Những đại thụ độc nhất vô nhị ở Việt Nam
Cây cổ thụ luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, văn hóa của người Việt Nam. Nhiều cây đã trở thành biểu tượng của một miền đất, một thời kỳ lịch sử....
Cây đa Tân Trào
< Cây đa Tân trào Khi còn xanh tốt.
Cây đa Tân Trào là một trong những điểm tham quan của Khu di tích lịch sử Tân Trào, thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, cách Hà Nội khoảng 150km. Gốc đại thụ này là một biểu tượng của cách mạng tháng Tám, nơi vào chiều 16/8/1945 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1 và chỉ huy Giải phóng quân tiến về Hà Nội tham gia cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Cây đa Tân Trào trước đây gồm hai cây, người dân xung quanh thường quen gọi là cây "đa ông" và cây "đa bà", mọc cách nhau khoảng 10m. Tuy vậy, hơn 10 năm trước, cây "đa ông" bị bão thổi đổ, chỉ còn một nhánh nhỏ. Còn cây “đa bà” do tuổi cao cùng những biến động khắc nghiệt của thời tiết đã gần như chết khô, chỉ còn duy nhất một cành hướng Đông Bắc còn sống, các rễ chính của cây đa gần như đã hỏng...
Được sự chăm sóc tận tình của các nhà khoa học và Ban quản lý khu di tích, hiện nay cây đa tân Trào đang hồi sinh trở lại.
Cây dã hương ngàn tuổi ở Lạng Giang
< Cây dã hương ngàn tuổi ở Lạng Giang.
Ngự tại xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, không ai biết chính xác cây dã hương nổi tiếng này đã bao nhiêu tuổi. Nhưng theo ước lượng, "cụ cây" đã phải hơn 1.000 tuổi rồi. Gốc cây to đến 8 người ôm, vòng đo điểm to nhất của thân cây là 11m, chỗ nhỏ nhất là 8,3m.
Vì sự đồ sộ của mình, cây đã được vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) ban sắc phong là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương” (cây dã hương lớn nhất nước); được ghi tên, in ảnh trong cuốn Từ điển bách khoa Larousse của Pháp và giới thiệu ảnh tại Hội chợ Marseille (Pháp) năm 1932.
Đối với người dân địa phương, cây dã hương được coi như một linh vật gắn với nhiều giai thoại khác nhau. Nhiều người cho rằng, nhờ có mùi hương của cây dã hương mà cư dân ở đây có một sức khỏe tốt, ít bị các các bệnh dịch truyền nhiễm. Hiện nay, cây dã hương ngàn tuổi này là điểm du lịch hấp dẫn của du khách khi đến thăm Bắc Giang.
Cây chò ngàn năm của rừng Cúc Phương
< Cây chò ngàn năm.
Nằm trên địa phận ranh giới ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa, Vườn Quốc gia Cúc Phương nổi tiếng trong và ngoài nước bởi hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới.
Một trong những “kỳ quan tạo hóa” và cũng là điểm đến không thể bỏ qua của khu rừng này là cây chò xanh ngàn năm. Đúng như tên gọi của mình, gốc đại thụ này làm du khách choáng ngợp với vẻ gân guôc, cổ kính và kích thước to lớn với chu vi chừng hơn hai chục người ôm mới hết.
Để đến được với cây chò nổi tiếng này, du khách sẽ phải di qua một tuyến đường mòn trong rừng già, nơi có thể chiêm ngưỡng những loài thực vật đặc sắc như dây leo khổng lồ với đường kính gốc 0,5m, dài đến 1km, loài đa “bóp cổ” hay những cây chò chỉ thẳng tắp cao gần 100m.
Vườn chè cổ thụ Suối Giàng
< Một trong những cây chè cổ thụ Suối Giàng.
Ai đã từng lên thăm xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đều không khỏi ngỡ ngàng trước những thừa vườn bạt ngàn những cây chè cổ thụ. Theo thống kê, có tới hàng nghìn cây chè cổ thụ hơn 100 tuổi ở Suối Giàng, trong đó có những cây trên 300 năm tuổi, được xếp vào hàng những cây chè “thủy tổ” của thế giới.
Những cây chè Suối Giàng thuộc giống chè shan tuyết nổi tiếng. Loài cây này càng già thân càng trắng, tạo hình uốn lượn xù xì, lá cành xanh ngắt mang đậm một vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng. Vào vụ hái chè, các thôn nữ lên nương khoảng từ 4 đến 5h sáng, khi sương sớm còn đọng trên những búp chè non để có được chè ngon, tinh khiết nhất.
So với các dòng chè khác của Việt Nam, từ xưa chè shan tuyết cổ thụ Suối Giàng đã được xem là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất so. Ngày nay đây vẫn là một đặc sản nức tiếng của Yên Bái.
Cây nhãn tổ Phố Hiến
< Cây nhãn tổ Phố Hiến.
Chùa Hiến, ngôi chùa cổ kính của Phố Hiến (nay thuộc thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) được khách thập phương biết đến không chỉ vì lịch sử hàng trăm năm mà còn vì cây nhãn tổ có tuổi đời cũng lâu như chùa vậy.
