Làng du lịch sinh thái Kon Ktu
Làng du lịch sinh thái Kon Ktu nằm bên dòng Đăk Bla thơ mộng, hiện đang là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước khi có dịp đến Kon Tum.
< Nhà rông ở Kon K'tu.
Đây là ngôi làng cổ còn giữ được những nét nguyên sơ nhất của văn hóa dân tộc Banar. Kon K’Tu có 92 hộ với 530 nhân khẩu đồng bào dân tộc Banar sinh sống.
Theo tiếng Banar thì Kon K’Tu là làng nguyên gốc, nguyên sơ. Được hình thành rất sớm, đến nay Kon K’Tu vẫn giữ nguyên được những nét cổ kính, hùng vĩ và hoang sơ mà thiên nhiên ban tặng. Người Ba Na ở Kon KTu mộc mạc, thân thiện và mến khách nên du khách đến Kon KTu sẽ gặp nhiều điều thú vị.
< Cầu treo Kon K’Lo bắt qua sông Đắk Bla.
Làng du lịch sinh thái Kon Ktu thuộc xã Đăk Rơ Wa (thị xã Kon Tum) nằm cách trung tâm thị xã Kon Tum chừng 10 km về hướng Đông-Bắc. Hàng ngày làng thường xuyên đón khách du lịch trong nước và quốc tế khi đến thăm tỉnh cực bắc Tây Nguyên này.
Đến với làng Kon Ktu, du khách được chiêm ngưỡng những nét văn hóa đặc sắc còn nguyên sơ, với mái nhà Rông truyền thống của người Ba Na cao vút, những nếp nhà sàn cổ kính.
Đêm đến giữa sân nhà Rông của làng, củi được chất thành một đống to và được đốt lên, hơi ấm của sự mộc mạc, chân tình, gần gũi, thân thiện như hòa quyện nồng ấm giữa chủ và khách.
< Điệu múa xoang của các sơn nữ làng Kon Ktu.
Hiện tại, dân làng vẫn duy trì được đội cồng chiêng với 18 người, đội múa xoang với 30 người. Đặc biệt là vẫn giữ được lễ hội bắt giọt nước. Lễ hội này được tổ chức vào đầu tháng Giêng hằng năm. Dân làng tổ chức lễ hội để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; cầu cho bà con trong làng khỏe mạnh; dân làng đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, không được ăn trộm ăn cắp của nhau. Thời gian lễ hội kéo dài 2 ngày 2 đêm.
Ngày đầu tiên chuẩn bị cây nêu, ngày hôm sau cúng tế giàng (tế trời) và thết đãi dân làng. Làng giàu có thì cúng nhiều trâu, bò, múa xoang, cồng chiêng...
< Dệt vải.
Đến Kon K’Tu, ngoài việc được chiêm ngưỡng vẻ hoang sơ của làng cổ, du khách còn được chiêm ngưỡng nét uyển chuyển trong điệu múa xoang của những chàng trai cô gái Banar với trang phục thổ cẩm chính tay họ dệt nên, được tận hưởng men say ngây ngất của rượu cần thơm lừng ngây ngất hoà vào tiếng cồng chiêng bay bổng đến nức lòng. Đến đây khách có thể ngủ qua đêm tại nhà Rông của làng.
Du khách còn có thể đi thăm thác H"Lay và thác Mốp cách làng chừng 2000m, dòng thác tuôn trào trắng xóa đẹp như cô sơn nữ đang vươn mình chải tóc. Nếu thích, khách sẽ được những người đàn ông Ba Na chèo thuyền độc mộc xuôi theo dòng Đăk Bla, dọc triền sông để tha hồ ngắm cảnh sơn thủy hữu tình, những cánh rừng nguyên sinh rủ bóng xuống dòng nước.
Khách quốc tế tỏ ra rất thích thú khi được ngắm nhìn, chiêm ngưỡng nét độc đáo và vẻ đẹp của nhà Rông Tây Nguyên.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Quesne và bà Gremy, quốc tịch Pháp cho biết: "Tây Nguyên thật tuyệt vời! Người Tây Nguyên thân thiện, gần gũi, trên môi họ luôn nở nụ cười tươi, tôi rất hài lòng và cảm kích trước tấm lòng mến khách của bà con dân làng nơi đây... Có dịp tôi sẽ trở lại thăm Tây Nguyên".
