Mường Lống - Một Sapa giữa miền trung nắng gió
Nằm trên đỉnh núi có độ cao 1485m, giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ huyền thoại. Xã Mường Lống (huyện Mường Xén - Nghệ An) được coi như một Sapa của miền trung, nơi nổi niếng với nắng nóng và gió Lào.
Mường Lống được hình thành cách đây hàng trăm năm do một số người Mông trong quá trình di cư đã phát hiện mảnh đất này màu mỡ, khí hậu ôn hòa nên quyết định dừng chân nơi đây mở đất.
Hầu hết người dân Mường Lống đều là dân tộc Mông. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, đây là một vùng đất nghèo cằn cỗi, chưa có trụ sở, rừng núi hoang vu, đường đi lại chưa có, bà con phải dùng ngựa để gùi hàng.
< Một góc Mường Lống hôm nay.
Chúng tôi đến Mường Lống vào một ngày cuối cùng của tháng 4, giữa cái nắng nóng như thiêu như đốt của miền Trung và cái không khí ngột ngạt của từng cơn gió Lào nóng bỏng.
Mường Lống hiện lên như một ốc đảo nhỏ nằm giữa sa mạc mênh mông rộng lớn, xanh mát, dịu êm và du dương tiếng gió thổi qua những tán lá rừng.
< Để đến được nơi đây, phải vượt qua hơn 50km đường đá và bùn đất lầy lộitừ trị trấn Mường Xén.
Nhưng chính điều này tạo nên sức hút đối với những người ưa thích khám phá.
Để đến được xã Mường Lống, đoàn chúng tôi đi thẳng từ trung tâm thành phố Hà Nội đến Xuân Mai rồi rẽ trái để đi vào đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Vượt qua hành trình gần 300km, chúng tôi đến thị trấn Khai Sơn (huyện Anh Sơn - Nghệ An) rồi lại rẽ phải theo đường 7, đi tiếp 173 km nữa để đến thị trấn Mường Xén (huyện Mường Xén - Nghệ An). Từ thị trấn Mường Xén, qua sự chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi đi tiếp qua hơn 50km đường đất ven theo những con đèo nhỏ nằm vắt vẻo trên núi như những dải lụa vắt ngang núi rừng Trường Sơn hùng vĩ.
Cuối cùng, chúng tôi đã được đặt chân đến xã Mường Lống, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông. Với hơn 180 hộ dân và gần 1000 nhân khẩu, Mường Lống nằm trên một đỉnh núi cao, nơi một ngày có đến 4 mùa.
Ở đây, quanh năm hoa chen nhau đua khoe sắc, từng cây mận, cây đào trĩu quả như mời gọi lữ khách lỡ bước đến nơi đây.
< Mường Lống hiện lên từ xa giữa trong màu nắng vàng và màu xanh của núi rừng.
Nghe chúng tôi kể về đoạn đường khổ ải từ Mường Xén (Kỳ Sơn, Nghệ An) vào Mường Lống, ông Và Chá Xà - cán bộ UBND xã Mường Lống cười an ủi: Ăn thua chi, giờ rứa là sướng rồi đó, ngày trước đồng bào ai dám mơ có đường ô tô vào đây. Rồi ông kể: Năm 1990, Nhà nước cho mở con đường huyện lộ từ Mường Xén vào Mường Lống, đồng bào không ai tin, rủ nhau chạy ra xem ô tô rồi há hốc mồm ngạc nhiên, vì không hiểu sao “nó” lại vào đây được.
Mường Lống còn hoang sơ, nghèo nàn, thậm chí có thời gian từng là điểm nóng về ma tuý của tỉnh Nghệ An.
Trước đây, nhắc đến Mường Lống người ta nghĩ đến thủ phủ của cây thuốc phiện. Đặc biệt là từ những năm 90, nhà nhà trồng thuốc phiện, dân trồng thuốc phiện, cán bộ cũng trồng thuốc phiện, không chỉ bà con trong vùng mà đồng bào ở vùng khác cũng đua nhau đến vùng đất này trồng loài cây có màu hoa rất đẹp ấy vì Mường Lống được coi là vùng đất trồng cây thuốc phiện tốt nhất, năng suất nhất ở Kỳ Sơn.
< Giữa cái nắng chán hoà, những ngôi nhà và chủ nhân của nó được bao phủ bởi các tán lá rừng, những hàng mận, hàng đào mọc khắp nơi.
Thời bấy giờ, nếu đến miền rẻo cao này vào mùa xuân sẽ thấy một vùng trời ngập tím màu hoa anh túc. Có một điều lạ là bà con ở đây trồng thuốc phiện nhưng không mấy ai nghiện ma túy.
Mùa trồng thuốc phiện bắt đầu từ tháng chín tháng mười, đến tháng ba năm sau thì thu hoạch.
Thu hoạch xong có người đến tận nhà thu mua, đóng vào bao tải xếp lên lưng ngựa chở đi đâu bà con không ai rõ. Mỗi hecta cây trồng như vậy thu hoạch được từ 3 - 4 kg thuốc, mỗi kg bán được từ 4 - 5 triệu đồng (năm 1997).
< Vào từng nhà, họ rất niềm nở đón chào...
Nhưng vài năm trở lại đây, Mường Lống đã đổi khác rất nhiều, hầu như không còn ma tuý nữa, bởi ở đây có một đội ngũ lãnh đạo trẻ, tâm huyết với sự nghiệp đổi mới quê hương.
Với tư tưởng thoáng và đổi mới của các cấp chính quyền, quyết tâm dẹp bỏ ma tuý của người dân, cùng với địa thế và cảnh đẹp của mình, chỉ một thời gian nữa thôi nơi đây sẽ là một điểm đến không thể thiếu của những người yêu thích du lịch.
