Đạ Tôn ký sự
Đã là một cần thủ mê câu thì khi nghe được thông tin về một điểm câu mới có nhiều cá thì trong lòng lại háo hức muốn khám phá ngay.
Trong một lần về “Đồi trọc” câu, một chú em có giới thiệu về một hồ thủy lợi cách đó khoảng chục km, cá rất nhiều, tôi đã ham lắm rồi và thời gian gần đây trên diễn đàn câu cá lại nóng ran lên về cái hồ đó khiến tôi không cầm lòng được nữa và tôi đã quyết định lên đường.
Trong lần đi này nhóm chúng tôi gồm có 5 cần thủ, có đã đi câu nhiều, co người chỉ mới tập câu nhưng tất cả đều có chung niềm đam mê câu cá.
Chúng tôi hẹn nhau tập trung tại cầu Sài Gòn lúc 3h30 sáng, sau khi mọi người có mặt đầy đủ, chúng tôi hướng thẳng về miền đông. Đường từ thành phố đến điểm câu là quãng đường dài hơn 130km, cũng hơi xa, phải tìm đường tắt đi cho gần hơn.
< Thị trấn Định Quán.
Đến ngã ba Trảng Bom, chúng tôi quyết định không đi về hướng Dầu Dây mà nhắm vào con đường tắt vào Cây Gáo và rồi về Dốc Mơ, con đường tắt này là một đường liên xã nên đèn đuờng không có một bóng, đường tối mịt, chúng tôi đi xuyên qua màn đêm, thoáng chút đã đi hết con đường tắt và đến Dốc Mơ.
< Đoạn qua Tà Lài là những vườn giá tị sum suê cây lá.
Tại Dốc Mơ có 1 cần thủ đến từ Long Thành, rất mê câu và đang chờ chúng tôi để cùng đi, vậy là nhóm đi bây giờ có 6 người. Sau khi ghé La Ngà điểm tâm sáng và đến Định Quán thì trời đã sáng hẳn
Gần đến nơi rồi, cứ chạy chầm chậm và thưởng ngoạn phong cảnh miền đông. Trải dài hai bên đường quốc lộ 20, đoạn qua Tà Lài là những vườn giá tị sum suê cây lá. Buổi sáng đường vắng, gió nhè nhẹ thổi mang theo hơi lạnh se se thấm qua da thịt khiến cho người đi đường thấy thích thú và mới yêu đời làm sao
< Một góc hồ Đa Tôn.
Đến chợ Phương Lâm, chúng tôi vào mua thêm những thứ cần thiết cho buổi câu hôm nay và tiện thể hỏi đường vào điểm câu, bác bán nước đá thấy tôi mang vác lỉnh kỉnh đồ câu và lại hỏi đường vào liền hướng dẫn ngay và cho thêm thông tin: “cá lớn lắm, mười mấy ký một con nhưng hơi khó câu còn cá khoảng 1 kg thì đầy” nghe vậy tôi lại cảm thấy khí thề bừng bừng và liền hối thúc anh em vào ngay điểm câu.
Đến điểm câu, mọi người ai cũng tìm cho mình một vị trí “ưng ý” và bày binh bố trận, nào dù che nắng được bung ra, nào cần tay, nào cần máy lần lượt được gắn chì gắn lưỡi vào để chuẩn bị chiến đấu.
< Phơi nắng chờ cá cắn câu.
Trong lúc mọi người đang chuẩn bị cho riêng mình thì anh HungSun (người Hàn Quốc) đi “trinh sát” về và nói to với mọi người: “Ở bên kia cá rô mề bằng bàn tay nhảy ầm ầm” và liền vác cần qua mong sẽ kiếm được nhiều rô mề bằng “bàn tay”. Lúc này mọi người vui vẻ lắm (ai cũng đang có một giấc mơ), và mọi người lần lượt buông câu, vút ầm, vút ầm đó là âm thanh của những cần câu cá mè, vút rè rè chủm là âm thanh của những cần câu cá khác
Buông cần chưa bao lâu thì Toàn (Long Thành) đã cho lên 1 em mè vinh ú nù và một lúc sau lại cho lên 1 em trôi to như cổ tay nữa (cần thủ này là sát thủ cá trôi ở Long Thàn) và cứ thế, thời gian cứ trôi qua chúng tôi không ai lên được chú cá nào cả, nhìn những cần thủ địa phương đánh lục vù vù và đánh vài cái lại lôi lên được một em mè hoặc trôi chúng tôi lại nhìn nhau và bụng bảo dạ “mồi của mình không thích hợp câu ở đây” lòng buồn như cún con.