Nằm ở vị trí trang trọng trước cửa chùa với, cây nhãn tổ gây ấn tượng mạnh mẽ bởi dáng vẻ gân guốc, cuồn cuộn sức sống của một chứng nhân lịch sử. Đây là thủy tổ của giống nhãn lồng có vỏ lụa, quả to, cùi dày, hương vị thơm ngon được biết đến gần xa bấy lâu nay của đất Hưng Yên.
Tương truyền vào thời xưa, mỗi mùa nhãn chín, người dân chọn hái những quá đẹp nhất trên cây để dâng Đức Phật, cúng Thành hoàng và để quan lại địa phương tiến vua. Ngày nay, cây nhãn tổ đã trở thành biểu tượng của giống nhãn lồng đặc sản Phố Hiến - Hưng Yên.
Vườn muỗm nghìn tuổi đất Thăng Long
Hà Nội có rất nhiều cây cổ thụ nổi tiếng, nhưng không phải vô cớ mà “vườn muỗm 1.000 tuổi” ở đền Voi Phục (Thụy Khuê, Hà Nội) lại là đối tượng đầu tiên được đưa vào danh sách Cây di sản của Thủ đô.
< Tán của một cây muỗm cổ thụ.
Toàn bộ mảnh vườn rộng gần 2.000 m2, được phủ bóng mát bởi vòm lá rậm rạp của 8 cây muỗm đại thụ. Những cây muỗm này đều cao to khác thường so với những cây muỗm khác ở Hà Nội, cây to nhất chu vi thân lên tới 4,21 mét, cao 26 mét.
Theo khảo sát năm 1999 của một nhóm khoa học quốc tế, độ tuổi của vườn muỗm dao động từ 700 đến gần 1.000 năm. Người già trong khu vực tin rằng những cây muỗm đã được trồng từ khi làng mới thành lập, tức là cách đây 1.000 năm.
Tương truyền, quanh đền Voi Phục có 9 cây muỗm do quan niệm dân gian coi số 9 là biểu tượng cho sự trường cửu. Ngày nay, bên cạnh 8 cây trong đền, còn một cây muỗm khác cũng được cho là cùng niên đại nằm ở bên kia đường, lọt thỏm giữa khu nhà cao tầng của dân.
Theo người quản lý đền Voi Phục, cây muỗm này vốn được trồng cạnh giếng ngọc của đền. Tuy nhiên, sau này người dân đã lấn chiếm, lấp giếng ngọc làm nhà rồi mở đường xuyên qua mặt đền nên cây muỗm bị chia cắt khỏi khuôn viên đền.
- Theo báo Datviet
Cây đa Tân Trào
< Cây đa Tân trào Khi còn xanh tốt.
Cây đa Tân Trào là một trong những điểm tham quan của Khu di tích lịch sử Tân Trào, thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, cách Hà Nội khoảng 150km. Gốc đại thụ này là một biểu tượng của cách mạng tháng Tám, nơi vào chiều 16/8/1945 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1 và chỉ huy Giải phóng quân tiến về Hà Nội tham gia cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Cây đa Tân Trào trước đây gồm hai cây, người dân xung quanh thường quen gọi là cây "đa ông" và cây "đa bà", mọc cách nhau khoảng 10m. Tuy vậy, hơn 10 năm trước, cây "đa ông" bị bão thổi đổ, chỉ còn một nhánh nhỏ. Còn cây “đa bà” do tuổi cao cùng những biến động khắc nghiệt của thời tiết đã gần như chết khô, chỉ còn duy nhất một cành hướng Đông Bắc còn sống, các rễ chính của cây đa gần như đã hỏng...
Được sự chăm sóc tận tình của các nhà khoa học và Ban quản lý khu di tích, hiện nay cây đa tân Trào đang hồi sinh trở lại.
Cây dã hương ngàn tuổi ở Lạng Giang
< Cây dã hương ngàn tuổi ở Lạng Giang.
Ngự tại xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, không ai biết chính xác cây dã hương nổi tiếng này đã bao nhiêu tuổi. Nhưng theo ước lượng, "cụ cây" đã phải hơn 1.000 tuổi rồi. Gốc cây to đến 8 người ôm, vòng đo điểm to nhất của thân cây là 11m, chỗ nhỏ nhất là 8,3m.
Vì sự đồ sộ của mình, cây đã được vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) ban sắc phong là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương” (cây dã hương lớn nhất nước); được ghi tên, in ảnh trong cuốn Từ điển bách khoa Larousse của Pháp và giới thiệu ảnh tại Hội chợ Marseille (Pháp) năm 1932.
Đối với người dân địa phương, cây dã hương được coi như một linh vật gắn với nhiều giai thoại khác nhau. Nhiều người cho rằng, nhờ có mùi hương của cây dã hương mà cư dân ở đây có một sức khỏe tốt, ít bị các các bệnh dịch truyền nhiễm. Hiện nay, cây dã hương ngàn tuổi này là điểm du lịch hấp dẫn của du khách khi đến thăm Bắc Giang.
