"Rồng vàng" Hải Dương
“Ngọt đến nao lòng, “em” gói cả hồn tôi” – Cậu bạn tôi vẫn thường thốt lên như thế mỗi lần “khề khà” bên chén trà xanh ngan ngát đắng với những phong bánh đậu xanh Hải Dương. Không ít người sẽ cười “máu nghệ sĩ” bốc đồng của cậu bạn tôi, nhưng tôi dám chắc chiếc bánh đậu xanh chẳng phải chỉ “gói” hồn riêng ai mà đã làm “nao lòng” không ít người thưởng thức.
Bánh đậu xanh Hải Dương dường như không mấy xa lạ với nhiều người bởi tính phổ biến rộng rãi của loại đặc sản này được bày bán ở nhiều siêu thị lớn của cả nước và được xuất khẩu đến một số nước trên thế giới.
Bánh đậu xanh Hải Dương người ta vẫn thường quen nhắc đến với cái tên bánh đậu xanh Rồng Vàng, từ lâu đã trở thành đặc sản của tỉnh Đông nói riêng và của người Việt nói chung. Chiếc bánh nhỏ bình dị mang trong mình cả một truyền thuyết.
Tục truyền rằng vua Bảo Đại khi đi kinh lý qua trấn Hải Dương được nhân dân nơi đây dâng lên loại bánh làm từ đậu xanh. Nhà vua bất ngờ trước vị ngon thanh đạm mà rất quý phái của loại bánh này đã ban sắc khen ngợi. Trên sắc có in hình Rồng vàng – biểu tượng quyền uy của thiên tử. Từ đó biểu tượng Rồng Vàng trở thành cái tên rất đặc biệt của bánh đậu xanh Hải Dương.
Trong ký ức của những người già, chiếc bánh đậu xanh gắn liền với tên tuổi của bánh đậu xanh Bảo Hiên, Cự Hương, Mai Hoa ngày xưa. Còn ngày nay, người dân Hải Dương tự hào với cả một hệ thống sản xuất kinh doanh rộng khắp. Ngay từ năm 2002 hiệp hội sản xuất bánh đậu xanh Hải Dương đã được ra mắt và ngày một phát triển. Những cái tên như Hòa An, Minh Ngọc, Gia Bảo, Nguyên Hương… trở thành những thương hiệu nổi tiếng được người sử dụng tin cậy.
Ra đời những năm đầu của thế kỷ XX tại thị xã Hải Dương, trải qua những biến cố thăng trầm trong sự phát triển nhưng bánh đậu xanh Hải Dương vẫn đọng nguyên hương vị cổ truyền đặc sắc thủa xưa. Với bốn loại nguyên liệu chính nguyên sơ của đồng nội làm nên phong vị đặc sắc cho bánh đậu xanh, đó là đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn và tinh dầu hoa bưởi. Qua bí quyết gia truyền của mỗi nghệ nhân làm bánh, những nguyên liệu này sẽ được hòa trộn theo một tỷ lệ tương ứng nhất định để giữ được hương vị đặc biệt của bánh.
Vào những năm gần đây, một số cơ sở sản xuấtt uy tín đã có một bước tiến mới trong việc thay mỡ lợn bằng dầu thực vật đảm bảo hơn cho sức khỏe của người tiêu dùng. người ta vẫn không khỏi thắc mắc vì cách đóng bánh theo quy chuẩn: 10 khẩu mỏng xếp thành 5 hàng (8,5 x 3,2 x1,1cm) nặng 45 gam dù qua bao nhiêu thời gian và những cải tiến trong mẫu mã vẫn không thay đổi. Cố đi tìm câu trả lời thích hợp nhưng cuối cùng tôi chỉ có thể lý giải ở một cái nhìn chủ quan: đây chính là “nét duyên” của loại bánh này.
Hiện nay cả thành phố Hải Dương có vài chục cơ sở sản xuất bánh đậu xanh, trong đó có những nhãn hiệu nổi tiếng như: Bảo Hiên, Nguyên Hương, Bảo Long, Bá Tiến, Hoà An, Minh Ngọc, Quê Hương,... Đặc biệt dọc các phố lớn trong thành phố Hải Dương như tuyến đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng bánh đậu xanh bày bán đầy ắp các của hàng.
Thành phần của bánh đến nay cũng chẳng khác gì thửa ban đầu, bởi nguyên liệu để tạo nên loại bánh này không phải khai thác ở đâu xa mà ở các vườn quê với đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu của hoa bưởi. Đậu xanh chọn loại mỏng, mẩy hạt, phơi thật khô kiệt khi sử dụng trần qua nước sôi, vớt hết hạt lép, lửng, mọt rồi rang khô, xay vỡ, sảy sạch vỏ, cho vào chảo rang nhỏ lửa để nhân đậu chín vàng.