Khi đang buồn vì cá không ăn, thì một cần thủ địa phương tên Chiến mang vài con cá đốt lửa nướng, mùi cá chín thơm phức lan tỏa khắp nơi, vì đang “rảnh” nên Tùng lại gần và buông vài câu: “cái này mà nhâm nhi thì còn gì bằng” – thật sự thì chú này không biết cái gọi là “nhâm nhi” nhưng chỉ đùa cho vui. Nướng cá xong anh Chiến đế đó và cũng đi lang thang xem xét tình hình, cho đến lúc cô bé chèo đò đi ngang qua, anh Chiến bảo cô bé đong cho nửa lít rượu và quay sang tôi hỏi: “Anh có mua rượu thì tiện thể kêu nó mang qua luôn chứ không là chờ lâu lắm đó” và tôi cũng: “Ừm! anh kêu dùm mình 1 lít nhé”.
Sau khi rượu đã được mang đến thì anh Đặng (một cần thủ địa phương câu kế bên chúng tôi) đến bên đống cá nướng và kêu gọi mọi người lại tham gia, tôi xách lít rượu đế của mình lại và hối thúc anh em lại tham gia, chúng tôi cũng bày ra những gì minh có và thế là… giao lưu.
Kể từ khi buông cần đến lúc này thời gian đã trôi qua gần 3 tiếng và lúc này mồi câu của tôi mang theo bắt đầu phát huy tác dụng, cá bắt đầu ăn, tuy ngồi “giao lưu” nhưng lâu lâu tôi phải chạy xuống hồ kéo cá lên và lần lượt lần lượt từng chú cá được lôi lên khỏi mặt nước. Kéo cá một hồi lâu chúng tôi phát hiện từ nãy giờ các cần thủ địa phương không lên được em nào cả, à thì ra mồi của mình có vẻ tốt hơn nên cá đã bỏ qua đây hết rồi.
Đến khoảng 14h30 thì Phú Sỹ và anh HungSun bận việc nên phải về thành phố sớm, đến lúc về Phú Sỹ cũng đã lên được vài em nhưng anh HungSun vì đam mê rô mề nên vẫn chưa có chút cảm giác nào cả. Lúc này chúng tôi chỉ còn 4 người “chiến đấu” và đây cũng là lúc chúng tôi “làm mưa làm gió” tại Đa Tôn. Chúng tôi cứ kéo cá, hết cần này lại đến cần khác, ở dưới nước có bao nhiều phao câu cá mè thì bấy nhiêu cái đều đang nhảy múa, được nhiều cá rồi chúng tôi cũng lười bắt cá nên khi dính cá, lôi em nó lên, không cần bắt, chúng tôi cứ giũ giữ cần cho cá rơi xuống nước và lại câu tiếp.
Được một lúc thì trò này cũng thấy chán, nên tôi lấy lục ra thử câu theo cách của các cần thủ địa phương, và thả lục xuống là cá chạm liền, vụt… một chú lại được đưa lên và “vụt” đến lần thứ 3 thì cái cần tôi cầm trên tay bị gãy làm 2 khúc, tôi cuốn máy thu dây vào thì hai chú cá mè đang quằn quại giẫy dụa trên mặt nước. Thật tuyệt
Tôi giật liên tục, cá lên đều, lúc này Tùng cũng cảm thấy thích thú với món “lục chỉ cầm ma” nên cũng gắn lục vào giật cho “sướng”.
Đến khoảng 17h00 thì các ngư phủ của hồ Đa Tôn đã giăng lưới trắng mặt hồ, chỉ cách bờ khoảng 20m, thấy không còn thích thú với việc đang câu ở đây mà các phía ngoài giăng trắng lưới như vậy nên chúng tôi thu giọn và hướng về khu “Đồi trọc”.