- Tổng hợp từ Vietbao, CAnghean
Mường Lống được hình thành cách đây hàng trăm năm do một số người Mông trong quá trình di cư đã phát hiện mảnh đất này màu mỡ, khí hậu ôn hòa nên quyết định dừng chân nơi đây mở đất.
Hầu hết người dân Mường Lống đều là dân tộc Mông. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, đây là một vùng đất nghèo cằn cỗi, chưa có trụ sở, rừng núi hoang vu, đường đi lại chưa có, bà con phải dùng ngựa để gùi hàng.
< Một góc Mường Lống hôm nay.
Chúng tôi đến Mường Lống vào một ngày cuối cùng của tháng 4, giữa cái nắng nóng như thiêu như đốt của miền Trung và cái không khí ngột ngạt của từng cơn gió Lào nóng bỏng.
Mường Lống hiện lên như một ốc đảo nhỏ nằm giữa sa mạc mênh mông rộng lớn, xanh mát, dịu êm và du dương tiếng gió thổi qua những tán lá rừng.
< Để đến được nơi đây, phải vượt qua hơn 50km đường đá và bùn đất lầy lộitừ trị trấn Mường Xén.
Nhưng chính điều này tạo nên sức hút đối với những người ưa thích khám phá.
Để đến được xã Mường Lống, đoàn chúng tôi đi thẳng từ trung tâm thành phố Hà Nội đến Xuân Mai rồi rẽ trái để đi vào đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Vượt qua hành trình gần 300km, chúng tôi đến thị trấn Khai Sơn (huyện Anh Sơn - Nghệ An) rồi lại rẽ phải theo đường 7, đi tiếp 173 km nữa để đến thị trấn Mường Xén (huyện Mường Xén - Nghệ An). Từ thị trấn Mường Xén, qua sự chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi đi tiếp qua hơn 50km đường đất ven theo những con đèo nhỏ nằm vắt vẻo trên núi như những dải lụa vắt ngang núi rừng Trường Sơn hùng vĩ.
Cuối cùng, chúng tôi đã được đặt chân đến xã Mường Lống, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông. Với hơn 180 hộ dân và gần 1000 nhân khẩu, Mường Lống nằm trên một đỉnh núi cao, nơi một ngày có đến 4 mùa.
Ở đây, quanh năm hoa chen nhau đua khoe sắc, từng cây mận, cây đào trĩu quả như mời gọi lữ khách lỡ bước đến nơi đây.
< Mường Lống hiện lên từ xa giữa trong màu nắng vàng và màu xanh của núi rừng.
Nghe chúng tôi kể về đoạn đường khổ ải từ Mường Xén (Kỳ Sơn, Nghệ An) vào Mường Lống, ông Và Chá Xà - cán bộ UBND xã Mường Lống cười an ủi: Ăn thua chi, giờ rứa là sướng rồi đó, ngày trước đồng bào ai dám mơ có đường ô tô vào đây. Rồi ông kể: Năm 1990, Nhà nước cho mở con đường huyện lộ từ Mường Xén vào Mường Lống, đồng bào không ai tin, rủ nhau chạy ra xem ô tô rồi há hốc mồm ngạc nhiên, vì không hiểu sao “nó” lại vào đây được.
Mường Lống còn hoang sơ, nghèo nàn, thậm chí có thời gian từng là điểm nóng về ma tuý của tỉnh Nghệ An.
Trước đây, nhắc đến Mường Lống người ta nghĩ đến thủ phủ của cây thuốc phiện. Đặc biệt là từ những năm 90, nhà nhà trồng thuốc phiện, dân trồng thuốc phiện, cán bộ cũng trồng thuốc phiện, không chỉ bà con trong vùng mà đồng bào ở vùng khác cũng đua nhau đến vùng đất này trồng loài cây có màu hoa rất đẹp ấy vì Mường Lống được coi là vùng đất trồng cây thuốc phiện tốt nhất, năng suất nhất ở Kỳ Sơn.
< Giữa cái nắng chán hoà, những ngôi nhà và chủ nhân của nó được bao phủ bởi các tán lá rừng, những hàng mận, hàng đào mọc khắp nơi.
Thời bấy giờ, nếu đến miền rẻo cao này vào mùa xuân sẽ thấy một vùng trời ngập tím màu hoa anh túc. Có một điều lạ là bà con ở đây trồng thuốc phiện nhưng không mấy ai nghiện ma túy.
Mùa trồng thuốc phiện bắt đầu từ tháng chín tháng mười, đến tháng ba năm sau thì thu hoạch.
Thu hoạch xong có người đến tận nhà thu mua, đóng vào bao tải xếp lên lưng ngựa chở đi đâu bà con không ai rõ. Mỗi hecta cây trồng như vậy thu hoạch được từ 3 - 4 kg thuốc, mỗi kg bán được từ 4 - 5 triệu đồng (năm 1997).
< Vào từng nhà, họ rất niềm nở đón chào...
Nhưng vài năm trở lại đây, Mường Lống đã đổi khác rất nhiều, hầu như không còn ma tuý nữa, bởi ở đây có một đội ngũ lãnh đạo trẻ, tâm huyết với sự nghiệp đổi mới quê hương.
Với tư tưởng thoáng và đổi mới của các cấp chính quyền, quyết tâm dẹp bỏ ma tuý của người dân, cùng với địa thế và cảnh đẹp của mình, chỉ một thời gian nữa thôi nơi đây sẽ là một điểm đến không thể thiếu của những người yêu thích du lịch.
- Tổng hợp từ Vietbao, CAnghean
Comments
Post a Comment