Khám phá rừng quốc gia Yên Tử
Mới đây, rừng quốc gia Yên Tử chính thức được thành lập, sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ xếp nó vào loại khu rừng lịch sử - văn hóa - môi trường, trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam.
Khu rừng quốc gia Yên Tử có diện tích 2.783 ha nằm trên địa bàn 2 xã: Thượng Yên Công và Phương Đông, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây cũng là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là điểm du lịch hấp dẫn với khu danh thắng Yên Tử, nơi thờ Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông, người sáng lập nên phái Thiền Trúc Lâm mang bản sắc riêng Việt Nam. Nơi đây hàng năm thu hút hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan và tham dự lễ hội truyền thống tưởng nhớ đến Đức vua, phật hoàng Trần Nhân Tông.
Việc thành lập khu rừng quốc gia này nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị đa dạng sinh học, giá trị thẩm mỹ của cảnh quan thiên nhiên nhằm tôn tạo các giá trị đặc biệt về văn hóa – lịch sử của một trong những triều đại vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam tại khu vực Yên Tử, đồng thời là nơi phát tích Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; giữ gìn các giá trị truyền thống góp phần tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, giáo dục bảo vệ môi trường và phục vụ tham quan du lịch.
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, hiện nay trong khu vực rừng đặc dụng Yên Tử còn chứa đựng nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm, có năm ngành thực vật với 830 loài, trong đó có 38 loài thực vật đặc hữu quý hiếm như: Lim xanh, táu mật, lát hoa, thông tre, la hán rừng, vù hương, kim giao…. Hệ động vật đa dạng và phong phú, trong đó có 23 loài thuộc đặc hữu quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Voọc mũi hếch, sóc bay lớn, ếch gai, ếch ang… có giá trị cao về bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu khoa học, giáo dục và du lịch.
Việc nâng cấp Rừng đặc dụng Yên tử thành Rừng quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan môi trường; bảo tồn và phát triển các mẫu chuẩn hệ động thực vật, bảo vệ sự đa dạng sinh học, các nguồn gen động thực vật quý hiếm; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Đồng thời, đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới các công trình hỗ trợ nhằm góp phần bảo tồn, tôn tạo hệ động, thực vật rừng, các mô hình rừng có giá trị cảnh quan, di tích lịch sử phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, tham quan du lịch, lễ hội truyền thống.
Rừng quốc gia Yên Tử được quy hoạch thành 3 phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt diện tích 768,4 ha; phân khu phục hồi sinh thái cảnh quan diện tích 1.855,3 ha và phân khu hành chính – dịch vụ tiện ích 159,3 ha.
- Theo Datviet, internet
Khu rừng quốc gia Yên Tử có diện tích 2.783 ha nằm trên địa bàn 2 xã: Thượng Yên Công và Phương Đông, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây cũng là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là điểm du lịch hấp dẫn với khu danh thắng Yên Tử, nơi thờ Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông, người sáng lập nên phái Thiền Trúc Lâm mang bản sắc riêng Việt Nam. Nơi đây hàng năm thu hút hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan và tham dự lễ hội truyền thống tưởng nhớ đến Đức vua, phật hoàng Trần Nhân Tông.
Việc thành lập khu rừng quốc gia này nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị đa dạng sinh học, giá trị thẩm mỹ của cảnh quan thiên nhiên nhằm tôn tạo các giá trị đặc biệt về văn hóa – lịch sử của một trong những triều đại vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam tại khu vực Yên Tử, đồng thời là nơi phát tích Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; giữ gìn các giá trị truyền thống góp phần tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, giáo dục bảo vệ môi trường và phục vụ tham quan du lịch.
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, hiện nay trong khu vực rừng đặc dụng Yên Tử còn chứa đựng nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm, có năm ngành thực vật với 830 loài, trong đó có 38 loài thực vật đặc hữu quý hiếm như: Lim xanh, táu mật, lát hoa, thông tre, la hán rừng, vù hương, kim giao…. Hệ động vật đa dạng và phong phú, trong đó có 23 loài thuộc đặc hữu quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Voọc mũi hếch, sóc bay lớn, ếch gai, ếch ang… có giá trị cao về bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu khoa học, giáo dục và du lịch.
Việc nâng cấp Rừng đặc dụng Yên tử thành Rừng quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan môi trường; bảo tồn và phát triển các mẫu chuẩn hệ động thực vật, bảo vệ sự đa dạng sinh học, các nguồn gen động thực vật quý hiếm; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Đồng thời, đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới các công trình hỗ trợ nhằm góp phần bảo tồn, tôn tạo hệ động, thực vật rừng, các mô hình rừng có giá trị cảnh quan, di tích lịch sử phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, tham quan du lịch, lễ hội truyền thống.
Rừng quốc gia Yên Tử được quy hoạch thành 3 phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt diện tích 768,4 ha; phân khu phục hồi sinh thái cảnh quan diện tích 1.855,3 ha và phân khu hành chính – dịch vụ tiện ích 159,3 ha.
- Theo Datviet, internet
Comments
Post a Comment