Sau khi rời khỏi Đa Tôn, chúng tôi hướng về km120 và đi vào đồi trọc, đến nhà một người quen, nhờ chủ nhà mua dùm con gà mang nấu cháo để nạp năng lượng chuẩn bị cho chuyến câu đêm nay. Sau khi “chén” xong nồi cháo gà thì Toàn – một thành viên trong nhóm xin bỏ cuộc không tham gia câu đêm và lăn đùng ra ngủ – có lẻ nồi cháo gà nóng có chứa chất gây ngủ. Vậy là đêm nay chúng tôi chỉ có 3 người tham gia. Đã một lần về đây câu nên tôi biết được các chủng loại cá dưới hồ và phân công cho các thành viên: Tùng câu mồi trùn, Thiện câu mồi mè còn tôi thì rê lóc và thế là chúng tôi lên đường.
Cuốc bộ khoảng 1km đường đá lởm chởm mệt bở hơi tai, đến nơi, sau khi mọi người ra cần xong hết thì Tùng hỏi mồi đâu? Cả ba đứa nhìn nhau, chết rồi không mang theo trùn rồi! Mặt Tùng buồi hiu, thôi thì đành nhìn chúng tơi câu vậy. Tôi bắt đầu rê còn Thiện thì quăng bơm mè xuống rất khi thế, cá lóc đớp mồi rầm rầm như đạn bắn, vụt đã mấy mươi phát, mồi hôi ướt đẫm cả hai áo mà chưa có cú táp nào hết, ngồi nghỉ và lấy thuốc ra làm một điếu ngay lúc này cái phao mè của Thiện bắt đầu nhấp nháy và chìm hẳn và Thiện bắt đầu kéo vào “Cá lớn rồi” – Thiện nói.
Sau khi lôi chú cá mè lên bờ thì cả bọn vui hẳn lên và mộtlúc sau tôi cũng không rê lóc nữa mà cũng chuyển sang câu mè luôn, ngay lúc này tôi bảo Tùng lấy lục ra đánh giống lúc chiều và Tùng hưởng ứng ngay, thế là dưới mặt nước bây giờ lung linh ba ánh đèn lân tinh, nhìn cũng hay đấy chứ. Từ khi cả ba chúng tôi câu bằng mồi cá mè thì mấy cái phao cứ nhấp nháy liên tục, thì ra là lũ rô phi đói phá mồi, câu đến 0h00 thì Thiện bắt đầu đuối và dựa vào gốc chuối cạnh bờ ao, không ai bảo nhưng Tùng cũng có hành động giống như Thiện và hai ông bạn cùng dựa vào gốc chuối cạnh bờ ao nhìn nhau cười và nói: “Hôm nay mình ngủ bờ ngủ bụi hihi”.
Mới cười đó mà hai ông bạn đồng hành yêu dấu của tôi đã ngủ mất rồi, chỉ còn mình tôi tay cầm cần lục trên tay và cứ giật liên tục, các chú cá rô phi bằng ba ngón tay lần lượt được “móc bụng” mang lên bờ nhiều vô kể. Giật cá nhiều cũng mỏi tay nên tôi thay mồi cho các phao mè và ngồi suy nghĩ miên man và bỗng từ đâu có tiếng cú kêu đến rợn người. Nghe tiếng cú kêu tôi lại nhớ về lần trước về đây câu, tôi phát hiện phía bên kia bờ hồ có hai cái mã và vị trí chúng tôi đang ngồi lại ngay đối diện hai cái mã đó, càng suy nghĩ tôi lại cảm thấy lạnh xương sống, và những hình ảnh về những bộ phim kinh dị bắt đầu hiện ra trong suy nghĩ của tôi, trong lúc suy diễn lung tung thì bỗng có tiếng “khò khò” làm tôi giật bắn người, à thì ra là tiếng ngáy của một trong hai ông bạn thân thiết của tôi đang nằm kế bên, một lúc thì tiếng ngáy đó cũng làm tôi quen dần và lấy tiếng ngáy đó làm bạn cho đến sáng.
Sáng hôm sau Thiện đưa chú cá mè cho chị con dâu chủ nhà làm, chị này xách cá đi làm chợt nói với vào: “con cá này bị mù” – Tôi cứ tưởng chị ta giỡn nhưng thật, chúng tôi xúm lại xem thì hỡi ôi con cá mù cả hai mắt. Vì sao cả đêm qua chúng tôi chỉ câu được rô phi thì giờ tôi đã hiểu.
