Con đường dài nhất Việt Nam
Đường tuần tra biên giới (còn gọi là "Nam quốc sơn hà") có chiều dài tổng cộng khoảng trên 10.000km, trở thành con đường dài nhất Việt Nam, vắt qua 29 tỉnh biên giới. Đường tuần tra biên giới đi qua các địa hình đặc biệt khó khăn, núi cao, vực sâu rất dễ sạt lở vùi lấp do mưa bão, lũ ống, lũ quét.
Điểm đặc biệt ở con đường này là phải bảo đảm tiêu chí bám đường biên, biên giới chạy qua đâu, con đường theo sát đó, có khi là đỉnh núi cao mà ít người đặt chân đến, khi là lòng suối sâu, vách đá… Tất cả lực lượng bộ đội công binh trong toàn quân đã vào cuộc, bắt đầu từ đoạn đường đầu tiên ở biên giới tỉnh Bình Phước (giáp Campuchia), đến các tỉnh biên giới Tây Bắc, Đông Bắc. Từ năm 2007 đến nay, hàng ngàn km đường biên đã được bộ đội công binh làm qua những địa bàn như thế.
Mặc dù đã có máy, xe chuyên dụng, nhưng phần lớn công việc rà đường, phá núi lại diễn ra ở những vùng địa hình rất phức tạp nên thao tác thủ công vẫn là chính.
Địa hình thi công đường rất hiểm trở và cheo leo, có những đoạn đường nằm trên độ cao 2.000m so với mặt nước biển, có nơi lại tít dưới vực sâu mà lề đường bên kia là biên giới của bạn và nếu không xây dựng Đường tuần tra biên giới chắc sẽ không có dấu chân người.
Để mở đường, bộ đội phải mất rất nhiều công sức làm đường công vụ, trung bình 3-4 ngày mới đưa được một chuyến vật liệu vào công trường”. Việc “giải phóng mặt bằng” ở nơi đây cũng không kém phần gian nan. Để đưa được bộc phá vào khe núi, lính công binh phải lên tận đỉnh núi cao tìm cây to buộc dây thừng, dây chão vào rồi đeo khí tài để khoan đá, nhồi thuốc phá núi, mở đường.
Đường tuần tra biên giới là một công trình mang ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Bước đầu hệ thống đường này đã đáp ứng cho nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên tuyến biên giới; tạo điều kiện cho việc thành lập mới, triển khai các đồn, trạm biên phòng. Hệ thống đường tuần tra biên giới góp phần phục vụ tốt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, tạo điều kiện cho việc cơ cấu lại các khu kinh tế.
Hệ thống đường tuần tra biên giới được xây dựng cũng đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc trên các vùng biên giới và thông qua đó: con đường cũng sẽ vụ vụ du lịch trong tương lai.
Được Chính phủ giao nhiệm vụ, Bộ Quốc phòng tổ chức lực lượng thi công. Từ khi dự án được khởi công xây dựng, các đơn vị công binh và các doanh nghiệp quân đội tham gia thi công tuyến đường đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành hàng ngàn km đường bảo đảm chất lượng, giá thành rẻ đưa vào sử dụng.
Theo Đề án quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo đã được chính phủ phê duyệt, hệ thống đường tuần tra biên giới được xây dựng trên địa bàn 25 tỉnh biên giới đất liền từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Tổng khối lượng theo quy hoạch xây dựng là 10.196 km, đường dọc biên được xây dựng trong khu vực vành đai biên giới trong phạm vi khoảng 1000 m tính từ đường biên giới quốc gia.
Giai đoạn 2006-2010 triển khai xây dựng đường tuần tra biên giới trên địa bàn 19 tỉnh với khối lượng 1.969 km, trong đó có 21 dự án chuyển tiếp dài 484 km do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, các quân khu làm chủ đầu tư. 32 dự án do Bộ Tổng tham mưu làm chủ đầu tư dài 1.512 km tại các địa bàn: Tây Nguyên, Tây Bắc và tuyến biên giới Việt - Trung.
Thiếu tướng Hoàng Kiền cho biết: đến nay, 3 tỉnh Quảng Ninh, Kon Tum, Gia Lai đã hoàn thành việc xây dựng đường tuần tra biên giới.
