Du ngoạn Sông Hinh
Sông Hinh là huyện miền núi của tỉnh Phú Yên với lợi thế là đất đai rộng lớn (88.460ha), chiếm gần 30% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh; địa hình bằng phẳng như một thảo nguyên lộng gió, phong cảnh thiên nhiên sông suối, núi non kỳ vĩ.
Đường đi tới Sông Hinh rất thuận lợi. Từ trung tâm thành phố Tuy Hòa theo quốc lộ 1A về hướng Nam, qua cầu Đà Rằng khoảng 1km đến ngã ba Phú Lâm rẽ phải về hướng Tây, đi khoảng 55km trên đường ĐT645 (đường số 5 đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia) là đến thị trấn Hai Riêng (Trung tâm hành chính của huyện Sông Hinh). Hiện tại, trên địa bàn Sông Hinh có gần 20 tộc người sinh sống, trong đó các tộc người thiểu số chiếm gần ½ dân số.
Sông Hinh bốn phía đều là núi, đỉnh cao nhất là Chư Ninh (1.035m). Có nhiều cảnh đẹp thơ mộng với con sông lớn nhất là Sông Ba chảy dọc theo ranh giới phía Bắc với huyện Sơn Hòa, có hồ thủy điện và nhiều nhánh sông rẽ, các khe suối chảy ra từ những đỉnh núi cao.
Ngoài ra, có hồ Trung tâm ở thị trấn Hai Riêng, Bầu Hà Lầm ở xã Ealâm, hồ Tân Lập, hồ Cảnh Tây, Hồ Eađin ở xã Eabar, thác H’Ly ở buôn Kít... Và đặc biệt là vùng tam giác: Thủy điện Sông Hinh - Thủy điện Sông Ba Hạ - Thủy điện Krông Năng là tâm điểm du lịch sinh thái đa dạng, thu hút khách thập phương. Sông Hinh còn là nơi có nhiều động vật quý hiếm, từ xa xưa đã đi vào ca dao thành ngữ “Cọp núi lá, cá Sông Hinh”…là những điểm nhấn ấn tượng, không phải nơi đâu cũng có, là tiềm năng, lợi thế cho phát triển nhiều loại hình du lịch.
Với nhiều thành phần tộc người sinh sống, quá trình cận cư và xen cư tạo nên bản sắc văn hóa phong phú, đa sắc, đa hình và độc đáo; trong đó dân tộc Êđê chiếm 1/3 dân số, được mệnh danh là xứ sở của trường ca ở vùng đất miền Tây Phú Yên. Qua khảo sát dân tộc học, tác giả công trình nghiên cứu “Các dân tộc thiểu số Phú Yên” (Nguyễn Quốc Lộc – Vũ Thị Việt) đã từng nhận xét: đáng chú ý là trường ca ở đây còn “nguyên chất” hơn cả. Với một không gian phong phú về bản sắc văn hóa, những màu sắc của từng dân tộc là tài sản chung của các dân tộc anh em. Đó cũng là những sản phẩm du lịch hấp dẫn, mới lạ mà khách du lịch rất thích khám phá và tìm hiểu.
Điều hấp dẫn đối với khách du lịch khi đến với Sông Hinh là đến với đồng bào của từng buôn làng; từ sáng sớm tinh mơ, cho đến đêm khuya thanh vắng du khách có thể nghe đủ mọi thứ âm thanh, âm nhạc như tiếng diều sáo réo rắc lưng trời, tiếng đàn tơ rưng vang vọng từ suối nước, tiếng mõ đuổi chim bằng sức gió từ các chòi rẫy, tiếng véo von của các loại sáo dọc, sáo ngang của những chàng trai dùng để nói lên tiếng lòng mình với các sơn nữ; tiếng đàn tính của dân tộc Tày, đàn Tơ rưng, đàn Klôngpút ngân vang của dân tộc Êđê.