- Tổng hợp
< Nhà rông ở Kon K'tu.
Đây là ngôi làng cổ còn giữ được những nét nguyên sơ nhất của văn hóa dân tộc Banar. Kon K’Tu có 92 hộ với 530 nhân khẩu đồng bào dân tộc Banar sinh sống.
Theo tiếng Banar thì Kon K’Tu là làng nguyên gốc, nguyên sơ. Được hình thành rất sớm, đến nay Kon K’Tu vẫn giữ nguyên được những nét cổ kính, hùng vĩ và hoang sơ mà thiên nhiên ban tặng. Người Ba Na ở Kon KTu mộc mạc, thân thiện và mến khách nên du khách đến Kon KTu sẽ gặp nhiều điều thú vị.
< Cầu treo Kon K’Lo bắt qua sông Đắk Bla.
Làng du lịch sinh thái Kon Ktu thuộc xã Đăk Rơ Wa (thị xã Kon Tum) nằm cách trung tâm thị xã Kon Tum chừng 10 km về hướng Đông-Bắc. Hàng ngày làng thường xuyên đón khách du lịch trong nước và quốc tế khi đến thăm tỉnh cực bắc Tây Nguyên này.
Đến với làng Kon Ktu, du khách được chiêm ngưỡng những nét văn hóa đặc sắc còn nguyên sơ, với mái nhà Rông truyền thống của người Ba Na cao vút, những nếp nhà sàn cổ kính.
Đêm đến giữa sân nhà Rông của làng, củi được chất thành một đống to và được đốt lên, hơi ấm của sự mộc mạc, chân tình, gần gũi, thân thiện như hòa quyện nồng ấm giữa chủ và khách.
< Điệu múa xoang của các sơn nữ làng Kon Ktu.
Hiện tại, dân làng vẫn duy trì được đội cồng chiêng với 18 người, đội múa xoang với 30 người. Đặc biệt là vẫn giữ được lễ hội bắt giọt nước. Lễ hội này được tổ chức vào đầu tháng Giêng hằng năm. Dân làng tổ chức lễ hội để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; cầu cho bà con trong làng khỏe mạnh; dân làng đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, không được ăn trộm ăn cắp của nhau. Thời gian lễ hội kéo dài 2 ngày 2 đêm.
Ngày đầu tiên chuẩn bị cây nêu, ngày hôm sau cúng tế giàng (tế trời) và thết đãi dân làng. Làng giàu có thì cúng nhiều trâu, bò, múa xoang, cồng chiêng...
< Dệt vải.
Đến Kon K’Tu, ngoài việc được chiêm ngưỡng vẻ hoang sơ của làng cổ, du khách còn được chiêm ngưỡng nét uyển chuyển trong điệu múa xoang của những chàng trai cô gái Banar với trang phục thổ cẩm chính tay họ dệt nên, được tận hưởng men say ngây ngất của rượu cần thơm lừng ngây ngất hoà vào tiếng cồng chiêng bay bổng đến nức lòng. Đến đây khách có thể ngủ qua đêm tại nhà Rông của làng.
Du khách còn có thể đi thăm thác H"Lay và thác Mốp cách làng chừng 2000m, dòng thác tuôn trào trắng xóa đẹp như cô sơn nữ đang vươn mình chải tóc. Nếu thích, khách sẽ được những người đàn ông Ba Na chèo thuyền độc mộc xuôi theo dòng Đăk Bla, dọc triền sông để tha hồ ngắm cảnh sơn thủy hữu tình, những cánh rừng nguyên sinh rủ bóng xuống dòng nước.
Khách quốc tế tỏ ra rất thích thú khi được ngắm nhìn, chiêm ngưỡng nét độc đáo và vẻ đẹp của nhà Rông Tây Nguyên.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Quesne và bà Gremy, quốc tịch Pháp cho biết: "Tây Nguyên thật tuyệt vời! Người Tây Nguyên thân thiện, gần gũi, trên môi họ luôn nở nụ cười tươi, tôi rất hài lòng và cảm kích trước tấm lòng mến khách của bà con dân làng nơi đây... Có dịp tôi sẽ trở lại thăm Tây Nguyên".
- Tổng hợp
Comments
Post a Comment