Công viên Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức
Công viên tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức là công trình kiến trúc đặc biệt, có giá trị cao về mặt mỹ thuật, văn hóa, lịch sử. Là nơi nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tôn vinh công đức của Bồ tát Thích Quảng Đức, nhân vật và sự kiện tiêu biểu trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Tại ngã tư Lê văn Duyệt - Phan Đình Phùng Sài Gòn (nay là ngã tư Cách mạng Tháng Tám - Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh), ngày 11/06/1963 hòa thượng Thích Quảng Đức tự tẩm xăng ướt mấy lớp cà sa, ngồi kiết già và châm lửa tự thiêu.
Ngọn lửa của Người gây chấn động tâm can toàn thế giới và là một phần nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm.
< Sau cái chết của Người, ở phía bên kia đường Cách mạng Tháng Tám (Lê văn Duyệt), trong khuôn viên đại sứ quán Campuchia, phật tử xin một khoảnh đất để dựng lên ngôi tháp tưởng niệm Người.
Sau 1975, trong nhiều năm trời, ở góc ngã tư bên này đường Cách mạng Tháng Tám là một cây xăng...
44 năm sau...
< Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức.
Ngày 6/11/2007, lễ khởi công xây dựng tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức được tổ chức trang trọng tại số 70 - 72 đường Cách Mạng Tháng Tám, Q.3, TP.HCM, là địa điểm Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu cách đây 44 năm (1963) để phản đối chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo tại miền Nam Việt Nam.
Phù điêu sau lưng tượng đài.
Toàn cảnh Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức
Phương án thiết kế bao gồm công viên sân vườn rộng gần 2.000m² với hồ sen, đường đi dạo, cây xanh, thảm cỏ ở mặt bằng và địa chỉ nêu trên. Trong công viên sẽ đặt tượng đài Thích Quảng Đức cao 6m tính từ chân tượng, đường kính 4,5m, nặng 12 tấn, được đúc bằng đồng nguyên chất.
Sau lưng tượng là tấm phù điêu dài 16m, cao 5m, mô tả cuộc đấu tranh bảo vệ Phật pháp và dân tộc. Trước mặt tượng sẽ có sân hành lễ rộng 120m². Tượng đài và phù điêu được thực hiện và lắp đặt theo mẫu tạo hình mỹ thuật của ông Võ Công Thắng - tác giả đoạt giải nhất trong Cuộc thi sáng tác mẫu tượng đài - phù điêu Bồ tát Thích Quảng Đức do Thành hội Phật giáo kết hợp Sở VHTT TP.HCM phát động.
Ngày 18/09/2010, công viên Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức được khánh thành. Công viên tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức là công trình kiến trúc đặc biệt, có giá trị cao về mặt mỹ thuật, văn hóa, lịch sử. Là nơi nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tôn vinh công đức của Bồ tát Thích Quảng Đức, nhân vật và sự kiện tiêu biểu trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
< Tượng đài lung linh về đêm.
Đây là thành quả của nhiều trí tuệ, tâm huyết hội tụ và cùng thực hiện, trong đó có sự nỗ lực rất lớn của nhóm thiết kế thuộc Hội Kiến trúc sư TPHCM do kiến trúc sư Trường Lưu chủ trì. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, đây là một trong những công trình tượng đài đẹp nhất thành phố tính đến giai đoạn này.
Ở một ngã tư trung tâm của thành phố sôi động như TP Hồ Chí Minh, sự xuất hiện của công viên Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức như một khoảng lặng nghiêm trang. Nơi ấy giúp người ta những phút tịnh tâm, bồi hồi nhớ lại những thời khắc lịch sử, những con người vị quốc vong thân, bậc chân tu tử vì đạo.
< Giữa dòng xe cộ náo nhiệt ồn ào, màu xanh của cỏ, của sen, của những cây cau cho ta khoảnh khắc yên bình.
Thảm cỏ, cây xanh, hồ sen quanh tượng đài được thiết kế thật đẹp, cây bồ đề cổ thụ sừng sững uy nghi. Toàn bộ công trình thể hiện được sự thanh thoát, trang trọng, hiện đại.
