Bí ẩn làng giếng cổ Bá Hiến
Bốn mùa nước giếng trong vắt, khi những năm hạn hán, đồng ruộng nứt nẻ thì những giếng nước từ xưa để lại vẫn ăm ắp đầy…
< Con đường tắt để sang đất Bá Hiến.
Đó là những bí ẩn về những giếng nước cổ ở hai thôn Thích Trung và Vinh Quang, xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đường đến xã Bá Hiến gợi cho chúng tôi ít nhiều tò mò về vùng đất bí ẩn này. Từ khu du lịch hồ Đại Lải, rẽ ngang theo lối tắt, qua một cây cầu nhỏ chỉ đủ dắt chiếc xe máy hay xe đạp là sang đất Bá Hiến.
< Chiếc giếng cổ nguyên bản hướng về phía cánh đồng thôn Thích Chung.
Cảnh vật nơi đây còn đậm chất dân dã của một làng Việt cổ, là những căn nhà cấp bốn xây bằng đá ong đã ngả màu vàng phếch, những đống rơm cao như cây nấm khổng lồ, những bụi tre làng xanh mướt… Đặc biệt hơn cả là những giếng nước nằm rải rác trên những khoảnh đất rộng của làng.
< Giếng cổ phía Đông thôn Thiện Chi đã được cải tạo thành hình tròn, nhưng vẫn giữ nguyên bốn khối đá sa thạch.
Bá Hiến, xưa có tên là tổng Bá Hạ, thuộc huyện Bình Lục, Vĩnh Phúc, là một làng cổ thuần nông.
< Giếng cổ phía Nam thôn Thiện Chi đã bị lãng quên, những tang giếng vuông chìm sâu dưới đáy.
Theo thống kê trong toàn xã, hiện tính toàn bộ giếng cổ (còn nguyên bản hoặc đã bị vùi lấp, sụt lở) thì có khoảng 30 chiếc, tập trung ở bốn thôn Bá Hương, Thích Chung, Thiện Chi, Quang Vinh. Trong đó, có năm giếng còn nguyên bản, tám giếng hiện nay đã và đang được sửa sang, được các hộ gia đình lấy nước phục vụ sinh hoạt hằng ngày.
< Nước trong vắt, đầy ắp quanh năm tại giếng cổ phía Tây của thôn Thiện Chi.
Tới thôn Thích Trung và Vinh Quang, tìm hiểu về nguồn gốc những giếng cổ nằm rải rác trong làng thì từ trẻ đến già đều lắc đầu nguầy nguậy trả lời rằng: “Giếng có từ lâu rồi” và… cũng chỉ biết đến thế!...
Bà Dương Thị Hồng, 68 tuổi, ngụ tại làng Thích Trung, xã Bá Hiến cho hay, thôn của bà có hai điều độc đáo: đó là toàn bộ dân số đều người họ Dương và giếng cổ có từ xa xưa hàng mấy trăm năm. Từ bé, người làng truyền miệng cho nhau bảo đó là những giếng do người Tàu để lại vì trên thành giếng có… khắc chữ Tàu!
< Chiếc giếng cổ thuộc cụm đình chùa Giao Sam, thôn Thích Chung.
Theo trưởng ban văn hoá xã Nguyễn Văn Chính, qua khảo sát, xã đã thống kê được gần hai mươi giếng cổ nằm rải rác ở trong thôn. Các giếng cổ còn giữ được khá nguyên vẹn từ tang giếng (thành giếng) bằng đá và tấm lót giếng bằng gỗ lim.
< Tang giếng cổ được ghép bởi bốn phiến đá sa thạch hình chữ nhật màu xanh và vàng xám xếp khít dựng đứng bằng cách cắt vát và tạo lỗ mộng liên kết, mà không cần đến vôi vữa.
