Du lịch Bản Hốc
Tạm xa phố phường ồn ào, đắm mình vào không gian xanh êm đềm, thấp thoáng bóng áo cỏm của thiếu nữ Thái, ngắm những ngồi nhà sàn, đây đó lách cách tiếng thoi đưa...
Đặc biệt khi ngâm mình trong bồn nước khoáng nóng hổi ở suối bản Hốc xã Sơn Thịnh huyện Văn Chấn, bạn mới cảm nhận được sự kỳ diệu của đất và con người nơi miền Tây tỉnh Yên Bái.
Bản Hốc là một bản bình yên của người Thái cách huyện lị Văn Chấn khoảng 5 Km. Bản làng từ lâu được du khách yêu thích khám phá cung đường Tây Yên Bái chọn làm trạm dừng chân đầu tiên, nạp nguồn năng lượng mạnh mẽ cho những cung đường gay go kế tiếp.
Từ Hà Nội đi theo cung đường tây tây bắc của quốc lộ 32 khoảng 190 Km, du khách sẽ đến được bản. Tại đây có dòng suối Nhì bắt nguồn từ Thác Hoa ở Trạm Tấu chảy đổ xuống, qua đèo cao thung sâu mang đầy khí trời, hơi gió nên quanh năm mát mẻ.
< Giặt đồ bên suối.
Khi dòng Nhì chảy qua bản Hốc xã Sơn Thịnh thì sinh nguồn nước nóng. Nhiệt độ dòng suối trung bình từ 50°C - 60°C với độ khoáng khá tốt. Du khách có thể chọn hồ khoáng nóng do người dân bản xây với chi phí 7.000 - 10.000/ người, còn với những ai yêu thiên nhiên hoang sơ có thể ra đồng ngâm mình dưới lòng suối thỏa thích hít thở khí trời.
< Tắm khoáng nóng giữa trời đất...
Riêng về khu nhà tắm khoáng: Cũng như người dân bản địa, sinh ra đã được tắm suối khoáng nóng, ông Lò Văn Chồm lấy làm tự hào về dòng suối nóng quê mình. Nhận thấy kiểu “tắm tiên” giữa trời lâu nay của đồng bào chưa đáp ứng được nhu cầu thăm thú và nghỉ dưỡng của khách du lịch và nhân dân qua lại địa bàn nên năm 2004, ông huy động vốn liếng từ anh em, bạn bè xây dựng lên khu tắm nóng này.
Hiện nay, khu tắm nóng của gia đình ông có 19 phòng tắm cho cả khách bình dân và khách du lịch hạng sang. Ông cũng là người bản địa đầu tiên và là người Văn Chấn tiên phong trong lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch suối khoáng nóng ở Yên Bái.
Không ai nhớ suối Nhì có đã bao lâu, chỉ biết rằng giai thoại về sự tích suối nước nóng bản Hốc cho đến giờ còn được người già trong vùng truyền kể.
Chuyện kể rằng thuở xưa, Ma Long Vương vốn là một con thuồng luồng của đất mường Bảnh, tính nóng như lửa. Biết ngòi Nhì đoạn chảy qua bản Hốc lắm cá, tôm nên nảy sinh lòng tham chiếm giữ. Sau mấy ngày giao tranh dữ dội với Ma Long Vương ngòi Nhì, Ma Long Vương mường Bảnh thua trận, không kịp chạy về phải lặn sâu dưới đáy nước trốn biệt.
Kể từ ấy, suối Nhì chảy qua bản Hốc nước nóng rát, sủi tăm sùng sục suốt ngày đêm. Người ta bảo rằng, đó là hơi thở dữ dội của kẻ bại trận. Thực hư truyền tích khiến cho suối nước nóng bản Hốc mang đậm màu sắc huyền hoặc, thần bí, cuốn hút du khách thập phương.
Buổi tối có thể ngủ nhà sàn với giá 20.000 - 30.000/người, thưởng thức các đặc sản của người Thái như rượu ong Bản Hóc, cơm lam với cá suối nướng, thịt én.. và tham gia những điệu múa truyền thống: múa xòe, múa sạp cùng các cô gái Thái. Ban ngày có thể dạo quanh làng bản ngắm nhìn những ngôi nhà sàn cổ, những cô gái Thái trong trang phục truyền thống thấp thoáng sau khung cửi.
Xuân này về bản Hốc, về với truyền tích xưa của một vùng đất đẹp: du khách chẳng những tìm được cho mình những giây phút thư thái trong bồn nước khoáng nóng hay những bãi “tắm tiên” thơ mộng mà còn được tận hưởng cảch đẹp của núi rừng Tây Bắc, với những cô gái Thái thoải mái tắm trần trên dòng suối. Để rồi say mềm cùng em gái Thái trong chén rượu ngô thơm nồng, trong điệu Khắp, điệu Xoè xao xuyến lòng người; được mời nghỉ lại trong ngôi nhà sàn xinh xắn, cùng thưởng thức những món ăn dân dã của người Thái hiếu khách…
Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ gợi cho bạn, cho tôi ấn tượng về nét hoang sơ một thuở của suối khoáng nóng bản Hốc, nơi đang được chọn làm điểm đến thú vị của nhiều người.
tổng hợp
Đặc biệt khi ngâm mình trong bồn nước khoáng nóng hổi ở suối bản Hốc xã Sơn Thịnh huyện Văn Chấn, bạn mới cảm nhận được sự kỳ diệu của đất và con người nơi miền Tây tỉnh Yên Bái.