Đến năm 2012, hệ thống đường tuần tra biên giới do Bộ Tổng tham mưu làm chủ đầu tư giai đoạn 2006-2010 sẽ hoàn thành 1.512 km đường ô tô tiêu chuẩn, sẽ thông được hai tuyến: Tuyến Lạng Sơn- Quảng Ninh (từ Móng Cái đến cửa khẩu Chi Ma- Lạng Sơn) dài khoảng 250 km; Tuyến Kon Tum- Bình Phước với tổng chiều dài thông tuyến khoảng 970 km; hoàn thành từng phân đoạn (cả đường dọc và đường ngang) trên địa bàn từng tỉnh.
Giai đoạn 2011-2015 sẽ mở mới và nâng cấp khoảng 1.700 km, sẽ đi qua địa bàn 18 tỉnh. Tuyến biên giới Việt Nam- Cam puchia sẽ xây dựng mới và kết hợp nâng cấp một số đoạn để hoàn chỉnh tuyến từ Kon Tum đến Kiên Giang.
Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc sẽ xây dựng mới và nâng cấp để thông tuyến từ Quảng Ninh đến Lạng Sơn và một phần biên giới tỉnh Cao Bằng cùng một số dự án của tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Tuyến biên giới Việt Nam - Lào sẽ triển khai tiếp một số khu vực ở các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam.
Ban quản lý dự án 47 đã làm việc với các tỉnh, thống nhất quy hoạch chi tiết xây dựng đường tuần tra biên giới trên địa bàn, dự kiến sẽ hoàn thành đề án quy hoạch giai đoạn 2011-2015, báo cáo Bộ Quốc phòng, trình chính phủ phê duyệt làm cơ sở triển khai các dự án thành phần từ năm 2011 trở đi.
Các địa phương có đường tuần tra biên giới nhân dân rất phấn khởi, kinh tế ở khu vực biên giới phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. An ninh khu vực biên giới được giữ vững, lưu thông giữa các vùng trên biên giới thuận lợi, công tác bảo vệ biên giới được bảo đảm.
Từ bài này, sẽ trích đăng bài "Con đường Nam quốc sơn hà" gồm 4 phần nói về tuyến đường tuần tra biên giới này, mong các bạn đón xem.
Con đường “Nam quốc sơn hà” (Kỳ 1)
Con đường “Nam quốc sơn hà” (Kỳ 2)
Con đường “Nam quốc sơn hà” (Kỳ 3)
Con đường “Nam quốc sơn hà” (Kỳ 4)
Điểm đặc biệt ở con đường này là phải bảo đảm tiêu chí bám đường biên, biên giới chạy qua đâu, con đường theo sát đó, có khi là đỉnh núi cao mà ít người đặt chân đến, khi là lòng suối sâu, vách đá… Tất cả lực lượng bộ đội công binh trong toàn quân đã vào cuộc, bắt đầu từ đoạn đường đầu tiên ở biên giới tỉnh Bình Phước (giáp Campuchia), đến các tỉnh biên giới Tây Bắc, Đông Bắc. Từ năm 2007 đến nay, hàng ngàn km đường biên đã được bộ đội công binh làm qua những địa bàn như thế.
Mặc dù đã có máy, xe chuyên dụng, nhưng phần lớn công việc rà đường, phá núi lại diễn ra ở những vùng địa hình rất phức tạp nên thao tác thủ công vẫn là chính.
Địa hình thi công đường rất hiểm trở và cheo leo, có những đoạn đường nằm trên độ cao 2.000m so với mặt nước biển, có nơi lại tít dưới vực sâu mà lề đường bên kia là biên giới của bạn và nếu không xây dựng Đường tuần tra biên giới chắc sẽ không có dấu chân người.
Để mở đường, bộ đội phải mất rất nhiều công sức làm đường công vụ, trung bình 3-4 ngày mới đưa được một chuyến vật liệu vào công trường”. Việc “giải phóng mặt bằng” ở nơi đây cũng không kém phần gian nan. Để đưa được bộc phá vào khe núi, lính công binh phải lên tận đỉnh núi cao tìm cây to buộc dây thừng, dây chão vào rồi đeo khí tài để khoan đá, nhồi thuốc phá núi, mở đường.
Đường tuần tra biên giới là một công trình mang ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Bước đầu hệ thống đường này đã đáp ứng cho nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên tuyến biên giới; tạo điều kiện cho việc thành lập mới, triển khai các đồn, trạm biên phòng. Hệ thống đường tuần tra biên giới góp phần phục vụ tốt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, tạo điều kiện cho việc cơ cấu lại các khu kinh tế.