Các giếng đều có độ sâu từ 5 – 7m, nếu như ở nơi khác miệng giếng thường là hình tròn, nhưng ở Thích Trung: toàn bộ miệng các giếng cổ đều là hình vuông được ghép bởi bốn phiến đá sa thạch hình chữ nhật màu xanh và vàng xám xếp khít dựng đứng bằng cách cắt vát và tạo lỗ mộng liên kết, dài khoảng 1,5m, rộng khoảng 1m, mà không cần đến vôi vữa.
< Chiếc giếng cổ còn nguyên bản tại thôn Thiện Chi.
Trên những phiến đá làm miệng giếng này (còn gọi là tang giếng) là những hình sóng lượn mà các cụ cao niên của thôn cho biết đó là các dấu tích của việc mài dao kiếm từ hàng trăm năm trước. Ông Chính cũng giải thích rằng sở dĩ người dân nhầm lẫn giếng cổ do người Trung Quốc làm ra vì trên các thành giếng đều có ghi chữ Hán.
< Những dòng chữ nho vuông vức trên tang giếng ghi lại mốc lịch sử xây dựng giếng cổ tại Bá Hiến.
Năm vừa qua, ban văn hoá xã đã mời các đoàn cán bộ của Viện Hán Nôm tới khai quật và nghiên cứu, dịch nghĩa thì được hiểu là giếng được làm từ thời Hồng Đức Nhị Thập Nhất Niên (năm 1491), cách đây hơn 600 năm!
< Cứ đến mùa khô, khi các giếng trong các gia đình đều cạn sạch nước thì bà con trong thôn Thích Chung lại ra chiếc giếng cổ này lấy nước.
Theo các cụ cao niên làng Thích Trung, các giếng cổ của làng cũng trải qua không ít thăng trầm, đó là thời kỳ vận động xã viên vào hợp tác xã, người ta đã vận động dân làng lấp các giếng cổ vì cho rằng đó là tàn tích của chế độ phong kiến để… đào giếng mới. Thế nhưng khi lấp xong thì những giếng mới lại cạn nước, không dùng được nên người dân lại tìm đến những giếng cổ để khơi đất lên và giếng cổ có nước đầy ắp trở lại.
< Những hình sóng lượn trên tang giếng mà các cụ cao niên cho biết đó là dấu tích của việc mài dao kiếm từ hàng trăm năm.
Bà Dương Thị Hồng ở thôn Vinh Quang cho hay, giếng cổ của gia đình bà đã bị ba lần lấp xuống đào lên. Nhưng lần nào cũng vậy, mỗi lần lấp giếng là các giếng mới đào đều cạn, mọi người lại phải hì hục móc đất lên. Do vậy, nếu khách ở xa lần đầu tiên đến hai thôn Thích Trung và Vinh Quang của xã Bá Hiến đều lạ lẫm vì thấy có nhiều giếng cổ hiện nay vẫn nằm ở… ven đường. Bà Hồng tự hào cho hay, có khá nhiều người ở xa đến hỏi mua những tấm tang giếng bằng đá, còn có những dấu vết mài dao, mài gươm… từ xa xưa nhưng gia đình bà không bán. “Bán thế nào được, đó là linh hồn của gia đình, của làng xã”, bà Hồng nói.
< Khối đá đen có những vết lồi lõm tựa nếp nhăn được tìm thấy dưới đáy giếng cổ vẫn còn chứa nhiều bí ẩn chưa được giải mã.
Dẫn chúng tôi tận mắt chứng kiến những giếng cổ, ông Dương Thành Khuy, trưởng thôn Thiện Chi, cho biết những giếng đá còn sót lại hiện nằm rải rác ở bốn thôn: Thích Chung, Vinh Quang, Thiện Chi và Bá Hương.
Nhờ sự chỉ dẫn nhiệt tình của ông Khuy, chúng tôi lần lượt được chiêm ngưỡng những giếng cổ ứng với bốn hướng đông, tây, nam, bắc của thôn Thiện Chi. Một điểm trùng khớp của các giếng là phần dưới tang giếng đều được thiết kế hình tròn, được tạo bởi những viên đá cuội lớn xếp chồng khít trông rất đẹp mắt.
