Đi hỏi ông Nguyễn Vinh Phúc, Tổng thư ký Hiệp hội du lịch Lâm Đồng nghĩ sao về thác nước và Thủy điện? Ông Phúc: "Thác nước là tài nguyên du lịch, văn hóa, thứ tài sản thiên nhiên không thể sinh ra thêm, mất là vĩnh viễn. Lâm Đồng được xem xứ du lịch, du lịch thác và hồ, rừng thông, là đặc thù, mất nó là... hết mạnh". Ông Phúc dẫn ra rằng nội hồ Xuân Hương nạo vét, xây cầu trong năm qua đã cho thấy nền du lịch Lâm Đồng năm nay “thê thảm", mất hấp dẫn, niềm tin đến cỡ nào trong lòng du khách.
Rồi lại đi hỏi ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó khoa Khoa học Môi Trường của Trường ĐH.Yersin đóng trên địa bàn Đà Lạt. Ông Hùng nói: "Khi thiên nhiên bị cưỡng bức quá lớn, sông suối bị chặn lại liên tục thì cuộc đời dòng sông không còn là sông, cuộc đời con suối không còn là suối!". Ông thêm: "Khi thiên nhiên bị "nghẽn", trật tự kiến tạo ngàn vạn năm của tạo hóa..., không biết tai họa gì rồi sẽ diễn ra trong tương lai!".
Sơ đồ thuỷ điện trên hệ thống sông Đồng Nai, sông La Ngà và sông Bé chằn chịt. Các sông khác ở Tây nguyên cũng không thoát cảnh ngộ này:
Còn đây là ý kiến của ông Huỳnh Lê Trung, chuyên viên thuộc Tập đoàn Điện lực VN - người chuyên quy hoạch thủy điện suốt 31 năm qua. Ông Trung bảo: "Ngay ở nước kém phát triển hơn VN là Lào, khi xây dựng bất cứ Nhà máy thủy điện nào bao giờ họ cũng đặt Nhà máy phát điện ở hai đầu: một đổ nước xuống đường ống cho Nhà máy chính, và một nhà máy phụ nhỏ hơn để phát ở đầu ngược lại với đường ống phụ. Vì sao như thế? Vì vậy nó sẽ không tạo ra đứt khúc các dòng sông, dòng sông vẫn sống, thác vẫn sống!".
Vị chuyên gia thủy điện nổi tiếng này tâm tư: "Rất lạ ở VN! Không thấy ai, chỗ nào đòi hỏi Nhà đầu tư nguyên tắc này cả - Họ không hiểu biết để mà đòi hỏi, hay xem nhẹ, không chú trọng và thật lòng trong bảo vệ sinh thái, môi trường sông ngòi, văn hóa thiên nhiên? Trong khi với nhà đầu tư vào thủy điện dĩ nhiên lợi ích là mục tiêu "số 1"; và cứ thế người ta lách cơ chế cùng sự buông dễ cốt cho suất đầu vào tư vào một dự án thủy điện tốn kém ít hơn...".
< Thác Liên Khàng (nay).
Vậy có nghĩa là "tư duy xây dựng thủy điện kiểu VN" sẽ còn thách thức các dòng Thác trác tuyệt của thiên nhiên ban cho mọi người, nhất là ở dải đất Nam Tây Nguyên này.
Và nếu tìm các thông tin về những thác đã chết vì thuỷ điện thì sẽ thấy vô số, ví dụ như:
Thác Liên Khương, Gougah và Pongour từng là ba thác nước hùng vĩ và đẹp nhất trên sông Đa Nhim. Thác Liên Khương (hay Liên Khang) có tên cũ là Liên Khàng theo tiếng K'Ho, tọa lạc tại ngã ba Liên Khương, cách Đà Lạt chừng 27km, cách sân bay Liên Khương khoảng 1km. Trước đây là một thác nước hùng vĩ, rộng gần 200m, cao 50m, nay thác Liên Khương đã cạn nước, không còn mở cửa phục vụ khách tham quan.
< Thác Liên Khàng (xưa).
Thác Pongour cách Đà Lạt 50km, còn gọi là thác Bảy Tầng bởi từ trên xuống dưới có bảy tầng đá. Thác cao gần 40m, rộng trên 100m, bao quanh là khu rừng nguyên sinh rộng khoảng 2,5ha. Pongour là thác nước duy nhất ở VN có ngày hội hằng năm vào rằm tháng giêng (Nguyên tiêu). Khi đập thủy điện Đại Ninh tích nước để sản xuất điện thì vào mùa khô thác Pongour trở thành thác "chết", lượng du khách ngày càng giảm.
Thác Gougah còn có tên gọi là thác Ổ Gà, nằm sát quốc lộ 20, cách Đà Lạt chừng 37km. Thác được tạo thành bởi dòng Đa Nhim chảy qua thị trấn Liên Nghĩa, đến địa phận xã Phú Hội gặp đứt gãy và đổ xuống độ sâu 30m. Hiện nay thác đã biến mất dưới đập nước của Nhà máy thủy điện Đại Ninh.