Cây chò ngàn năm của rừng Cúc Phương
< Cây chò ngàn năm.
Nằm trên địa phận ranh giới ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa, Vườn Quốc gia Cúc Phương nổi tiếng trong và ngoài nước bởi hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới.
Một trong những “kỳ quan tạo hóa” và cũng là điểm đến không thể bỏ qua của khu rừng này là cây chò xanh ngàn năm. Đúng như tên gọi của mình, gốc đại thụ này làm du khách choáng ngợp với vẻ gân guôc, cổ kính và kích thước to lớn với chu vi chừng hơn hai chục người ôm mới hết.
Để đến được với cây chò nổi tiếng này, du khách sẽ phải di qua một tuyến đường mòn trong rừng già, nơi có thể chiêm ngưỡng những loài thực vật đặc sắc như dây leo khổng lồ với đường kính gốc 0,5m, dài đến 1km, loài đa “bóp cổ” hay những cây chò chỉ thẳng tắp cao gần 100m.
Vườn chè cổ thụ Suối Giàng
< Một trong những cây chè cổ thụ Suối Giàng.
Ai đã từng lên thăm xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đều không khỏi ngỡ ngàng trước những thừa vườn bạt ngàn những cây chè cổ thụ. Theo thống kê, có tới hàng nghìn cây chè cổ thụ hơn 100 tuổi ở Suối Giàng, trong đó có những cây trên 300 năm tuổi, được xếp vào hàng những cây chè “thủy tổ” của thế giới.
Những cây chè Suối Giàng thuộc giống chè shan tuyết nổi tiếng. Loài cây này càng già thân càng trắng, tạo hình uốn lượn xù xì, lá cành xanh ngắt mang đậm một vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng. Vào vụ hái chè, các thôn nữ lên nương khoảng từ 4 đến 5h sáng, khi sương sớm còn đọng trên những búp chè non để có được chè ngon, tinh khiết nhất.
So với các dòng chè khác của Việt Nam, từ xưa chè shan tuyết cổ thụ Suối Giàng đã được xem là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất so. Ngày nay đây vẫn là một đặc sản nức tiếng của Yên Bái.
Cây nhãn tổ Phố Hiến
< Cây nhãn tổ Phố Hiến.
Chùa Hiến, ngôi chùa cổ kính của Phố Hiến (nay thuộc thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) được khách thập phương biết đến không chỉ vì lịch sử hàng trăm năm mà còn vì cây nhãn tổ có tuổi đời cũng lâu như chùa vậy.
Nằm ở vị trí trang trọng trước cửa chùa với, cây nhãn tổ gây ấn tượng mạnh mẽ bởi dáng vẻ gân guốc, cuồn cuộn sức sống của một chứng nhân lịch sử. Đây là thủy tổ của giống nhãn lồng có vỏ lụa, quả to, cùi dày, hương vị thơm ngon được biết đến gần xa bấy lâu nay của đất Hưng Yên.
Tương truyền vào thời xưa, mỗi mùa nhãn chín, người dân chọn hái những quá đẹp nhất trên cây để dâng Đức Phật, cúng Thành hoàng và để quan lại địa phương tiến vua. Ngày nay, cây nhãn tổ đã trở thành biểu tượng của giống nhãn lồng đặc sản Phố Hiến - Hưng Yên.
Vườn muỗm nghìn tuổi đất Thăng Long
Hà Nội có rất nhiều cây cổ thụ nổi tiếng, nhưng không phải vô cớ mà “vườn muỗm 1.000 tuổi” ở đền Voi Phục (Thụy Khuê, Hà Nội) lại là đối tượng đầu tiên được đưa vào danh sách Cây di sản của Thủ đô.
< Tán của một cây muỗm cổ thụ.
Toàn bộ mảnh vườn rộng gần 2.000 m2, được phủ bóng mát bởi vòm lá rậm rạp của 8 cây muỗm đại thụ. Những cây muỗm này đều cao to khác thường so với những cây muỗm khác ở Hà Nội, cây to nhất chu vi thân lên tới 4,21 mét, cao 26 mét.
Theo khảo sát năm 1999 của một nhóm khoa học quốc tế, độ tuổi của vườn muỗm dao động từ 700 đến gần 1.000 năm. Người già trong khu vực tin rằng những cây muỗm đã được trồng từ khi làng mới thành lập, tức là cách đây 1.000 năm.
Tương truyền, quanh đền Voi Phục có 9 cây muỗm do quan niệm dân gian coi số 9 là biểu tượng cho sự trường cửu. Ngày nay, bên cạnh 8 cây trong đền, còn một cây muỗm khác cũng được cho là cùng niên đại nằm ở bên kia đường, lọt thỏm giữa khu nhà cao tầng của dân.
Theo người quản lý đền Voi Phục, cây muỗm này vốn được trồng cạnh giếng ngọc của đền. Tuy nhiên, sau này người dân đã lấn chiếm, lấp giếng ngọc làm nhà rồi mở đường xuyên qua mặt đền nên cây muỗm bị chia cắt khỏi khuôn viên đền.
- Theo báo Datviet
Comments
Post a Comment