< Dọc đường thôn Thiện Chi còn có phiến đá (đối diện giếng cổ phía tây) ghi lại quá trình sửa chữa, tu tạo giếng cổ.
Điển hình, tang giếng cổ nhà ông Dương Văn Lại còn ghi lại nguyên vẹn dòng chữ "Hồng Đức Nhị Thập Nhất Niên Canh Tuất Thập Nguyệt Tam Thập Nhật khởi tạo".
< Nằm ven đường làng thuộc thôn Thích Chung, chiếc giếng cổ này cũng được khơi lại sau nhiều năm bị lấp vùi. Chiếc giếng vẫn được “phục chế” theo dáng cũ, miệng vẫn vuông nhưng xây bằng gạch.
Giếng này nằm ở phía tây thôn Thiện Chi và được coi là nguyên bản, so với nhiều giếng cổ đã bị cải tạo thành hình tròn hay bị chôn lấp. Bà Dương Thị Tẻo, vợ ông Lại, còn cho biết vào mùa khô các giếng đào, giếng khoan trong thôn đều cạn trơ đáy, riêng giếng cổ của gia đình vẫn đầy ắp nước!
< Chiếc giếng cổ này ở thôn Thiện Chi trước đây đã lấp, cách đây 3 năm do khan hiếm nước ở các giếng mới đào, chính quyền thôn khơi lại giếng cổ này nhưng xây bằng gạch với miệng giếng tròn. Tuy nhiên các phiến đá cổ dùng làm tang giếng vẫn được dựng xung quanh sân giếng.
Câu chuyện về giếng cổ hơn 600 tuổi vẫn còn nhiều bí ẩn và trăn trở khi lúc ra về, ông Khuy bật mí về một khối đá đen đặc có nhiều vết lồi lõm tựa như nếp nhăn, được tìm thấy dưới đáy giếng cổ. Ông Khuy kể sau lần khai quật hai giếng cổ, dân làng đã tìm thấy trong mỗi giếng một khối đá tương tự bên cạnh hàng trăm viên đá cuội. Chỉ tiếc đến nay, những bí ẩn về khối đá này vẫn là một câu hỏi cần sự giải mã từ các nhà khoa học…
Tổng hợp
< Con đường tắt để sang đất Bá Hiến.
Đó là những bí ẩn về những giếng nước cổ ở hai thôn Thích Trung và Vinh Quang, xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đường đến xã Bá Hiến gợi cho chúng tôi ít nhiều tò mò về vùng đất bí ẩn này. Từ khu du lịch hồ Đại Lải, rẽ ngang theo lối tắt, qua một cây cầu nhỏ chỉ đủ dắt chiếc xe máy hay xe đạp là sang đất Bá Hiến.
< Chiếc giếng cổ nguyên bản hướng về phía cánh đồng thôn Thích Chung.
Cảnh vật nơi đây còn đậm chất dân dã của một làng Việt cổ, là những căn nhà cấp bốn xây bằng đá ong đã ngả màu vàng phếch, những đống rơm cao như cây nấm khổng lồ, những bụi tre làng xanh mướt… Đặc biệt hơn cả là những giếng nước nằm rải rác trên những khoảnh đất rộng của làng.
< Giếng cổ phía Đông thôn Thiện Chi đã được cải tạo thành hình tròn, nhưng vẫn giữ nguyên bốn khối đá sa thạch.
Bá Hiến, xưa có tên là tổng Bá Hạ, thuộc huyện Bình Lục, Vĩnh Phúc, là một làng cổ thuần nông.
< Giếng cổ phía Nam thôn Thiện Chi đã bị lãng quên, những tang giếng vuông chìm sâu dưới đáy.
Theo thống kê trong toàn xã, hiện tính toàn bộ giếng cổ (còn nguyên bản hoặc đã bị vùi lấp, sụt lở) thì có khoảng 30 chiếc, tập trung ở bốn thôn Bá Hương, Thích Chung, Thiện Chi, Quang Vinh. Trong đó, có năm giếng còn nguyên bản, tám giếng hiện nay đã và đang được sửa sang, được các hộ gia đình lấy nước phục vụ sinh hoạt hằng ngày.