Thác Bảo Đại còn có tên là thác Jraiblian - nghĩa là thác Đá Cao. Dòng nước từ ngọn suối trên cao chảy xuống rất mạnh, đổ qua một vách đá cao sừng sững trên 30m, mang theo màu đỏ của đất bazan nên thác có màu đỏ đục. Nhưng nước buông mình xuống cái hồ nhỏ bên dưới thì tung bọt trắng xóa. Thác này là 1 trong 2 dòng chính cung cấp nước cho thủy điện Tà Hine, thủy điện Đại Ninh, vì vậy thác có thể sẽ bị ngập trong hồ Đại Ninh mùa mưa.
< Thác Bảo Đại.
Thác Bản Giốc: Đập và nhà máy thủy điện Bản Rạ đang được xây dựng chắn ngang con sông Quây Sơn, con sông duy nhất đổ về thác Bản Giốc. Theo PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, trưởng ban phản biện xã hội, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN cho rằng, nếu đặt thủy điện ở vị trí đó, thác Bản Giốc có thể bị khô và phần thác của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn vì ở vị trí thấp hơn.
Hai ngọn thác gồm Drây Sáp, Drây Nur nằm trên dòng Sêrêpôk (Đắk Lắk) vốn được coi là biểu tượng của Tây nguyên, thu hút mỗi năm hàng ngàn lượt khách du lịch... Hiện nay mặc dù ngay giữa cao điểm của mùa mưa Tây nguyên nhưng đi dưới các dòng thác khách cứ ngỡ như đang giữa mùa đại hạn vì thác rất ít nước, chỉ chảy chảy róc rách do dòng Sêrêpôk khi đi qua khu vực này đã bị “san” hết nước chảy theo đường ống chạy tuốcbin ở hướng khác (Ở phía thượng nguồn, trên địa bàn xã Nam Ka (Lắk, Đắk Lắk) và xã Quảng Phú (Krông Nô) là đập thủy điện Buôn Tu Shar, kế tiếp là đập thủy điện có công suất lớn thứ hai ở Tây nguyên Buôn Kuốp, xuôi về hạ nguồn là đập thủy điện Drây H’Linh và phía dưới là thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4...)
< Thác Bảo Đại thoi thóp.
Còn rất nhiều những cánh rừng nguyên sinh, những thác đẹp khác sẽ chết hoặc bị ảnh hưởng ít nhiều do các thủy điện vừa và nhỏ liên tục mọc lên.
- "Phải làm thủy điện thì mới có năng lượng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nhưng giá mà mọi thứ phát triển đều đặt lên bàn cân cẩn thận, vừa phải; tiến triển hài hòa!" - Giám đốc sở VH-TT-DL Lâm Đồng Đỗ Văn Thể.
- "Thác nước là tài nguyên du lịch, văn hóa, thứ tài sản thiên nhiên không thể sinh ra thêm, mất là vĩnh viễn..." - Ông Nguyễn Vinh Phúc, Tổng thư ký Hiệp hội du lịch Lâm Đồng
Nên dừng thủy điện vừa và nhỏ
Trong phiên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội hôm 22-11-2010, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã thừa nhận thủy điện vừa và nhỏ ở miền Trung và Tây nguyên không hiệu quả.
90 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ hủy hoại cả ngàn hecta rừng, nhưng chỉ mang lại một nguồn điện nhỏ nhoi bằng 2/3 một nhà máy nhiệt điện! Có thể nói đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp của Chính phủ thừa nhận điều đó.
Theo số liệu của ông Vũ Huy Hoàng cung cấp, ở khu vực miền Trung và Tây nguyên có đến 230 dự án thủy điện vừa và nhỏ (công suất dưới 30MW). Trong đó đã có 38 dự án bị thu hồi, 90 dự án đã triển khai. Nghĩa là còn đến 102 dự án chưa bắt tay thực hiện. Và chúng ta thử hình dung: chỉ mới 90 dự án triển khai mà miền Trung nước ta mấy năm nay điêu đứng như thế nào vì lũ lụt, thì khi làm hết cả 102 dự án còn lại sẽ như thế nào?
Cũng theo số liệu của ông Vũ Huy Hoàng, tổng công suất của 90 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã được thực hiện chỉ đạt 500MW! Trong khi đó, chỉ một nhà máy nhiệt điện tại Cà Mau, tổng công suất đã đạt đến 750MW.
Vẫn biết nhiệt điện không phải là phương án tối ưu hiện nay về mặt môi trường, nhưng nếu đặt bên cạnh các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ thì có lẽ không khó lắm để thấy cái giá phải trả cho bên nào lớn hơn. Bởi theo tính toán của các nhà khoa học đưa ra tại cuộc tọa đàm về lũ lụt ở miền Trung và Tây nguyên diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái, “Để tạo ra 1MW điện phải lấy đi ít nhất 10ha rừng. Để có được 1.000ha làm thủy điện, phải san bằng 1.000 - 2.000ha đất ở thượng nguồn để làm đường vận chuyển...”.
< Làm sao giữ mãi cảnh này?
Nếu áp dụng công thức này vào 90 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đã triển khai ở miền Trung và Tây nguyên, chúng ta đã mất cả trăm ngàn hecta rừng! Ở đây, không cần tranh luận rằng những cơn đại hồng thủy vừa qua ở miền Trung có phải do thủy điện xả lũ hay không, mà chỉ cần thấy mất rừng nhiều như thế là tác hại lớn như thế nào cho việc giữ nước, giảm lũ - một điều ai cũng phải nhìn nhận rừng đóng vai trò quan trọng.