Vào nhà nằm chợp mắt một lúc thì chúng tôi lại xách cần ra câu nữa, nhưng cũng chỉ được toàn rô phi, chán quá chúng tôi thu dọn hành trang ra về, chợt nhớ ra thác Thượng cũng gần đây nên tiện thể dẫn các bạn ra đó câu và tham quan chút, lúc này thì Toàn có công việc nên đã chia tay chúng tôi từ đây và còn lại ba người chúng tôi tiến về thác Thượng.
Đến thác Thượng nhìn các vị trí câu tốt quá hứa hẹn sẽ có nhiều chạch lấu và lăng, ai cũng vui và mang cần ra chuẩn bị đâu đó xong rồi tôi hỏi mọi người: “Mồi đâu?” cả bọn lại nhìn nhau – quên mang mồi rồi – lần thứ hai trong một chuyến đi.
< Thác Ba Giọt.
Không có mồi câu nên chúng tôi cất cần vào và ngắm thác một lúc thì lại thẳng tiến về thác ba giọt. Trên đường từ thác Thượng đến thác ba giọt, có vườn chôm chôm chín đỏ nặng trũi cành và có 2 thôn nữ đang hái chôm chôm, trông rất xinh, lấy cớ vào mua chôm chôm chúng tôi đã vào làm quen hai cô bé, khi đến gần bắt chuyện làm quen tôi đã hái cho mình một trái chôm chôm to nhất và đỏ nhất, chỉ cầm trên tay và nói chuyện. Cô thôn nữ này xinh tuyệt, da cô trắng ửng hồng, đôi mắt đen láy, mái tóc dài được buộc gọn gàng và đôi môi đỏ như trái chôm chôm tôi đang cầm trên tay. Thấy em xinh quá, tôi bất giác đưa máy ảnh lên chụp, cô bé che mặt và chạy đi mất trông thật đáng yêu.
Sau khi mua chôm chôm, chúng tôi lại lên đường về thác ba giọt, đến ngắm cảnh và kêu chị chủ quán xinh đẹp làm cho nồi cá chép nấu chua nhằm nạp bù năng lượng cho những ngày qua cũng là buổi tiệc chia tay kết thúc chuyến đi của chúng tôi
- Theo Blog Ngudantapsu
Trong một lần về “Đồi trọc” câu, một chú em có giới thiệu về một hồ thủy lợi cách đó khoảng chục km, cá rất nhiều, tôi đã ham lắm rồi và thời gian gần đây trên diễn đàn câu cá lại nóng ran lên về cái hồ đó khiến tôi không cầm lòng được nữa và tôi đã quyết định lên đường.
Trong lần đi này nhóm chúng tôi gồm có 5 cần thủ, có đã đi câu nhiều, co người chỉ mới tập câu nhưng tất cả đều có chung niềm đam mê câu cá.
Chúng tôi hẹn nhau tập trung tại cầu Sài Gòn lúc 3h30 sáng, sau khi mọi người có mặt đầy đủ, chúng tôi hướng thẳng về miền đông. Đường từ thành phố đến điểm câu là quãng đường dài hơn 130km, cũng hơi xa, phải tìm đường tắt đi cho gần hơn.
< Thị trấn Định Quán.
Đến ngã ba Trảng Bom, chúng tôi quyết định không đi về hướng Dầu Dây mà nhắm vào con đường tắt vào Cây Gáo và rồi về Dốc Mơ, con đường tắt này là một đường liên xã nên đèn đuờng không có một bóng, đường tối mịt, chúng tôi đi xuyên qua màn đêm, thoáng chút đã đi hết con đường tắt và đến Dốc Mơ.
< Đoạn qua Tà Lài là những vườn giá tị sum suê cây lá.
Tại Dốc Mơ có 1 cần thủ đến từ Long Thành, rất mê câu và đang chờ chúng tôi để cùng đi, vậy là nhóm đi bây giờ có 6 người. Sau khi ghé La Ngà điểm tâm sáng và đến Định Quán thì trời đã sáng hẳn
Gần đến nơi rồi, cứ chạy chầm chậm và thưởng ngoạn phong cảnh miền đông. Trải dài hai bên đường quốc lộ 20, đoạn qua Tà Lài là những vườn giá tị sum suê cây lá. Buổi sáng đường vắng, gió nhè nhẹ thổi mang theo hơi lạnh se se thấm qua da thịt khiến cho người đi đường thấy thích thú và mới yêu đời làm sao
< Một góc hồ Đa Tôn.