Hệ thống đường tuần tra biên giới được xây dựng cũng đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc trên các vùng biên giới và thông qua đó: con đường cũng sẽ vụ vụ du lịch trong tương lai.
Được Chính phủ giao nhiệm vụ, Bộ Quốc phòng tổ chức lực lượng thi công. Từ khi dự án được khởi công xây dựng, các đơn vị công binh và các doanh nghiệp quân đội tham gia thi công tuyến đường đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành hàng ngàn km đường bảo đảm chất lượng, giá thành rẻ đưa vào sử dụng.
Theo Đề án quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo đã được chính phủ phê duyệt, hệ thống đường tuần tra biên giới được xây dựng trên địa bàn 25 tỉnh biên giới đất liền từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Tổng khối lượng theo quy hoạch xây dựng là 10.196 km, đường dọc biên được xây dựng trong khu vực vành đai biên giới trong phạm vi khoảng 1000 m tính từ đường biên giới quốc gia.
Giai đoạn 2006-2010 triển khai xây dựng đường tuần tra biên giới trên địa bàn 19 tỉnh với khối lượng 1.969 km, trong đó có 21 dự án chuyển tiếp dài 484 km do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, các quân khu làm chủ đầu tư. 32 dự án do Bộ Tổng tham mưu làm chủ đầu tư dài 1.512 km tại các địa bàn: Tây Nguyên, Tây Bắc và tuyến biên giới Việt - Trung.
Thiếu tướng Hoàng Kiền cho biết: đến nay, 3 tỉnh Quảng Ninh, Kon Tum, Gia Lai đã hoàn thành việc xây dựng đường tuần tra biên giới.
Đến năm 2012, hệ thống đường tuần tra biên giới do Bộ Tổng tham mưu làm chủ đầu tư giai đoạn 2006-2010 sẽ hoàn thành 1.512 km đường ô tô tiêu chuẩn, sẽ thông được hai tuyến: Tuyến Lạng Sơn- Quảng Ninh (từ Móng Cái đến cửa khẩu Chi Ma- Lạng Sơn) dài khoảng 250 km; Tuyến Kon Tum- Bình Phước với tổng chiều dài thông tuyến khoảng 970 km; hoàn thành từng phân đoạn (cả đường dọc và đường ngang) trên địa bàn từng tỉnh.
Giai đoạn 2011-2015 sẽ mở mới và nâng cấp khoảng 1.700 km, sẽ đi qua địa bàn 18 tỉnh. Tuyến biên giới Việt Nam- Cam puchia sẽ xây dựng mới và kết hợp nâng cấp một số đoạn để hoàn chỉnh tuyến từ Kon Tum đến Kiên Giang.
Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc sẽ xây dựng mới và nâng cấp để thông tuyến từ Quảng Ninh đến Lạng Sơn và một phần biên giới tỉnh Cao Bằng cùng một số dự án của tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Tuyến biên giới Việt Nam - Lào sẽ triển khai tiếp một số khu vực ở các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam.
Ban quản lý dự án 47 đã làm việc với các tỉnh, thống nhất quy hoạch chi tiết xây dựng đường tuần tra biên giới trên địa bàn, dự kiến sẽ hoàn thành đề án quy hoạch giai đoạn 2011-2015, báo cáo Bộ Quốc phòng, trình chính phủ phê duyệt làm cơ sở triển khai các dự án thành phần từ năm 2011 trở đi.
Các địa phương có đường tuần tra biên giới nhân dân rất phấn khởi, kinh tế ở khu vực biên giới phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. An ninh khu vực biên giới được giữ vững, lưu thông giữa các vùng trên biên giới thuận lợi, công tác bảo vệ biên giới được bảo đảm.
Từ bài này, sẽ trích đăng bài "Con đường Nam quốc sơn hà" gồm 4 phần nói về tuyến đường tuần tra biên giới này, mong các bạn đón xem.
Con đường “Nam quốc sơn hà” (Kỳ 1)
Con đường “Nam quốc sơn hà” (Kỳ 2)
Con đường “Nam quốc sơn hà” (Kỳ 3)
Con đường “Nam quốc sơn hà” (Kỳ 4)
Comments
Post a Comment