Hiện nay có một lập luận từ những người ủng hộ làm thủy điện đưa ra, đó là sẽ trồng rừng để đền bù những gì đã mất cho thủy điện. Ông Lương Vĩnh Linh - giám đốc vườn quốc gia Cư Yang Sin - kể với báo chí một chuyện như sau: Một đội khảo sát cho một dự án thủy điện nhỏ đã rầm rộ xông thẳng vào rừng. Họ đưa ra bản cấp phép khảo sát của lãnh đạo tỉnh và nói: “Yên chí, chúng tôi phá đi 1ha sẽ trồng lại cho anh 10ha!”. Ông Linh nổi nóng: “Đừng có hồ đồ, 1ha còn không trồng được chứ đừng nói 10ha!”. Vị chuyên gia tư vấn đỏ mặt tía tai: “Sao coi thường người ta quá thể vậy?”.
Ông Linh chỉ tay lên ngọn núi xanh mờ: “Anh nhìn kia, từ dưới mặt đất trở lên đến hơn 30m là cả một hệ sinh thái vô cùng hoàn chỉnh, từ rêu địa y cho đến hàng chục, hàng trăm tầng lớp giống loài động thực vật. Cả núi tiền cũng chả làm ra được dù chỉ vài mét vuông rừng nguyên sinh hay một thân cổ thụ nghìn năm tuổi, chứ đừng nói tới tiền tấn!”.
< Nơi từng tồn tại thác Da M’rông.
Thủy điện vừa và nhỏ không hiệu quả nhưng lại gây hại lớn. Vậy thì cách hay nhất là hãy dừng lại tất cả các nhà máy chưa triển khai.
Vì 12MW, phá 110ha rừng quốc gia
Cho tới bây giờ nhiều người vẫn không thể lý giải tại sao một công trình thủy điện công suất chẳng thấm vào đâu như Nhà máy thủy điện Krông K’mar (công suất chỉ 12MW) lại được ngang nhiên chắn vào hông rừng quốc gia Cư Yang Sin, gây tác động xấu đến hệ sinh thái, phá vỡ cảnh quan của rừng quốc gia.
< Thác Krông Kmar và... đập nước, xem ra còn may mắn tồn tại vài tháng trong 1 năm.
Trước đây, thác Krông K’mar được ví như “dải lụa đào vắt dọc giữa rừng thiêng” Cư Yang Sin, thì nay dải lụa đó đã bị cắt ngang! Một cảm giác vừa hụt hẫng, vừa đau xót trong chúng tôi khi tìm về thác Krông K’mar (huyện Krông Bông, Đắk Lắk). Một người bảo vệ tại khu du lịch này cho biết kể từ khi nhà máy thủy điện đi vào hoạt động thì khách du lịch tới thác vắng hẳn.
Nhiều người dân sống tại đây cho biết vào mùa mưa thác còn nhiều nước chứ tới mùa khô là con thác này biến thành “thác chết” vì nhà máy thủy điện chặn dòng để trữ nước.
Giám đốc ban quản lý vườn quốc gia Cư Yang Sin, ông Lương Vĩnh Linh, giọng đầy vẻ bất lực khi nói về công trình thủy điện Krông K’mar: “Lúc biết dự án thủy điện này sẽ động chạm vào rừng thiêng, tôi quyết liệt phản đối nhưng rồi người ta vẫn cứ làm. Điều đau xót nhất là 110ha rừng bị mất để nhường chỗ cho công trình thủy điện chỉ 12MW này, và đặc biệt là hệ thống thủy sinh của gần 8km dòng thác dẫn từ khu vực lòng hồ xuống địa điểm đặt nhà máy thủy điện bị biến đổi hoàn toàn”.
- Tổng hợp từ Báo Lâm Đông, Tuoitre, Baomoi và nhiều nguồn khác.
Dòng thác, dòng cảm xúc...
< Một du khách người Đức vớt vát chút “dung nhan” còn lại của thác Liên Khàng.
Đưa tay chỉ xuống phía xa ngay sau nhà, cụ bà Thân Thị Huệ 92 tuổi ở Khu I, phường Lộc Phát, Tp. Bảo Lộc tâm tình rằng 27 năm trước hàng ngày nghe tiếng ầm ầm của thác đổ, bà cảm giác về sự thanh khiết của tự nhiên, hoang sơ và êm ái. Bà rằng, nỗi tiếc nhớ về dòng thác Da M’rông nằm ngay giữa đô thị Bảo Lộc rất da diết, vì "nếu thác ở xa, tận rừng sâu thì không phải nhớ đến vậy.
Cả thời trẻ của tôi ngắm nhìn, gắn bó, và yêu nó như da thịt, một dòng thác mang nguồn nước từ vùng Tân Rai chảy về". Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Bình của Bảo Lộc kể ngày đó, lúc thác Da M’rông còn anh thường trực ở đấy để chụp hình dịch vụ kiếm sông, lưu giữ ảnh ký niệm cho mọi người.
Thác Liên Khương trước khi có thủy điện:
Không người Bảo Lộc nào không lấy dòng Da Mrông làm chốn tham quan, giải trí, đi picnic, cắm trại, tìm tới nó, đến độ Chính quyền còn đưa Hội Xuân (Tết về), tổ chức Hội chợ thương mại... ngay cạnh thác cho độc đáo, thú vị. Những người dân say sưa kể về cảnh quan của xứ sở, trong đó có niềm tự hào rằng dòng thác xứ sở đi vào điện ảnh, làm bối cảnh chính như cho bộ phim nổi tiếng "Xác chết trên cao nguyên"...