Đậu rang xong đổ vào cối xay để xay nhỏ, điều tiết cho đậu chảy thật chậm để bột nhỏ mịn. Mỡ khổ còn tươi, lột da, rán nhỏ lửa để mỡ không bị cháy, vàng, rán xong lọc qua vải màn, loại bỏ những mẩu tóp nhỏ để mỡ trong suốt và thơm. Đường kết tinh hoà nước, lọc sạch bằng lòng trắng trứng cô đặc để khi hoà với bột đậu chóng nhuyễn đều, khi ăn không có cảm giác sạn. Tinh dầu hoa bưởi, chưng cất bằng phương pháp thủ công, trong đó có một số chất phụ gia như mùi già, rễ tòng bài.
Bốn nguyên liệu trên được pha với nhau theo một tỷ lệ hợp lý, rồi đóng thành từng khẩu vuông vào giấy bóng kính để giữ được chất lượng lâu hơn. Cứ mười khẩu gói thành một bánh hình chữ nhật theo 5 hàng hai nặng 45 gam.
Bánh đậu xanh Hải Dương ăn có vị ngọt thanh, vừa bỏ vào miệng là tan biến ngay nhưng đủ để người ăn kịp thưởng thức được vị ngọt, béo và thơm thoang thoảng mùi hương hoa bưởi, đậu xanh của bánh khiến thôi thúc người ăn để tiếp tục mở những miếng bánh khác.
Giữa thế giới các loại bánh kẹo rực rỡ hấp dẫn, hộp bánh đậu xanh khiêm nhường nhưng vẫn được tin cậy lựa chọn.
Bánh đậu xanh vẫn được ưa thích bởi vị rất riêng của nó. Đó là vị ngọt đậm đà, vị thơm ngầy ngậy. Sự hấp dẫn riêng tự bản thân chiếc bánh bởi nó vừa bình dị, vừa sang trọng. Bình dị bởi nó được tạo ra từ những gì thân thuộc của quê hương đồng nội, sang trọng bởi nó không phải là một thứ bánh tầm thường mà nó có mặt trong những dịp lễ lạt quan trọng, trong sự kiện cưới hỏi quan trọng của đời người hay bàn thờ ngày tết. Bánh đậu xanh vẫn là thứ quà mà trẻ em yêu thích, người già thỏa mãn và người đi xa mơ ước. Nó là tình, là vị, là hồn của đồng ruộng, quê hương của sứ sở dân tộc Việt.
Bánh đậu xanh Hải Dương không chỉ làm nôn nao những người dân Việt mà ngay cả bạn bè thế giới cũng rất thích loại bánh này. Mong lắm chiếc bánh thảo thơm sẽ được xuất khẩu rộng rãi hơn nữa trong tương lai.
- Tổng hợp từ Laodong, TCMN và nhiều nguồn khác.
Bánh đậu xanh Hải Dương dường như không mấy xa lạ với nhiều người bởi tính phổ biến rộng rãi của loại đặc sản này được bày bán ở nhiều siêu thị lớn của cả nước và được xuất khẩu đến một số nước trên thế giới.
Bánh đậu xanh Hải Dương người ta vẫn thường quen nhắc đến với cái tên bánh đậu xanh Rồng Vàng, từ lâu đã trở thành đặc sản của tỉnh Đông nói riêng và của người Việt nói chung. Chiếc bánh nhỏ bình dị mang trong mình cả một truyền thuyết.
Tục truyền rằng vua Bảo Đại khi đi kinh lý qua trấn Hải Dương được nhân dân nơi đây dâng lên loại bánh làm từ đậu xanh. Nhà vua bất ngờ trước vị ngon thanh đạm mà rất quý phái của loại bánh này đã ban sắc khen ngợi. Trên sắc có in hình Rồng vàng – biểu tượng quyền uy của thiên tử. Từ đó biểu tượng Rồng Vàng trở thành cái tên rất đặc biệt của bánh đậu xanh Hải Dương.
Trong ký ức của những người già, chiếc bánh đậu xanh gắn liền với tên tuổi của bánh đậu xanh Bảo Hiên, Cự Hương, Mai Hoa ngày xưa. Còn ngày nay, người dân Hải Dương tự hào với cả một hệ thống sản xuất kinh doanh rộng khắp. Ngay từ năm 2002 hiệp hội sản xuất bánh đậu xanh Hải Dương đã được ra mắt và ngày một phát triển. Những cái tên như Hòa An, Minh Ngọc, Gia Bảo, Nguyên Hương… trở thành những thương hiệu nổi tiếng được người sử dụng tin cậy.
Ra đời những năm đầu của thế kỷ XX tại thị xã Hải Dương, trải qua những biến cố thăng trầm trong sự phát triển nhưng bánh đậu xanh Hải Dương vẫn đọng nguyên hương vị cổ truyền đặc sắc thủa xưa. Với bốn loại nguyên liệu chính nguyên sơ của đồng nội làm nên phong vị đặc sắc cho bánh đậu xanh, đó là đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn và tinh dầu hoa bưởi. Qua bí quyết gia truyền của mỗi nghệ nhân làm bánh, những nguyên liệu này sẽ được hòa trộn theo một tỷ lệ tương ứng nhất định để giữ được hương vị đặc biệt của bánh.
