Chợ tình Cốc Ly
Cũng giống như các phiên chợ vùng cao khác của tỉnh Lào Cai, Cốc Ly là chợ phiên của người Mông hoa, người Dao và người Nùng nhưng chợ chỉ họp vào thứ ba hàng tuần.
< Theo mẹ xuống chợ bán lợn giống.
Nếu ai đó muốn đi tìm cho mình một định nghĩa đầy đủ và toàn vẹn về một phiên chợ thuần chất quê mùa thì không ở đâu có thể tìm thấy ý nghĩa nhiều hơn thế tại chợ Cốc Ly, Bắc Hà (Lào Cai).
Theo nhiều người già sống lâu năm ở đây kể lại, xưa chợ chỉ là địa điểm để trai gái gặp gỡ chứ không phải để mua, bán. Vì những hoàn cảnh khác nhau mà nhiều đôi trai gái dù đã thề non, hẹn biển nhưng không thể chung sống với nhau trọn đời, họ hẹn nhau mỗi tuần một ngày nhất định gặp nhau ở Cốc Ly tâm tình.
< Tranh thủ ăn bánh ngô ở chợ.
Mỗi tuần, các chàng trai, cô gái dù ở con suối hay ngọn núi nào cũng lặn lội đến đây chỉ để nhìn thấy bóng dáng người mình đã trao thương, gửi nhớ. Không phân biệt tuổi tác, già hay trẻ, nhiều hay ít bạc, họ đều đắm mình trong cảm xúc yêu thương.
Đồng bào mang đến đây ly rượu tự cất, gói xôi nếp hay củ sắn tự trồng mà san sẻ; mang đến tiếng sáo, tiếng khèn, tiếng đàn môi réo rắt thể hiện nỗi nhớ và tình yêu thầm kín… Rồi qua thời gian, chợ không chỉ là nơi tâm tình của các chàng trai cô gái nữa mà dần trở thành nơi trao đổi hàng hóa của cả cộng đồng .
< Đồng bào các dân tộc tại chợ Cốc Ly.
Chợ Cốc Ly là nơi duy nhất có thể dùng hàng để đổi hàng. Đồng bào đến đây họp tìm bạn, đổi lấy giống lúa nương, con trâu cái, con ngựa thồ để phục vụ đời sống gia đình. Cái có và không của đồng bào ở vùng cao Bắc Hà được bù đắp cho nhau ở đây.
Cả một tuần lên nương, cả một tuần chờ đợi đến phiên chợ, lòng ai nấy cũng bâng khuâng, rạo rực. Đến ngày phiên chợ mở, nếu nhà xa, đồng bào sẽ chuẩn bị những gì cần mua cần bán và xuống núi từ khi mặt trời còn trải nắng lưng núi và có mặt ở chợ khi ông mặt trời mới thức dậy phía chân trời.
Cốc Ly có đủ thứ, từ sản vật địa phương cho đến đồ dùng được mang từ dưới xuôi lên hay từ Trung Quốc về. Ở đây có từng khu riêng biệt; như khu bán trâu, bán ngựa, khu bán hoa quả, đồ sinh hoạt và ăn uống.
Đến với phiên chợ Cốc Ly, du khách như lạc vào ngày hội giao duyên rực rỡ sắc màu văn hóa, nơi gặp gỡ của tình yêu đôi lứa. Người có tuổi đến chợ để trao đổi hàng hoá, buôn bán, gặp gỡ tâm sự công việc làm ăn bên chảo thắng cố hay bên mân rượu; thanh niên nam nữ đến chợ để tâm tình, thể hiện và trao gửi những tâm sự, lời yêu. Họ đi chợ để chơi chợ, tìm bạn chứ không bận tâm tính toán bán mua. Số tiền thu được qua phiên chợ, các chàng trai cũng dùng ngay vào buổi làm quen bên những chảo thắng cố hay ly rượu ngô nồng say.
Khi mặt trời đã ngả xuống núi, các chàng trai chếnh choáng men rượu, má cô gái ửng hồng, khi đó cuộc vui bên mân rượu mới tạm dừng để nhường chỗ cho những tiếng kèn, sáo, đàn môi tâm tình cất lên rìu rặt, thủ thỉ, sâu lắng. Chợ tan, trai gái bịn rịn chia tay để cùng đợi chờ đến phiên chợ tới.