Và thác Liên Khương bây giờ:
Và năm 1985, người ta "khai tử" nó bằng việc ngăn một con đập ngay mép đỉnh thác. Con đập để dẫn nguồn nước tự nhiên quay đầu, rẽ sang trái, tích nước chảy vào Nhà máy thủy điện Lộc Phát cách thác vài trăm mét để phát điện. Cái Nhà máy thủy điện Lộc Phát công suất dù chỉ 0,6Mw (tức chưa đầy 1Mw) này lập tức làm "biệt xứ" cả một miền cảm xúc, chốn vui thú duy nhất giữa lòng đô thị của người dân xứ B’lao.
Hôm nay (năm 2010), tôi tìm về con thác này, người trực Nhà máy thủy điện Lộc Phát bảo có những tháng mỗi ngày Nhà máy chỉ chạy được vài giờ đồng hồ là nghỉ, vì hết nước; nhưng cái đập ngăn vẫn lạnh lùng bóp chết "đời thác". Chính anh cũng bảo sản lượng điện chỉ hơn 1 triệu Kwh mỗi năm mà Nhà máy Thủy điện nhỏ này tạo ra hiệu quả không thể lớn bằng cảm xúc, ý nghĩa cho cả cộng đồng - "Giá mà dành nó để làm thắng cảnh văn hóa, du lịch, xã hội thì hiệu quả kinh tế sẽ cao gấp ngàn vạn lần".
< Hãy so sánh ảnh đầu bài chụp thác Pongour và ảnh bây giờ...
Rảo ngược về phía thượng nguồn. Thả bộ xuống đáy sâu của dòng thác được mệnh danh là " Nam Phương đệ Nhất thác", Thác Pongour, ở địa bàn xã Tân Thành, huyện Đức Trọng, một cảnh hoang tàn (chứ không phải hoang vu) bày ra. Con thác huyền thoại với huyền thoại về một Tình yêu đẹp của đôi trai gái K’ho, và là nơi nổi tiếng với "Lễ hội Pongour rằm tháng giêng" không còn dập dìu lữ khách tham quan nữa. Ghế đá lăn lóc, lối đi xói lở, căn nhà điều hành thẳng cảnh này (Cty du lịch Đất Nam quản lý) cũng im ỉm đóng cửa...
Nhìn lên dòng thác hùng vĩ chỉ trơ ra vách đá đen ngòm, không thấy dòng nước tung trắng xóa như ngày xưa. Tôi băng qua những vách núi, bãi đá trơ ra không còn nước phủ, dù tấm bảng phong danh, xếp hạng thắng cảnh Quốc gia (vào năm 2000) của Thác này vẫn sừng sững khắc dính bằng đá quí nơi đầu lối vào thác. Những người dọn vệ sinh cho thác bảo nơi đây trước kia các đoàn làm phim từ Sài Gòn, Hà Nội... thường vào đây lấy khung cảnh để đóng phim, nhiều vô kể, mà gần nhất có thể nhớ là phim "Sương gió biên thùy"...
< Pongour chỉ còn trong tác phẩm...
Dòng thác kiêu hùng đã "chết" kể từ tháng 5/2007, khi Nhà máy Thủy điện Đại Ninh cách đấy chừng ba cây số theo đường chim bay ngăn đập, chặn dòng sông Đa Nhim (có đoạn dân gọi là sông Đồng Nai, hay Đạ Đờn, Đâ Dâng...). Đơn vị quản lý thác, Giám đốc Cty du lịch Đất Nam Vũ Văn Xê, đến từ Tp.HCM, bảo từ đó ông sống lây lất trong số phận của dòng thác huyền thoại, vì "hết nước du khách đến để làm gì!". Ông Xê bảo rằng, khi nào trời có mưa thì thác có chút nước, cứ thế "chết đi sống lại" liên tục, bởi mùa khô thì hồ Thủy điện Đại Ninh không chịu xả nước, trữ nước để phát điện,họ chỉ xả khi thừa có lũ về để giữ an toàn cho đập.
Không riêng ông Xê, vài nhân viên lèo tèo còn lại để giữ cái xác của thác tâm tư rằng ở bên thác mà nhiều khi cũng nhớ Thác Pongour. TS. Đặng Văn Bài - Cục trưởng Cục di sản (Bộ VH-TT-DL) khi hay tin Thác Pongour "chết" đã bay vào. Sau khi nhìn nó, trầm ngâm, rồi ông quyết định: "Không rút lại bằng xếp hạng danh thắng quốc gia. Cứ để đấy tính tiếp, vì ngày xưa nó quá đẹp!".
< Thác Sao va (Xao va) ngày xưa:
Những ngày mưa lũ vừa qua, dong xe máy về hướng Phú Hội, cũng huyện Đức Trọng. Đứng nơi thác Gougah, dòng thác xưa nối với lòng hồ Thủy điện Đại Ninh bằng hình cảnh một biển nước liền mặt, mênh mông. Đúng như ai đó bảo bây giờ ở khu vực thác Gougah (cũng là thắng cảnh xếp hạng Quốc gia từ mười năm trước) chỉ có thể tổ chức hội đua thuyền, mà cư dân quanh vùng lại không có truyền thống này.