< Nước trong vắt, đầy ắp quanh năm tại giếng cổ phía Tây của thôn Thiện Chi.
Tới thôn Thích Trung và Vinh Quang, tìm hiểu về nguồn gốc những giếng cổ nằm rải rác trong làng thì từ trẻ đến già đều lắc đầu nguầy nguậy trả lời rằng: “Giếng có từ lâu rồi” và… cũng chỉ biết đến thế!...
Bà Dương Thị Hồng, 68 tuổi, ngụ tại làng Thích Trung, xã Bá Hiến cho hay, thôn của bà có hai điều độc đáo: đó là toàn bộ dân số đều người họ Dương và giếng cổ có từ xa xưa hàng mấy trăm năm. Từ bé, người làng truyền miệng cho nhau bảo đó là những giếng do người Tàu để lại vì trên thành giếng có… khắc chữ Tàu!
< Chiếc giếng cổ thuộc cụm đình chùa Giao Sam, thôn Thích Chung.
Theo trưởng ban văn hoá xã Nguyễn Văn Chính, qua khảo sát, xã đã thống kê được gần hai mươi giếng cổ nằm rải rác ở trong thôn. Các giếng cổ còn giữ được khá nguyên vẹn từ tang giếng (thành giếng) bằng đá và tấm lót giếng bằng gỗ lim.
< Tang giếng cổ được ghép bởi bốn phiến đá sa thạch hình chữ nhật màu xanh và vàng xám xếp khít dựng đứng bằng cách cắt vát và tạo lỗ mộng liên kết, mà không cần đến vôi vữa.
Các giếng đều có độ sâu từ 5 – 7m, nếu như ở nơi khác miệng giếng thường là hình tròn, nhưng ở Thích Trung: toàn bộ miệng các giếng cổ đều là hình vuông được ghép bởi bốn phiến đá sa thạch hình chữ nhật màu xanh và vàng xám xếp khít dựng đứng bằng cách cắt vát và tạo lỗ mộng liên kết, dài khoảng 1,5m, rộng khoảng 1m, mà không cần đến vôi vữa.
< Chiếc giếng cổ còn nguyên bản tại thôn Thiện Chi.
Trên những phiến đá làm miệng giếng này (còn gọi là tang giếng) là những hình sóng lượn mà các cụ cao niên của thôn cho biết đó là các dấu tích của việc mài dao kiếm từ hàng trăm năm trước. Ông Chính cũng giải thích rằng sở dĩ người dân nhầm lẫn giếng cổ do người Trung Quốc làm ra vì trên các thành giếng đều có ghi chữ Hán.
< Những dòng chữ nho vuông vức trên tang giếng ghi lại mốc lịch sử xây dựng giếng cổ tại Bá Hiến.
Năm vừa qua, ban văn hoá xã đã mời các đoàn cán bộ của Viện Hán Nôm tới khai quật và nghiên cứu, dịch nghĩa thì được hiểu là giếng được làm từ thời Hồng Đức Nhị Thập Nhất Niên (năm 1491), cách đây hơn 600 năm!
< Cứ đến mùa khô, khi các giếng trong các gia đình đều cạn sạch nước thì bà con trong thôn Thích Chung lại ra chiếc giếng cổ này lấy nước.
Theo các cụ cao niên làng Thích Trung, các giếng cổ của làng cũng trải qua không ít thăng trầm, đó là thời kỳ vận động xã viên vào hợp tác xã, người ta đã vận động dân làng lấp các giếng cổ vì cho rằng đó là tàn tích của chế độ phong kiến để… đào giếng mới. Thế nhưng khi lấp xong thì những giếng mới lại cạn nước, không dùng được nên người dân lại tìm đến những giếng cổ để khơi đất lên và giếng cổ có nước đầy ắp trở lại.
< Những hình sóng lượn trên tang giếng mà các cụ cao niên cho biết đó là dấu tích của việc mài dao kiếm từ hàng trăm năm.