Đến chợ Phương Lâm, chúng tôi vào mua thêm những thứ cần thiết cho buổi câu hôm nay và tiện thể hỏi đường vào điểm câu, bác bán nước đá thấy tôi mang vác lỉnh kỉnh đồ câu và lại hỏi đường vào liền hướng dẫn ngay và cho thêm thông tin: “cá lớn lắm, mười mấy ký một con nhưng hơi khó câu còn cá khoảng 1 kg thì đầy” nghe vậy tôi lại cảm thấy khí thề bừng bừng và liền hối thúc anh em vào ngay điểm câu.
Đến điểm câu, mọi người ai cũng tìm cho mình một vị trí “ưng ý” và bày binh bố trận, nào dù che nắng được bung ra, nào cần tay, nào cần máy lần lượt được gắn chì gắn lưỡi vào để chuẩn bị chiến đấu.
< Phơi nắng chờ cá cắn câu.
Trong lúc mọi người đang chuẩn bị cho riêng mình thì anh HungSun (người Hàn Quốc) đi “trinh sát” về và nói to với mọi người: “Ở bên kia cá rô mề bằng bàn tay nhảy ầm ầm” và liền vác cần qua mong sẽ kiếm được nhiều rô mề bằng “bàn tay”. Lúc này mọi người vui vẻ lắm (ai cũng đang có một giấc mơ), và mọi người lần lượt buông câu, vút ầm, vút ầm đó là âm thanh của những cần câu cá mè, vút rè rè chủm là âm thanh của những cần câu cá khác
Buông cần chưa bao lâu thì Toàn (Long Thành) đã cho lên 1 em mè vinh ú nù và một lúc sau lại cho lên 1 em trôi to như cổ tay nữa (cần thủ này là sát thủ cá trôi ở Long Thàn) và cứ thế, thời gian cứ trôi qua chúng tôi không ai lên được chú cá nào cả, nhìn những cần thủ địa phương đánh lục vù vù và đánh vài cái lại lôi lên được một em mè hoặc trôi chúng tôi lại nhìn nhau và bụng bảo dạ “mồi của mình không thích hợp câu ở đây” lòng buồn như cún con.
Khi đang buồn vì cá không ăn, thì một cần thủ địa phương tên Chiến mang vài con cá đốt lửa nướng, mùi cá chín thơm phức lan tỏa khắp nơi, vì đang “rảnh” nên Tùng lại gần và buông vài câu: “cái này mà nhâm nhi thì còn gì bằng” – thật sự thì chú này không biết cái gọi là “nhâm nhi” nhưng chỉ đùa cho vui. Nướng cá xong anh Chiến đế đó và cũng đi lang thang xem xét tình hình, cho đến lúc cô bé chèo đò đi ngang qua, anh Chiến bảo cô bé đong cho nửa lít rượu và quay sang tôi hỏi: “Anh có mua rượu thì tiện thể kêu nó mang qua luôn chứ không là chờ lâu lắm đó” và tôi cũng: “Ừm! anh kêu dùm mình 1 lít nhé”.
Sau khi rượu đã được mang đến thì anh Đặng (một cần thủ địa phương câu kế bên chúng tôi) đến bên đống cá nướng và kêu gọi mọi người lại tham gia, tôi xách lít rượu đế của mình lại và hối thúc anh em lại tham gia, chúng tôi cũng bày ra những gì minh có và thế là… giao lưu.
Kể từ khi buông cần đến lúc này thời gian đã trôi qua gần 3 tiếng và lúc này mồi câu của tôi mang theo bắt đầu phát huy tác dụng, cá bắt đầu ăn, tuy ngồi “giao lưu” nhưng lâu lâu tôi phải chạy xuống hồ kéo cá lên và lần lượt lần lượt từng chú cá được lôi lên khỏi mặt nước. Kéo cá một hồi lâu chúng tôi phát hiện từ nãy giờ các cần thủ địa phương không lên được em nào cả, à thì ra mồi của mình có vẻ tốt hơn nên cá đã bỏ qua đây hết rồi.