Rảo bước vào ngọn đồi bên trên thác, là khu thắng cảnh liền sát để trông nam thác, tất cả đều lạnh tanh, không một bóng người. Chủ quản dòng thác, bà Phạm Thị Kim Loan - Giám đốc Cty TNHH Du lịch Tài Nhân: "Tôi chết đứng như thế, từ cái ngày dòng thác biến mất".
Thế đấy, Thủy điện Đại Ninh ra đời, biến một thác nước thành " hồ", và một thác thành bãi đá cổ trơ trọi, hoang mạc.
< Và thác Sao va bây giờ.
Ngược lên hướng Finom, dừng lại bên thác Liêng Khàng (cũng thắng cảnh xếp hạng Quốc gia), Thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng. Đứng nhìn xuống thấy mùa hoa dã quỳ vàng đang nhuộm vàng dòng thác, và con thác chợt sống lại thật dễ thương trong khoảnh khắc nhờ Thủy điện Đa Nhim xả lũ để bảo vệ đập hồ tích nước Đơn Dương. Một tuần sau quay xuống, thác Liêng Khàng cùng lòng sông Đa Nhim bên trên ngút dài là một bãi đá đen xen trong "rừng" cây bụi mai dương.
Đến lượt thác nào nữa?
Khi hỏi ngành Văn hóa Lâm Đồng rằng khi người ta làm Thủy điện có tham vấn các anh về các danh lam thắng cảnh trên các sông, suối? Giám đốc sở VH-TT-DL Lâm Đồng Đỗ Văn Thể: "Thủy điện Quốc gia, nên mọi thứ từ trên xuống. Chúng tôi chỉ biết khi thấy thắng cảnh biến mất, không còn xứng đáng là danh thắng văn hóa Quốc gia nữa, thì ngậm ngùi làm văn bản kiến nghị tỉnh đề nghị lên Trung ương xin rút tên "Di tích Lịch sử - Văn hóa" cho các thác này thôi!".
Cty Du lịch Đất Nam bảo đã đổ 15 tỉ đồng vào Khu du lịch thác Pon Gour, kể từ năm 1998 đến năm 2007. Cùng đó các hạng mục trồng rừng, xây dựng khu dã ngoại, hệ thống Bungalow... để dừng lại, kể từ lúc thác "chết". Bên thác Gougah, Cty TNHH Tài Nhân cũng cho biết đã đổ vào 10 tỉ đồng đầu tư cho khu thắng cảnh này, kể từ năm 2003.
< Thác Gougah hồi chưa có thủy điện.
Nhà máy thủy điện Đại Ninh, thuộc EVN - Tập đoàn Điện lực VN - có đền bù gì không? Cả Cty Đất Nam và Tài Nhân đều ngậm ngùi: "... Không đền bù lấy một đồng! Mọi việc họ cứ như "án tử hình" cho hai thác nước, như là điều tất yếu mà chúng tôi phải chấp nhận vậy. Họ cứ tỉnh rụi giáng xuống, còn chúng tôi không biết kêu ai cả.!". Bà Kim Loan tâm tư là hiện mỗi tháng bà phải xoay xở 11 triệu đồng bằng việc khác ở Tp.HCM để chi trả công người giữ những cây xanh đã trồng thành rừng bên trên thác Gougah... Bà bảo mấy năm trước cùng du khách, bà ra ngắm thác đổ, nghe thiên nhiên reo, còn nay là ra ngắm... hồ.
< Thác Gougah... sắp ngập...
Xuôi về Di Linh, ghé qua dải núi rừng giáp các xã Tân Nghĩa-Đinh Lạc-Tân Châu, ngập tràn cà phê, còn dăm ba chỏm rừng lá rộng sót lại có dòng thác Khói nằm trên sông Đồng Nai. Chủ tịch xã Tân Thành Lê Ngọc Chánh báo tin năm tới thác này sẽ "chết", chìm dưới lòng hồ Thủy điện Đồng Nai II của Cty Trung Nam đầu tư; hiện việc giải tỏa đã xong.
Còn lúc la cà thị trấn Di Linh, nơi có dòng thác Bobla nằm ở xã Liên Đầm, người quản lý thác tên Châu Trung Linh cho biết Công ty Dalat Toserco của ông đang lập dự án xây dựng một thủy điện 7Mw cách đầu thác chừng 3 cây số, trên dòng suối chính Da Riam.
< Và Gougah cũng biến mất dưới lòng hồ.
Lên tiếp Thị trấn Nam Ban, nơi có thác Voi nằm ngay trong lòng thị trấn, Chủ tịch Thị trấn Thái Văn Mai khẳng định đang có một dự án Thủy điện công suất 4Mw sẽ xây dựng nay mai cách thác chừng 500m... Như những gì đang diễn ra khắp nơi, như kiểu thủy điện đang bày binh bố trận khắp nơi, đố ai biết nay mai các dòng thác này tồn tại ra sao.
Động vọng từ dòng thác chết...