Vào những năm gần đây, một số cơ sở sản xuấtt uy tín đã có một bước tiến mới trong việc thay mỡ lợn bằng dầu thực vật đảm bảo hơn cho sức khỏe của người tiêu dùng. người ta vẫn không khỏi thắc mắc vì cách đóng bánh theo quy chuẩn: 10 khẩu mỏng xếp thành 5 hàng (8,5 x 3,2 x1,1cm) nặng 45 gam dù qua bao nhiêu thời gian và những cải tiến trong mẫu mã vẫn không thay đổi. Cố đi tìm câu trả lời thích hợp nhưng cuối cùng tôi chỉ có thể lý giải ở một cái nhìn chủ quan: đây chính là “nét duyên” của loại bánh này.
Hiện nay cả thành phố Hải Dương có vài chục cơ sở sản xuất bánh đậu xanh, trong đó có những nhãn hiệu nổi tiếng như: Bảo Hiên, Nguyên Hương, Bảo Long, Bá Tiến, Hoà An, Minh Ngọc, Quê Hương,... Đặc biệt dọc các phố lớn trong thành phố Hải Dương như tuyến đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng bánh đậu xanh bày bán đầy ắp các của hàng.
Thành phần của bánh đến nay cũng chẳng khác gì thửa ban đầu, bởi nguyên liệu để tạo nên loại bánh này không phải khai thác ở đâu xa mà ở các vườn quê với đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu của hoa bưởi. Đậu xanh chọn loại mỏng, mẩy hạt, phơi thật khô kiệt khi sử dụng trần qua nước sôi, vớt hết hạt lép, lửng, mọt rồi rang khô, xay vỡ, sảy sạch vỏ, cho vào chảo rang nhỏ lửa để nhân đậu chín vàng.
Đậu rang xong đổ vào cối xay để xay nhỏ, điều tiết cho đậu chảy thật chậm để bột nhỏ mịn. Mỡ khổ còn tươi, lột da, rán nhỏ lửa để mỡ không bị cháy, vàng, rán xong lọc qua vải màn, loại bỏ những mẩu tóp nhỏ để mỡ trong suốt và thơm. Đường kết tinh hoà nước, lọc sạch bằng lòng trắng trứng cô đặc để khi hoà với bột đậu chóng nhuyễn đều, khi ăn không có cảm giác sạn. Tinh dầu hoa bưởi, chưng cất bằng phương pháp thủ công, trong đó có một số chất phụ gia như mùi già, rễ tòng bài.
Bốn nguyên liệu trên được pha với nhau theo một tỷ lệ hợp lý, rồi đóng thành từng khẩu vuông vào giấy bóng kính để giữ được chất lượng lâu hơn. Cứ mười khẩu gói thành một bánh hình chữ nhật theo 5 hàng hai nặng 45 gam.
Bánh đậu xanh Hải Dương ăn có vị ngọt thanh, vừa bỏ vào miệng là tan biến ngay nhưng đủ để người ăn kịp thưởng thức được vị ngọt, béo và thơm thoang thoảng mùi hương hoa bưởi, đậu xanh của bánh khiến thôi thúc người ăn để tiếp tục mở những miếng bánh khác.
Giữa thế giới các loại bánh kẹo rực rỡ hấp dẫn, hộp bánh đậu xanh khiêm nhường nhưng vẫn được tin cậy lựa chọn.
Bánh đậu xanh vẫn được ưa thích bởi vị rất riêng của nó. Đó là vị ngọt đậm đà, vị thơm ngầy ngậy. Sự hấp dẫn riêng tự bản thân chiếc bánh bởi nó vừa bình dị, vừa sang trọng. Bình dị bởi nó được tạo ra từ những gì thân thuộc của quê hương đồng nội, sang trọng bởi nó không phải là một thứ bánh tầm thường mà nó có mặt trong những dịp lễ lạt quan trọng, trong sự kiện cưới hỏi quan trọng của đời người hay bàn thờ ngày tết. Bánh đậu xanh vẫn là thứ quà mà trẻ em yêu thích, người già thỏa mãn và người đi xa mơ ước. Nó là tình, là vị, là hồn của đồng ruộng, quê hương của sứ sở dân tộc Việt.
Bánh đậu xanh Hải Dương không chỉ làm nôn nao những người dân Việt mà ngay cả bạn bè thế giới cũng rất thích loại bánh này. Mong lắm chiếc bánh thảo thơm sẽ được xuất khẩu rộng rãi hơn nữa trong tương lai.
- Tổng hợp từ Laodong, TCMN và nhiều nguồn khác.
Comments
Post a Comment