Đến khoảng 14h30 thì Phú Sỹ và anh HungSun bận việc nên phải về thành phố sớm, đến lúc về Phú Sỹ cũng đã lên được vài em nhưng anh HungSun vì đam mê rô mề nên vẫn chưa có chút cảm giác nào cả. Lúc này chúng tôi chỉ còn 4 người “chiến đấu” và đây cũng là lúc chúng tôi “làm mưa làm gió” tại Đa Tôn. Chúng tôi cứ kéo cá, hết cần này lại đến cần khác, ở dưới nước có bao nhiều phao câu cá mè thì bấy nhiêu cái đều đang nhảy múa, được nhiều cá rồi chúng tôi cũng lười bắt cá nên khi dính cá, lôi em nó lên, không cần bắt, chúng tôi cứ giũ giữ cần cho cá rơi xuống nước và lại câu tiếp.
Được một lúc thì trò này cũng thấy chán, nên tôi lấy lục ra thử câu theo cách của các cần thủ địa phương, và thả lục xuống là cá chạm liền, vụt… một chú lại được đưa lên và “vụt” đến lần thứ 3 thì cái cần tôi cầm trên tay bị gãy làm 2 khúc, tôi cuốn máy thu dây vào thì hai chú cá mè đang quằn quại giẫy dụa trên mặt nước. Thật tuyệt
Tôi giật liên tục, cá lên đều, lúc này Tùng cũng cảm thấy thích thú với món “lục chỉ cầm ma” nên cũng gắn lục vào giật cho “sướng”.
Đến khoảng 17h00 thì các ngư phủ của hồ Đa Tôn đã giăng lưới trắng mặt hồ, chỉ cách bờ khoảng 20m, thấy không còn thích thú với việc đang câu ở đây mà các phía ngoài giăng trắng lưới như vậy nên chúng tôi thu giọn và hướng về khu “Đồi trọc”.
Sau khi rời khỏi Đa Tôn, chúng tôi hướng về km120 và đi vào đồi trọc, đến nhà một người quen, nhờ chủ nhà mua dùm con gà mang nấu cháo để nạp năng lượng chuẩn bị cho chuyến câu đêm nay. Sau khi “chén” xong nồi cháo gà thì Toàn – một thành viên trong nhóm xin bỏ cuộc không tham gia câu đêm và lăn đùng ra ngủ – có lẻ nồi cháo gà nóng có chứa chất gây ngủ. Vậy là đêm nay chúng tôi chỉ có 3 người tham gia. Đã một lần về đây câu nên tôi biết được các chủng loại cá dưới hồ và phân công cho các thành viên: Tùng câu mồi trùn, Thiện câu mồi mè còn tôi thì rê lóc và thế là chúng tôi lên đường.
Cuốc bộ khoảng 1km đường đá lởm chởm mệt bở hơi tai, đến nơi, sau khi mọi người ra cần xong hết thì Tùng hỏi mồi đâu? Cả ba đứa nhìn nhau, chết rồi không mang theo trùn rồi! Mặt Tùng buồi hiu, thôi thì đành nhìn chúng tơi câu vậy. Tôi bắt đầu rê còn Thiện thì quăng bơm mè xuống rất khi thế, cá lóc đớp mồi rầm rầm như đạn bắn, vụt đã mấy mươi phát, mồi hôi ướt đẫm cả hai áo mà chưa có cú táp nào hết, ngồi nghỉ và lấy thuốc ra làm một điếu ngay lúc này cái phao mè của Thiện bắt đầu nhấp nháy và chìm hẳn và Thiện bắt đầu kéo vào “Cá lớn rồi” – Thiện nói.
Sau khi lôi chú cá mè lên bờ thì cả bọn vui hẳn lên và mộtlúc sau tôi cũng không rê lóc nữa mà cũng chuyển sang câu mè luôn, ngay lúc này tôi bảo Tùng lấy lục ra đánh giống lúc chiều và Tùng hưởng ứng ngay, thế là dưới mặt nước bây giờ lung linh ba ánh đèn lân tinh, nhìn cũng hay đấy chứ. Từ khi cả ba chúng tôi câu bằng mồi cá mè thì mấy cái phao cứ nhấp nháy liên tục, thì ra là lũ rô phi đói phá mồi, câu đến 0h00 thì Thiện bắt đầu đuối và dựa vào gốc chuối cạnh bờ ao, không ai bảo nhưng Tùng cũng có hành động giống như Thiện và hai ông bạn cùng dựa vào gốc chuối cạnh bờ ao nhìn nhau cười và nói: “Hôm nay mình ngủ bờ ngủ bụi hihi”.