Sau cuộc hành hương về Thác nước khắp xứ Nam Tây Nguyên, về ngồi lật lại tài liệu thì nhận ra tỉnh Lâm Đồng 20 năm qua trong Nghị quyết luôn nêu rõ du lịch là Ngành kinh tế mũi nhọn, động lực. Ông Nguyễn Vũ Hoàng_một đạo diễn lễ hội ở tỉnh Lâm Đồng từng đề nghị tỉnh nên hình thành một "Lễ hội thác nước" cho độc đáo.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trương Văn Thu đắc ý khen ngợi ý tưởng tuyệt vời của chàng đạo diễn này. Nhưng nay tôi đi hỏi các Ngành rằng địa phương có qui hoạch cho Thác nước chưa? Thì lộ ra không đâu trả lời được, ngoại trừ sở Công Thương có đưa ra bản Qui hoạch thủy điện vừa và nhỏ (do UBND tỉnh ban duyệt vào cuối năm 2008, sau khi hàng chục thủy điện đã ra đời!).
< Một trong rất nhiều sát thủ thác, rừng...
Đi hỏi giám đốc sở Văn hóa - Thể Thao - Du lịch Lâm Đồng Đỗ Văn Thể, số lượng thủy điện trên địa bàn hơn 70 cái thế có ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch, chiến lược du lịch ở xứ du lịch? Ông Thể cẩn thận: "Có vẻ... hơi nhiều!". Hỏi, khi cho ra đời một dự án Thủy điện có tham vấn hay mời Ngành Văn hóa - Du lịch phản biện? Ông Thể lại dè dặt: "Rất...ít". Hỏi, mất thác, ông có xót? Ông Thể: "...Làm sao không xót được!". Ông Thể tiếp: "Phải làm thủy điện thì mới có năng lượng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nhưng giá mà mọi thứ phát triển đều đặt lên bàn cân cẩn thận, vừa phải; tiến triển hài hòa!".
< Thác Da M'rông khi “còn sống”.
Đi hỏi ông Nguyễn Vinh Phúc, Tổng thư ký Hiệp hội du lịch Lâm Đồng nghĩ sao về thác nước và Thủy điện? Ông Phúc: "Thác nước là tài nguyên du lịch, văn hóa, thứ tài sản thiên nhiên không thể sinh ra thêm, mất là vĩnh viễn. Lâm Đồng được xem xứ du lịch, du lịch thác và hồ, rừng thông, là đặc thù, mất nó là... hết mạnh". Ông Phúc dẫn ra rằng nội hồ Xuân Hương nạo vét, xây cầu trong năm qua đã cho thấy nền du lịch Lâm Đồng năm nay “thê thảm", mất hấp dẫn, niềm tin đến cỡ nào trong lòng du khách.
Rồi lại đi hỏi ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó khoa Khoa học Môi Trường của Trường ĐH.Yersin đóng trên địa bàn Đà Lạt. Ông Hùng nói: "Khi thiên nhiên bị cưỡng bức quá lớn, sông suối bị chặn lại liên tục thì cuộc đời dòng sông không còn là sông, cuộc đời con suối không còn là suối!". Ông thêm: "Khi thiên nhiên bị "nghẽn", trật tự kiến tạo ngàn vạn năm của tạo hóa..., không biết tai họa gì rồi sẽ diễn ra trong tương lai!".
Sơ đồ thuỷ điện trên hệ thống sông Đồng Nai, sông La Ngà và sông Bé chằn chịt. Các sông khác ở Tây nguyên cũng không thoát cảnh ngộ này:
Còn đây là ý kiến của ông Huỳnh Lê Trung, chuyên viên thuộc Tập đoàn Điện lực VN - người chuyên quy hoạch thủy điện suốt 31 năm qua. Ông Trung bảo: "Ngay ở nước kém phát triển hơn VN là Lào, khi xây dựng bất cứ Nhà máy thủy điện nào bao giờ họ cũng đặt Nhà máy phát điện ở hai đầu: một đổ nước xuống đường ống cho Nhà máy chính, và một nhà máy phụ nhỏ hơn để phát ở đầu ngược lại với đường ống phụ. Vì sao như thế? Vì vậy nó sẽ không tạo ra đứt khúc các dòng sông, dòng sông vẫn sống, thác vẫn sống!".
Vị chuyên gia thủy điện nổi tiếng này tâm tư: "Rất lạ ở VN! Không thấy ai, chỗ nào đòi hỏi Nhà đầu tư nguyên tắc này cả - Họ không hiểu biết để mà đòi hỏi, hay xem nhẹ, không chú trọng và thật lòng trong bảo vệ sinh thái, môi trường sông ngòi, văn hóa thiên nhiên? Trong khi với nhà đầu tư vào thủy điện dĩ nhiên lợi ích là mục tiêu "số 1"; và cứ thế người ta lách cơ chế cùng sự buông dễ cốt cho suất đầu vào tư vào một dự án thủy điện tốn kém ít hơn...".
< Thác Liên Khàng (nay).
Vậy có nghĩa là "tư duy xây dựng thủy điện kiểu VN" sẽ còn thách thức các dòng Thác trác tuyệt của thiên nhiên ban cho mọi người, nhất là ở dải đất Nam Tây Nguyên này.
Và nếu tìm các thông tin về những thác đã chết vì thuỷ điện thì sẽ thấy vô số, ví dụ như:
Thác Liên Khương, Gougah và Pongour từng là ba thác nước hùng vĩ và đẹp nhất trên sông Đa Nhim. Thác Liên Khương (hay Liên Khang) có tên cũ là Liên Khàng theo tiếng K'Ho, tọa lạc tại ngã ba Liên Khương, cách Đà Lạt chừng 27km, cách sân bay Liên Khương khoảng 1km. Trước đây là một thác nước hùng vĩ, rộng gần 200m, cao 50m, nay thác Liên Khương đã cạn nước, không còn mở cửa phục vụ khách tham quan.