Bà Dương Thị Hồng ở thôn Vinh Quang cho hay, giếng cổ của gia đình bà đã bị ba lần lấp xuống đào lên. Nhưng lần nào cũng vậy, mỗi lần lấp giếng là các giếng mới đào đều cạn, mọi người lại phải hì hục móc đất lên. Do vậy, nếu khách ở xa lần đầu tiên đến hai thôn Thích Trung và Vinh Quang của xã Bá Hiến đều lạ lẫm vì thấy có nhiều giếng cổ hiện nay vẫn nằm ở… ven đường. Bà Hồng tự hào cho hay, có khá nhiều người ở xa đến hỏi mua những tấm tang giếng bằng đá, còn có những dấu vết mài dao, mài gươm… từ xa xưa nhưng gia đình bà không bán. “Bán thế nào được, đó là linh hồn của gia đình, của làng xã”, bà Hồng nói.
< Khối đá đen có những vết lồi lõm tựa nếp nhăn được tìm thấy dưới đáy giếng cổ vẫn còn chứa nhiều bí ẩn chưa được giải mã.
Dẫn chúng tôi tận mắt chứng kiến những giếng cổ, ông Dương Thành Khuy, trưởng thôn Thiện Chi, cho biết những giếng đá còn sót lại hiện nằm rải rác ở bốn thôn: Thích Chung, Vinh Quang, Thiện Chi và Bá Hương.
Nhờ sự chỉ dẫn nhiệt tình của ông Khuy, chúng tôi lần lượt được chiêm ngưỡng những giếng cổ ứng với bốn hướng đông, tây, nam, bắc của thôn Thiện Chi. Một điểm trùng khớp của các giếng là phần dưới tang giếng đều được thiết kế hình tròn, được tạo bởi những viên đá cuội lớn xếp chồng khít trông rất đẹp mắt.
< Dọc đường thôn Thiện Chi còn có phiến đá (đối diện giếng cổ phía tây) ghi lại quá trình sửa chữa, tu tạo giếng cổ.
Điển hình, tang giếng cổ nhà ông Dương Văn Lại còn ghi lại nguyên vẹn dòng chữ "Hồng Đức Nhị Thập Nhất Niên Canh Tuất Thập Nguyệt Tam Thập Nhật khởi tạo".
< Nằm ven đường làng thuộc thôn Thích Chung, chiếc giếng cổ này cũng được khơi lại sau nhiều năm bị lấp vùi. Chiếc giếng vẫn được “phục chế” theo dáng cũ, miệng vẫn vuông nhưng xây bằng gạch.
Giếng này nằm ở phía tây thôn Thiện Chi và được coi là nguyên bản, so với nhiều giếng cổ đã bị cải tạo thành hình tròn hay bị chôn lấp. Bà Dương Thị Tẻo, vợ ông Lại, còn cho biết vào mùa khô các giếng đào, giếng khoan trong thôn đều cạn trơ đáy, riêng giếng cổ của gia đình vẫn đầy ắp nước!
< Chiếc giếng cổ này ở thôn Thiện Chi trước đây đã lấp, cách đây 3 năm do khan hiếm nước ở các giếng mới đào, chính quyền thôn khơi lại giếng cổ này nhưng xây bằng gạch với miệng giếng tròn. Tuy nhiên các phiến đá cổ dùng làm tang giếng vẫn được dựng xung quanh sân giếng.
Câu chuyện về giếng cổ hơn 600 tuổi vẫn còn nhiều bí ẩn và trăn trở khi lúc ra về, ông Khuy bật mí về một khối đá đen đặc có nhiều vết lồi lõm tựa như nếp nhăn, được tìm thấy dưới đáy giếng cổ. Ông Khuy kể sau lần khai quật hai giếng cổ, dân làng đã tìm thấy trong mỗi giếng một khối đá tương tự bên cạnh hàng trăm viên đá cuội. Chỉ tiếc đến nay, những bí ẩn về khối đá này vẫn là một câu hỏi cần sự giải mã từ các nhà khoa học…
Tổng hợp
Comments
Post a Comment