Mới cười đó mà hai ông bạn đồng hành yêu dấu của tôi đã ngủ mất rồi, chỉ còn mình tôi tay cầm cần lục trên tay và cứ giật liên tục, các chú cá rô phi bằng ba ngón tay lần lượt được “móc bụng” mang lên bờ nhiều vô kể. Giật cá nhiều cũng mỏi tay nên tôi thay mồi cho các phao mè và ngồi suy nghĩ miên man và bỗng từ đâu có tiếng cú kêu đến rợn người. Nghe tiếng cú kêu tôi lại nhớ về lần trước về đây câu, tôi phát hiện phía bên kia bờ hồ có hai cái mã và vị trí chúng tôi đang ngồi lại ngay đối diện hai cái mã đó, càng suy nghĩ tôi lại cảm thấy lạnh xương sống, và những hình ảnh về những bộ phim kinh dị bắt đầu hiện ra trong suy nghĩ của tôi, trong lúc suy diễn lung tung thì bỗng có tiếng “khò khò” làm tôi giật bắn người, à thì ra là tiếng ngáy của một trong hai ông bạn thân thiết của tôi đang nằm kế bên, một lúc thì tiếng ngáy đó cũng làm tôi quen dần và lấy tiếng ngáy đó làm bạn cho đến sáng.
Sáng hôm sau Thiện đưa chú cá mè cho chị con dâu chủ nhà làm, chị này xách cá đi làm chợt nói với vào: “con cá này bị mù” – Tôi cứ tưởng chị ta giỡn nhưng thật, chúng tôi xúm lại xem thì hỡi ôi con cá mù cả hai mắt. Vì sao cả đêm qua chúng tôi chỉ câu được rô phi thì giờ tôi đã hiểu.
Vào nhà nằm chợp mắt một lúc thì chúng tôi lại xách cần ra câu nữa, nhưng cũng chỉ được toàn rô phi, chán quá chúng tôi thu dọn hành trang ra về, chợt nhớ ra thác Thượng cũng gần đây nên tiện thể dẫn các bạn ra đó câu và tham quan chút, lúc này thì Toàn có công việc nên đã chia tay chúng tôi từ đây và còn lại ba người chúng tôi tiến về thác Thượng.
Đến thác Thượng nhìn các vị trí câu tốt quá hứa hẹn sẽ có nhiều chạch lấu và lăng, ai cũng vui và mang cần ra chuẩn bị đâu đó xong rồi tôi hỏi mọi người: “Mồi đâu?” cả bọn lại nhìn nhau – quên mang mồi rồi – lần thứ hai trong một chuyến đi.
< Thác Ba Giọt.
Không có mồi câu nên chúng tôi cất cần vào và ngắm thác một lúc thì lại thẳng tiến về thác ba giọt. Trên đường từ thác Thượng đến thác ba giọt, có vườn chôm chôm chín đỏ nặng trũi cành và có 2 thôn nữ đang hái chôm chôm, trông rất xinh, lấy cớ vào mua chôm chôm chúng tôi đã vào làm quen hai cô bé, khi đến gần bắt chuyện làm quen tôi đã hái cho mình một trái chôm chôm to nhất và đỏ nhất, chỉ cầm trên tay và nói chuyện. Cô thôn nữ này xinh tuyệt, da cô trắng ửng hồng, đôi mắt đen láy, mái tóc dài được buộc gọn gàng và đôi môi đỏ như trái chôm chôm tôi đang cầm trên tay. Thấy em xinh quá, tôi bất giác đưa máy ảnh lên chụp, cô bé che mặt và chạy đi mất trông thật đáng yêu.
Sau khi mua chôm chôm, chúng tôi lại lên đường về thác ba giọt, đến ngắm cảnh và kêu chị chủ quán xinh đẹp làm cho nồi cá chép nấu chua nhằm nạp bù năng lượng cho những ngày qua cũng là buổi tiệc chia tay kết thúc chuyến đi của chúng tôi
- Theo Blog Ngudantapsu
Comments
Post a Comment