< Thác Liên Khàng (xưa).
Thác Pongour cách Đà Lạt 50km, còn gọi là thác Bảy Tầng bởi từ trên xuống dưới có bảy tầng đá. Thác cao gần 40m, rộng trên 100m, bao quanh là khu rừng nguyên sinh rộng khoảng 2,5ha. Pongour là thác nước duy nhất ở VN có ngày hội hằng năm vào rằm tháng giêng (Nguyên tiêu). Khi đập thủy điện Đại Ninh tích nước để sản xuất điện thì vào mùa khô thác Pongour trở thành thác "chết", lượng du khách ngày càng giảm.
Thác Gougah còn có tên gọi là thác Ổ Gà, nằm sát quốc lộ 20, cách Đà Lạt chừng 37km. Thác được tạo thành bởi dòng Đa Nhim chảy qua thị trấn Liên Nghĩa, đến địa phận xã Phú Hội gặp đứt gãy và đổ xuống độ sâu 30m. Hiện nay thác đã biến mất dưới đập nước của Nhà máy thủy điện Đại Ninh.
Thác Bảo Đại còn có tên là thác Jraiblian - nghĩa là thác Đá Cao. Dòng nước từ ngọn suối trên cao chảy xuống rất mạnh, đổ qua một vách đá cao sừng sững trên 30m, mang theo màu đỏ của đất bazan nên thác có màu đỏ đục. Nhưng nước buông mình xuống cái hồ nhỏ bên dưới thì tung bọt trắng xóa. Thác này là 1 trong 2 dòng chính cung cấp nước cho thủy điện Tà Hine, thủy điện Đại Ninh, vì vậy thác có thể sẽ bị ngập trong hồ Đại Ninh mùa mưa.
< Thác Bảo Đại.
Thác Bản Giốc: Đập và nhà máy thủy điện Bản Rạ đang được xây dựng chắn ngang con sông Quây Sơn, con sông duy nhất đổ về thác Bản Giốc. Theo PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, trưởng ban phản biện xã hội, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN cho rằng, nếu đặt thủy điện ở vị trí đó, thác Bản Giốc có thể bị khô và phần thác của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn vì ở vị trí thấp hơn.
Hai ngọn thác gồm Drây Sáp, Drây Nur nằm trên dòng Sêrêpôk (Đắk Lắk) vốn được coi là biểu tượng của Tây nguyên, thu hút mỗi năm hàng ngàn lượt khách du lịch... Hiện nay mặc dù ngay giữa cao điểm của mùa mưa Tây nguyên nhưng đi dưới các dòng thác khách cứ ngỡ như đang giữa mùa đại hạn vì thác rất ít nước, chỉ chảy chảy róc rách do dòng Sêrêpôk khi đi qua khu vực này đã bị “san” hết nước chảy theo đường ống chạy tuốcbin ở hướng khác (Ở phía thượng nguồn, trên địa bàn xã Nam Ka (Lắk, Đắk Lắk) và xã Quảng Phú (Krông Nô) là đập thủy điện Buôn Tu Shar, kế tiếp là đập thủy điện có công suất lớn thứ hai ở Tây nguyên Buôn Kuốp, xuôi về hạ nguồn là đập thủy điện Drây H’Linh và phía dưới là thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4...)
< Thác Bảo Đại thoi thóp.
Còn rất nhiều những cánh rừng nguyên sinh, những thác đẹp khác sẽ chết hoặc bị ảnh hưởng ít nhiều do các thủy điện vừa và nhỏ liên tục mọc lên.
- "Phải làm thủy điện thì mới có năng lượng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nhưng giá mà mọi thứ phát triển đều đặt lên bàn cân cẩn thận, vừa phải; tiến triển hài hòa!" - Giám đốc sở VH-TT-DL Lâm Đồng Đỗ Văn Thể.
- "Thác nước là tài nguyên du lịch, văn hóa, thứ tài sản thiên nhiên không thể sinh ra thêm, mất là vĩnh viễn..." - Ông Nguyễn Vinh Phúc, Tổng thư ký Hiệp hội du lịch Lâm Đồng
Nên dừng thủy điện vừa và nhỏ
Trong phiên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội hôm 22-11-2010, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã thừa nhận thủy điện vừa và nhỏ ở miền Trung và Tây nguyên không hiệu quả.
90 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ hủy hoại cả ngàn hecta rừng, nhưng chỉ mang lại một nguồn điện nhỏ nhoi bằng 2/3 một nhà máy nhiệt điện! Có thể nói đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp của Chính phủ thừa nhận điều đó.
Theo số liệu của ông Vũ Huy Hoàng cung cấp, ở khu vực miền Trung và Tây nguyên có đến 230 dự án thủy điện vừa và nhỏ (công suất dưới 30MW). Trong đó đã có 38 dự án bị thu hồi, 90 dự án đã triển khai. Nghĩa là còn đến 102 dự án chưa bắt tay thực hiện. Và chúng ta thử hình dung: chỉ mới 90 dự án triển khai mà miền Trung nước ta mấy năm nay điêu đứng như thế nào vì lũ lụt, thì khi làm hết cả 102 dự án còn lại sẽ như thế nào?