Với khách du lịch, đây là một điểm đến đậm nét văn hóa, lịch sử - và rất đẹp.
- Tổng hợp từ Vncgarden, Xaluan
Tại ngã tư Lê văn Duyệt - Phan Đình Phùng Sài Gòn (nay là ngã tư Cách mạng Tháng Tám - Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh), ngày 11/06/1963 hòa thượng Thích Quảng Đức tự tẩm xăng ướt mấy lớp cà sa, ngồi kiết già và châm lửa tự thiêu.
Ngọn lửa của Người gây chấn động tâm can toàn thế giới và là một phần nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm.
< Sau cái chết của Người, ở phía bên kia đường Cách mạng Tháng Tám (Lê văn Duyệt), trong khuôn viên đại sứ quán Campuchia, phật tử xin một khoảnh đất để dựng lên ngôi tháp tưởng niệm Người.
Sau 1975, trong nhiều năm trời, ở góc ngã tư bên này đường Cách mạng Tháng Tám là một cây xăng...
44 năm sau...
< Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức.
Ngày 6/11/2007, lễ khởi công xây dựng tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức được tổ chức trang trọng tại số 70 - 72 đường Cách Mạng Tháng Tám, Q.3, TP.HCM, là địa điểm Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu cách đây 44 năm (1963) để phản đối chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo tại miền Nam Việt Nam.
Phù điêu sau lưng tượng đài.
Toàn cảnh Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức
Phương án thiết kế bao gồm công viên sân vườn rộng gần 2.000m² với hồ sen, đường đi dạo, cây xanh, thảm cỏ ở mặt bằng và địa chỉ nêu trên. Trong công viên sẽ đặt tượng đài Thích Quảng Đức cao 6m tính từ chân tượng, đường kính 4,5m, nặng 12 tấn, được đúc bằng đồng nguyên chất.
Sau lưng tượng là tấm phù điêu dài 16m, cao 5m, mô tả cuộc đấu tranh bảo vệ Phật pháp và dân tộc. Trước mặt tượng sẽ có sân hành lễ rộng 120m². Tượng đài và phù điêu được thực hiện và lắp đặt theo mẫu tạo hình mỹ thuật của ông Võ Công Thắng - tác giả đoạt giải nhất trong Cuộc thi sáng tác mẫu tượng đài - phù điêu Bồ tát Thích Quảng Đức do Thành hội Phật giáo kết hợp Sở VHTT TP.HCM phát động.
Ngày 18/09/2010, công viên Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức được khánh thành. Công viên tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức là công trình kiến trúc đặc biệt, có giá trị cao về mặt mỹ thuật, văn hóa, lịch sử. Là nơi nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tôn vinh công đức của Bồ tát Thích Quảng Đức, nhân vật và sự kiện tiêu biểu trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
< Tượng đài lung linh về đêm.
Đây là thành quả của nhiều trí tuệ, tâm huyết hội tụ và cùng thực hiện, trong đó có sự nỗ lực rất lớn của nhóm thiết kế thuộc Hội Kiến trúc sư TPHCM do kiến trúc sư Trường Lưu chủ trì. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, đây là một trong những công trình tượng đài đẹp nhất thành phố tính đến giai đoạn này.
Ở một ngã tư trung tâm của thành phố sôi động như TP Hồ Chí Minh, sự xuất hiện của công viên Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức như một khoảng lặng nghiêm trang. Nơi ấy giúp người ta những phút tịnh tâm, bồi hồi nhớ lại những thời khắc lịch sử, những con người vị quốc vong thân, bậc chân tu tử vì đạo.
< Giữa dòng xe cộ náo nhiệt ồn ào, màu xanh của cỏ, của sen, của những cây cau cho ta khoảnh khắc yên bình.
Thảm cỏ, cây xanh, hồ sen quanh tượng đài được thiết kế thật đẹp, cây bồ đề cổ thụ sừng sững uy nghi. Toàn bộ công trình thể hiện được sự thanh thoát, trang trọng, hiện đại.
Với khách du lịch, đây là một điểm đến đậm nét văn hóa, lịch sử - và rất đẹp.
- Tổng hợp từ Vncgarden, Xaluan
Comments
Post a Comment