Di tích lịch sử văn hóa đền Dọc (Hải Dương)
Đền Dọc thuộc thôn Lạc Dục, xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ) là một ngôi đền cổ thờ bà Vũ Thị Đức, người đã có công giúp vua Lê đánh giặc. Đền đã được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hoá từ năm 2005.
Theo cuốn Thần tích do Nguyễn Bính phụng soạn vào mùa xuân năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) và các tài liệu còn lưu giữ tại chùa, đền Dọc được xây dựng vào thời Hậu Lê, thờ thánh mẫu Vũ Thị Đức, người có công nuôi 2 con "tâm nhân mình xà", hiệu là Hắc Long Quân và Bạch Long Quân, tương truyền đã hiển linh phù vua Lê đánh giặc cuối thế kỷ 15.
Trong kháng chiến chống Pháp, đền Dọc là nơi trú quân của du kích và bộ đội địa phương đánh giặc trên đường 391, điển hình là trận đánh ngày 10/12/1948 đã gây cho địch nhiều tổn thất. Để ngăn chặn lực lượng du kích và bộ đội của ta, địch đã đốt và san phẳng ngôi đền. Suốt một thời gian dài đền trở thành khu hoang tàn, nhân dân không nơi thờ cúng.
Hầu hết các sắc phong của Thánh Mẫu đều bị thất lạc, chỉ còn lưu giữ được 3 sắc phong của triều đại Lê - Nguyễn, đó là: năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767), Duy Tân năm thứ 3 (1090), Khải Định năm thứ 9 (1924). Đến năm 1989, nhân dân trong thôn đã quyên góp tiền của, vật liệu dựng được 3 gian hậu cung, 5 gian tiền tế, 5 gian nhà khách. Mặt bằng đền có kiến trúc hình chữ Đinh (T); mái tiền tế bao gồm hệ thống hoành, rui bằng gỗ lim chắc chắn, lợp ngói mũi truyền thống, bờ nóc, bờ cánh mềm mại; trên mái đắp lưỡng long trầu nguyệt và lạc long; xung quanh khu di tích vẫn giữ được 2 ao như xưa kia, có cây xanh, cảnh quan khá đẹp.
Tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh Mẫu, hằng năm nhân dân trong thôn thường tổ chức lễ hội truyền thống từ ngày 11 đến ngày 13 tháng giêng (âm lịch). Trong đó, ngày 11 rước kiệu Đức Thánh Mẫu, Đức Thánh Ông và hai Đức Thánh Tử từ đền về đình làng, ngày 13 rước ngược trở lại. Trong lễ hội, thôn còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian. Với bề dày lịch sử, năm 2005, đền Dọc được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử văn hoá.
Những năm gần đây, cán bộ và nhân dân trong thôn Lạc Dục luôn quan tâm đến việc bảo tồn đền Dọc. Nhân dân trong thôn đã công đức trên 1,3 tỷ đồng xây dựng và tu bổ đền Dọc với kết cấu nhà tiền bái 5 gian, 8 mái và hậu cung. Toàn bộ công trình đền Dọc đã được khánh thành vào cuối năm 2009, đáp ứng lòng mong mỏi của cán bộ và nhân dân.
Theo TCDL, ảnh internet
Theo cuốn Thần tích do Nguyễn Bính phụng soạn vào mùa xuân năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) và các tài liệu còn lưu giữ tại chùa, đền Dọc được xây dựng vào thời Hậu Lê, thờ thánh mẫu Vũ Thị Đức, người có công nuôi 2 con "tâm nhân mình xà", hiệu là Hắc Long Quân và Bạch Long Quân, tương truyền đã hiển linh phù vua Lê đánh giặc cuối thế kỷ 15.
Trong kháng chiến chống Pháp, đền Dọc là nơi trú quân của du kích và bộ đội địa phương đánh giặc trên đường 391, điển hình là trận đánh ngày 10/12/1948 đã gây cho địch nhiều tổn thất. Để ngăn chặn lực lượng du kích và bộ đội của ta, địch đã đốt và san phẳng ngôi đền. Suốt một thời gian dài đền trở thành khu hoang tàn, nhân dân không nơi thờ cúng.
Hầu hết các sắc phong của Thánh Mẫu đều bị thất lạc, chỉ còn lưu giữ được 3 sắc phong của triều đại Lê - Nguyễn, đó là: năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767), Duy Tân năm thứ 3 (1090), Khải Định năm thứ 9 (1924). Đến năm 1989, nhân dân trong thôn đã quyên góp tiền của, vật liệu dựng được 3 gian hậu cung, 5 gian tiền tế, 5 gian nhà khách. Mặt bằng đền có kiến trúc hình chữ Đinh (T); mái tiền tế bao gồm hệ thống hoành, rui bằng gỗ lim chắc chắn, lợp ngói mũi truyền thống, bờ nóc, bờ cánh mềm mại; trên mái đắp lưỡng long trầu nguyệt và lạc long; xung quanh khu di tích vẫn giữ được 2 ao như xưa kia, có cây xanh, cảnh quan khá đẹp.
Tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh Mẫu, hằng năm nhân dân trong thôn thường tổ chức lễ hội truyền thống từ ngày 11 đến ngày 13 tháng giêng (âm lịch). Trong đó, ngày 11 rước kiệu Đức Thánh Mẫu, Đức Thánh Ông và hai Đức Thánh Tử từ đền về đình làng, ngày 13 rước ngược trở lại. Trong lễ hội, thôn còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian. Với bề dày lịch sử, năm 2005, đền Dọc được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử văn hoá.
Những năm gần đây, cán bộ và nhân dân trong thôn Lạc Dục luôn quan tâm đến việc bảo tồn đền Dọc. Nhân dân trong thôn đã công đức trên 1,3 tỷ đồng xây dựng và tu bổ đền Dọc với kết cấu nhà tiền bái 5 gian, 8 mái và hậu cung. Toàn bộ công trình đền Dọc đã được khánh thành vào cuối năm 2009, đáp ứng lòng mong mỏi của cán bộ và nhân dân.
Theo TCDL, ảnh internet
Comments
Post a Comment