Cũng theo số liệu của ông Vũ Huy Hoàng, tổng công suất của 90 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã được thực hiện chỉ đạt 500MW! Trong khi đó, chỉ một nhà máy nhiệt điện tại Cà Mau, tổng công suất đã đạt đến 750MW.
Vẫn biết nhiệt điện không phải là phương án tối ưu hiện nay về mặt môi trường, nhưng nếu đặt bên cạnh các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ thì có lẽ không khó lắm để thấy cái giá phải trả cho bên nào lớn hơn. Bởi theo tính toán của các nhà khoa học đưa ra tại cuộc tọa đàm về lũ lụt ở miền Trung và Tây nguyên diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái, “Để tạo ra 1MW điện phải lấy đi ít nhất 10ha rừng. Để có được 1.000ha làm thủy điện, phải san bằng 1.000 - 2.000ha đất ở thượng nguồn để làm đường vận chuyển...”.
< Làm sao giữ mãi cảnh này?
Nếu áp dụng công thức này vào 90 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đã triển khai ở miền Trung và Tây nguyên, chúng ta đã mất cả trăm ngàn hecta rừng! Ở đây, không cần tranh luận rằng những cơn đại hồng thủy vừa qua ở miền Trung có phải do thủy điện xả lũ hay không, mà chỉ cần thấy mất rừng nhiều như thế là tác hại lớn như thế nào cho việc giữ nước, giảm lũ - một điều ai cũng phải nhìn nhận rừng đóng vai trò quan trọng.
Hiện nay có một lập luận từ những người ủng hộ làm thủy điện đưa ra, đó là sẽ trồng rừng để đền bù những gì đã mất cho thủy điện. Ông Lương Vĩnh Linh - giám đốc vườn quốc gia Cư Yang Sin - kể với báo chí một chuyện như sau: Một đội khảo sát cho một dự án thủy điện nhỏ đã rầm rộ xông thẳng vào rừng. Họ đưa ra bản cấp phép khảo sát của lãnh đạo tỉnh và nói: “Yên chí, chúng tôi phá đi 1ha sẽ trồng lại cho anh 10ha!”. Ông Linh nổi nóng: “Đừng có hồ đồ, 1ha còn không trồng được chứ đừng nói 10ha!”. Vị chuyên gia tư vấn đỏ mặt tía tai: “Sao coi thường người ta quá thể vậy?”.
Ông Linh chỉ tay lên ngọn núi xanh mờ: “Anh nhìn kia, từ dưới mặt đất trở lên đến hơn 30m là cả một hệ sinh thái vô cùng hoàn chỉnh, từ rêu địa y cho đến hàng chục, hàng trăm tầng lớp giống loài động thực vật. Cả núi tiền cũng chả làm ra được dù chỉ vài mét vuông rừng nguyên sinh hay một thân cổ thụ nghìn năm tuổi, chứ đừng nói tới tiền tấn!”.
< Nơi từng tồn tại thác Da M’rông.
Thủy điện vừa và nhỏ không hiệu quả nhưng lại gây hại lớn. Vậy thì cách hay nhất là hãy dừng lại tất cả các nhà máy chưa triển khai.
Vì 12MW, phá 110ha rừng quốc gia
Cho tới bây giờ nhiều người vẫn không thể lý giải tại sao một công trình thủy điện công suất chẳng thấm vào đâu như Nhà máy thủy điện Krông K’mar (công suất chỉ 12MW) lại được ngang nhiên chắn vào hông rừng quốc gia Cư Yang Sin, gây tác động xấu đến hệ sinh thái, phá vỡ cảnh quan của rừng quốc gia.
< Thác Krông Kmar và... đập nước, xem ra còn may mắn tồn tại vài tháng trong 1 năm.
Trước đây, thác Krông K’mar được ví như “dải lụa đào vắt dọc giữa rừng thiêng” Cư Yang Sin, thì nay dải lụa đó đã bị cắt ngang! Một cảm giác vừa hụt hẫng, vừa đau xót trong chúng tôi khi tìm về thác Krông K’mar (huyện Krông Bông, Đắk Lắk). Một người bảo vệ tại khu du lịch này cho biết kể từ khi nhà máy thủy điện đi vào hoạt động thì khách du lịch tới thác vắng hẳn.
Nhiều người dân sống tại đây cho biết vào mùa mưa thác còn nhiều nước chứ tới mùa khô là con thác này biến thành “thác chết” vì nhà máy thủy điện chặn dòng để trữ nước.
Giám đốc ban quản lý vườn quốc gia Cư Yang Sin, ông Lương Vĩnh Linh, giọng đầy vẻ bất lực khi nói về công trình thủy điện Krông K’mar: “Lúc biết dự án thủy điện này sẽ động chạm vào rừng thiêng, tôi quyết liệt phản đối nhưng rồi người ta vẫn cứ làm. Điều đau xót nhất là 110ha rừng bị mất để nhường chỗ cho công trình thủy điện chỉ 12MW này, và đặc biệt là hệ thống thủy sinh của gần 8km dòng thác dẫn từ khu vực lòng hồ xuống địa điểm đặt nhà máy thủy điện bị biến đổi hoàn toàn”.
- Tổng hợp từ Báo Lâm Đông, Tuoitre, Baomoi và nhiều nguồn khác.
Comments
Post a Comment