Và nhất là du khách được thưởng thức các dòng cồng chiêng Aráp của dân tộc Êđê, trống đôi, cồng ba, chinh năm của dân tộc Bana- chăm Hroi. Đến đây, du khách tha hồ tìm hiểu những tiếng cồng chiêng chứa đựng nhiều màu sắc âm điệu: Chiêng báo tin vui, chiêng của dân làng săn đuổi thú, được mùa; chiêng trong lễ thổi tai mừng trẻ sơ sinh đầy cữ, chiêng trong lễ cầu hôn nhắc nhở đôi trai gái yêu thương bền chặt, tiếng cồng chiêng xua đuổi thú dữ khi phá rẫy nương; cồng chiêng thúc giục trai tráng dân làng xung trận khi có chiến tranh và cổ vũ mọi người chiến đấu quên mình vì sự tồn vong của cộng đồng dân tộc…
Thật vui thú, được tự do, tự khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”; được tìm hiểu các lễ hội truyền thống, lối sống, tập quán của từng tộc người; được xem đan gùi, đẽo tượng và nhất trực tiếp xem đồng bào dệt thổ cẩm. Nhiều khách nước ngoài rất mê và trầm trồ thán phục về tài nghệ dệt thổ cẩm của chị em phụ nữ Êđê, Bana, Chăm H’roi ở Sông Hinh. Thật dễ hiểu bởi họ vừa là người thợ dệt, vừa là thợ may và là thợ thêu; họ vừa là thợ thợ thủ công đồng thời cũng là một “nghệ nhân”.
Đến với đồng bào các dân tộc Sông Hinh du khách sẽ tìm thấy chất nghệ sỹ độc đáo của dân làng miền sơn cước. Nhìn những tấm khố, chiếc váy bền và đẹp là sản phẩm khéo tay, kiên trì của những người phụ nữ; những chiếc gùi trau chuốt xinh xắn là sản phẩm tỷ mỉ của các cụ già; những sản phẩm kỳ thú vườn tượng nhà mồ, sản phẩm cung ná mà tác giả chỉ là những người dân không qua trường lớp mới cảm nhận hết được sự sáng tạo độc đáo của bản sắc văn hoá tộc người…
Sau một ngày được tiếp xúc với những con người thân thiện, chất phác, cởi mở của người dân địa phương, được hòa mình vào phong cảnh hữu tình của buôn làng. Đêm về được say lòng bên ché rượu cần cùng với những làn điệu hát khan, trường ca, hát then; được thưởng thức tiếng kèn môi, đàn tính và được nắm tay múa xoan với các sơn nữ vui vầy bên ánh lửa trại bập bùng, rộn rã tiếng trống đôi, cồng ba, chiêng năm, chiêng Aráp…Toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số cùng với phong cảnh sông núi trùng điệp của Sông Hinh chắc chắn sẽ làm vừa lòng khách du lịch. Hãy thử một lần đến với Sông Hinh để được trải nghiệm những cảm giác khoái lạ về một vùng đất khúc ruột miền Trung của Tổ quốc.
- Theo TCDL, internet
Đường đi tới Sông Hinh rất thuận lợi. Từ trung tâm thành phố Tuy Hòa theo quốc lộ 1A về hướng Nam, qua cầu Đà Rằng khoảng 1km đến ngã ba Phú Lâm rẽ phải về hướng Tây, đi khoảng 55km trên đường ĐT645 (đường số 5 đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia) là đến thị trấn Hai Riêng (Trung tâm hành chính của huyện Sông Hinh). Hiện tại, trên địa bàn Sông Hinh có gần 20 tộc người sinh sống, trong đó các tộc người thiểu số chiếm gần ½ dân số.
Sông Hinh bốn phía đều là núi, đỉnh cao nhất là Chư Ninh (1.035m). Có nhiều cảnh đẹp thơ mộng với con sông lớn nhất là Sông Ba chảy dọc theo ranh giới phía Bắc với huyện Sơn Hòa, có hồ thủy điện và nhiều nhánh sông rẽ, các khe suối chảy ra từ những đỉnh núi cao.
Ngoài ra, có hồ Trung tâm ở thị trấn Hai Riêng, Bầu Hà Lầm ở xã Ealâm, hồ Tân Lập, hồ Cảnh Tây, Hồ Eađin ở xã Eabar, thác H’Ly ở buôn Kít... Và đặc biệt là vùng tam giác: Thủy điện Sông Hinh - Thủy điện Sông Ba Hạ - Thủy điện Krông Năng là tâm điểm du lịch sinh thái đa dạng, thu hút khách thập phương. Sông Hinh còn là nơi có nhiều động vật quý hiếm, từ xa xưa đã đi vào ca dao thành ngữ “Cọp núi lá, cá Sông Hinh”…là những điểm nhấn ấn tượng, không phải nơi đâu cũng có, là tiềm năng, lợi thế cho phát triển nhiều loại hình du lịch.