Bản Hốc là một bản bình yên của người Thái cách huyện lị Văn Chấn khoảng 5 Km. Bản làng từ lâu được du khách yêu thích khám phá cung đường Tây Yên Bái chọn làm trạm dừng chân đầu tiên, nạp nguồn năng lượng mạnh mẽ cho những cung đường gay go kế tiếp.
Từ Hà Nội đi theo cung đường tây tây bắc của quốc lộ 32 khoảng 190 Km, du khách sẽ đến được bản. Tại đây có dòng suối Nhì bắt nguồn từ Thác Hoa ở Trạm Tấu chảy đổ xuống, qua đèo cao thung sâu mang đầy khí trời, hơi gió nên quanh năm mát mẻ.
< Giặt đồ bên suối.
Khi dòng Nhì chảy qua bản Hốc xã Sơn Thịnh thì sinh nguồn nước nóng. Nhiệt độ dòng suối trung bình từ 50°C - 60°C với độ khoáng khá tốt. Du khách có thể chọn hồ khoáng nóng do người dân bản xây với chi phí 7.000 - 10.000/ người, còn với những ai yêu thiên nhiên hoang sơ có thể ra đồng ngâm mình dưới lòng suối thỏa thích hít thở khí trời.
< Tắm khoáng nóng giữa trời đất...
Riêng về khu nhà tắm khoáng: Cũng như người dân bản địa, sinh ra đã được tắm suối khoáng nóng, ông Lò Văn Chồm lấy làm tự hào về dòng suối nóng quê mình. Nhận thấy kiểu “tắm tiên” giữa trời lâu nay của đồng bào chưa đáp ứng được nhu cầu thăm thú và nghỉ dưỡng của khách du lịch và nhân dân qua lại địa bàn nên năm 2004, ông huy động vốn liếng từ anh em, bạn bè xây dựng lên khu tắm nóng này.
Hiện nay, khu tắm nóng của gia đình ông có 19 phòng tắm cho cả khách bình dân và khách du lịch hạng sang. Ông cũng là người bản địa đầu tiên và là người Văn Chấn tiên phong trong lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch suối khoáng nóng ở Yên Bái.
Không ai nhớ suối Nhì có đã bao lâu, chỉ biết rằng giai thoại về sự tích suối nước nóng bản Hốc cho đến giờ còn được người già trong vùng truyền kể.
Chuyện kể rằng thuở xưa, Ma Long Vương vốn là một con thuồng luồng của đất mường Bảnh, tính nóng như lửa. Biết ngòi Nhì đoạn chảy qua bản Hốc lắm cá, tôm nên nảy sinh lòng tham chiếm giữ. Sau mấy ngày giao tranh dữ dội với Ma Long Vương ngòi Nhì, Ma Long Vương mường Bảnh thua trận, không kịp chạy về phải lặn sâu dưới đáy nước trốn biệt.
Kể từ ấy, suối Nhì chảy qua bản Hốc nước nóng rát, sủi tăm sùng sục suốt ngày đêm. Người ta bảo rằng, đó là hơi thở dữ dội của kẻ bại trận. Thực hư truyền tích khiến cho suối nước nóng bản Hốc mang đậm màu sắc huyền hoặc, thần bí, cuốn hút du khách thập phương.
Buổi tối có thể ngủ nhà sàn với giá 20.000 - 30.000/người, thưởng thức các đặc sản của người Thái như rượu ong Bản Hóc, cơm lam với cá suối nướng, thịt én.. và tham gia những điệu múa truyền thống: múa xòe, múa sạp cùng các cô gái Thái. Ban ngày có thể dạo quanh làng bản ngắm nhìn những ngôi nhà sàn cổ, những cô gái Thái trong trang phục truyền thống thấp thoáng sau khung cửi.
Xuân này về bản Hốc, về với truyền tích xưa của một vùng đất đẹp: du khách chẳng những tìm được cho mình những giây phút thư thái trong bồn nước khoáng nóng hay những bãi “tắm tiên” thơ mộng mà còn được tận hưởng cảch đẹp của núi rừng Tây Bắc, với những cô gái Thái thoải mái tắm trần trên dòng suối. Để rồi say mềm cùng em gái Thái trong chén rượu ngô thơm nồng, trong điệu Khắp, điệu Xoè xao xuyến lòng người; được mời nghỉ lại trong ngôi nhà sàn xinh xắn, cùng thưởng thức những món ăn dân dã của người Thái hiếu khách…
Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ gợi cho bạn, cho tôi ấn tượng về nét hoang sơ một thuở của suối khoáng nóng bản Hốc, nơi đang được chọn làm điểm đến thú vị của nhiều người.
tổng hợp
mình có biết 1 nhóm chuyên phượt vietnam motorbike tours loop bike tours chuyên tổ chức những tua đến các bản làng miền bắc thế này
ReplyDelete