- Theo Datviet, internet
< Theo mẹ xuống chợ bán lợn giống.
Nếu ai đó muốn đi tìm cho mình một định nghĩa đầy đủ và toàn vẹn về một phiên chợ thuần chất quê mùa thì không ở đâu có thể tìm thấy ý nghĩa nhiều hơn thế tại chợ Cốc Ly, Bắc Hà (Lào Cai).
Theo nhiều người già sống lâu năm ở đây kể lại, xưa chợ chỉ là địa điểm để trai gái gặp gỡ chứ không phải để mua, bán. Vì những hoàn cảnh khác nhau mà nhiều đôi trai gái dù đã thề non, hẹn biển nhưng không thể chung sống với nhau trọn đời, họ hẹn nhau mỗi tuần một ngày nhất định gặp nhau ở Cốc Ly tâm tình.
< Tranh thủ ăn bánh ngô ở chợ.
Mỗi tuần, các chàng trai, cô gái dù ở con suối hay ngọn núi nào cũng lặn lội đến đây chỉ để nhìn thấy bóng dáng người mình đã trao thương, gửi nhớ. Không phân biệt tuổi tác, già hay trẻ, nhiều hay ít bạc, họ đều đắm mình trong cảm xúc yêu thương.
Đồng bào mang đến đây ly rượu tự cất, gói xôi nếp hay củ sắn tự trồng mà san sẻ; mang đến tiếng sáo, tiếng khèn, tiếng đàn môi réo rắt thể hiện nỗi nhớ và tình yêu thầm kín… Rồi qua thời gian, chợ không chỉ là nơi tâm tình của các chàng trai cô gái nữa mà dần trở thành nơi trao đổi hàng hóa của cả cộng đồng .
< Đồng bào các dân tộc tại chợ Cốc Ly.
Chợ Cốc Ly là nơi duy nhất có thể dùng hàng để đổi hàng. Đồng bào đến đây họp tìm bạn, đổi lấy giống lúa nương, con trâu cái, con ngựa thồ để phục vụ đời sống gia đình. Cái có và không của đồng bào ở vùng cao Bắc Hà được bù đắp cho nhau ở đây.
Cả một tuần lên nương, cả một tuần chờ đợi đến phiên chợ, lòng ai nấy cũng bâng khuâng, rạo rực. Đến ngày phiên chợ mở, nếu nhà xa, đồng bào sẽ chuẩn bị những gì cần mua cần bán và xuống núi từ khi mặt trời còn trải nắng lưng núi và có mặt ở chợ khi ông mặt trời mới thức dậy phía chân trời.
Cốc Ly có đủ thứ, từ sản vật địa phương cho đến đồ dùng được mang từ dưới xuôi lên hay từ Trung Quốc về. Ở đây có từng khu riêng biệt; như khu bán trâu, bán ngựa, khu bán hoa quả, đồ sinh hoạt và ăn uống.
Đến với phiên chợ Cốc Ly, du khách như lạc vào ngày hội giao duyên rực rỡ sắc màu văn hóa, nơi gặp gỡ của tình yêu đôi lứa. Người có tuổi đến chợ để trao đổi hàng hoá, buôn bán, gặp gỡ tâm sự công việc làm ăn bên chảo thắng cố hay bên mân rượu; thanh niên nam nữ đến chợ để tâm tình, thể hiện và trao gửi những tâm sự, lời yêu. Họ đi chợ để chơi chợ, tìm bạn chứ không bận tâm tính toán bán mua. Số tiền thu được qua phiên chợ, các chàng trai cũng dùng ngay vào buổi làm quen bên những chảo thắng cố hay ly rượu ngô nồng say.
Khi mặt trời đã ngả xuống núi, các chàng trai chếnh choáng men rượu, má cô gái ửng hồng, khi đó cuộc vui bên mân rượu mới tạm dừng để nhường chỗ cho những tiếng kèn, sáo, đàn môi tâm tình cất lên rìu rặt, thủ thỉ, sâu lắng. Chợ tan, trai gái bịn rịn chia tay để cùng đợi chờ đến phiên chợ tới.
- Theo Datviet, internet
Comments
Post a Comment