Với nhiều thành phần tộc người sinh sống, quá trình cận cư và xen cư tạo nên bản sắc văn hóa phong phú, đa sắc, đa hình và độc đáo; trong đó dân tộc Êđê chiếm 1/3 dân số, được mệnh danh là xứ sở của trường ca ở vùng đất miền Tây Phú Yên. Qua khảo sát dân tộc học, tác giả công trình nghiên cứu “Các dân tộc thiểu số Phú Yên” (Nguyễn Quốc Lộc – Vũ Thị Việt) đã từng nhận xét: đáng chú ý là trường ca ở đây còn “nguyên chất” hơn cả. Với một không gian phong phú về bản sắc văn hóa, những màu sắc của từng dân tộc là tài sản chung của các dân tộc anh em. Đó cũng là những sản phẩm du lịch hấp dẫn, mới lạ mà khách du lịch rất thích khám phá và tìm hiểu.
Điều hấp dẫn đối với khách du lịch khi đến với Sông Hinh là đến với đồng bào của từng buôn làng; từ sáng sớm tinh mơ, cho đến đêm khuya thanh vắng du khách có thể nghe đủ mọi thứ âm thanh, âm nhạc như tiếng diều sáo réo rắc lưng trời, tiếng đàn tơ rưng vang vọng từ suối nước, tiếng mõ đuổi chim bằng sức gió từ các chòi rẫy, tiếng véo von của các loại sáo dọc, sáo ngang của những chàng trai dùng để nói lên tiếng lòng mình với các sơn nữ; tiếng đàn tính của dân tộc Tày, đàn Tơ rưng, đàn Klôngpút ngân vang của dân tộc Êđê.
Và nhất là du khách được thưởng thức các dòng cồng chiêng Aráp của dân tộc Êđê, trống đôi, cồng ba, chinh năm của dân tộc Bana- chăm Hroi. Đến đây, du khách tha hồ tìm hiểu những tiếng cồng chiêng chứa đựng nhiều màu sắc âm điệu: Chiêng báo tin vui, chiêng của dân làng săn đuổi thú, được mùa; chiêng trong lễ thổi tai mừng trẻ sơ sinh đầy cữ, chiêng trong lễ cầu hôn nhắc nhở đôi trai gái yêu thương bền chặt, tiếng cồng chiêng xua đuổi thú dữ khi phá rẫy nương; cồng chiêng thúc giục trai tráng dân làng xung trận khi có chiến tranh và cổ vũ mọi người chiến đấu quên mình vì sự tồn vong của cộng đồng dân tộc…
Thật vui thú, được tự do, tự khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”; được tìm hiểu các lễ hội truyền thống, lối sống, tập quán của từng tộc người; được xem đan gùi, đẽo tượng và nhất trực tiếp xem đồng bào dệt thổ cẩm. Nhiều khách nước ngoài rất mê và trầm trồ thán phục về tài nghệ dệt thổ cẩm của chị em phụ nữ Êđê, Bana, Chăm H’roi ở Sông Hinh. Thật dễ hiểu bởi họ vừa là người thợ dệt, vừa là thợ may và là thợ thêu; họ vừa là thợ thợ thủ công đồng thời cũng là một “nghệ nhân”.
Đến với đồng bào các dân tộc Sông Hinh du khách sẽ tìm thấy chất nghệ sỹ độc đáo của dân làng miền sơn cước. Nhìn những tấm khố, chiếc váy bền và đẹp là sản phẩm khéo tay, kiên trì của những người phụ nữ; những chiếc gùi trau chuốt xinh xắn là sản phẩm tỷ mỉ của các cụ già; những sản phẩm kỳ thú vườn tượng nhà mồ, sản phẩm cung ná mà tác giả chỉ là những người dân không qua trường lớp mới cảm nhận hết được sự sáng tạo độc đáo của bản sắc văn hoá tộc người…
Sau một ngày được tiếp xúc với những con người thân thiện, chất phác, cởi mở của người dân địa phương, được hòa mình vào phong cảnh hữu tình của buôn làng. Đêm về được say lòng bên ché rượu cần cùng với những làn điệu hát khan, trường ca, hát then; được thưởng thức tiếng kèn môi, đàn tính và được nắm tay múa xoan với các sơn nữ vui vầy bên ánh lửa trại bập bùng, rộn rã tiếng trống đôi, cồng ba, chiêng năm, chiêng Aráp…Toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số cùng với phong cảnh sông núi trùng điệp của Sông Hinh chắc chắn sẽ làm vừa lòng khách du lịch. Hãy thử một lần đến với Sông Hinh để được trải nghiệm những cảm giác khoái lạ về một vùng đất khúc ruột miền Trung của Tổ quốc.
- Theo TCDL, internet
Comments
Post a Comment