Tràm Chim mùa nước nổi
Về vùng Đồng Tháp, An Giang vào mùa nước nổi, ngay cả dân miệt vườn Nam bộ cũng thấy hào hứng với cảm giác vừa gần gũi vừa lạ lẫm với thiên nhiên sông nước phù sa.
Nếu du khách đến từ những vùng miền khác thì cảm xúc còn tăng gấp bội khi ngồi trên chiếc vỏ lãi xé nước lao trên dòng kinh đỏ màu tràm, len lỏi trong rừng cây chán rồi lại lọt thỏm giữa không gian bao la trên trời, dưới nước...
Nhất là người thành phố sẽ thích thú khi bắt gặp một ghe chở đầy bông súng ma vừa hái, những đóa bông súng nở có cả cánh trắng tinh, cánh tim tím, cánh phớt hồng... Vỏ lãi lướt qua vạt rau tràng nở bông trăng trắng; đặc biệt là một vùng tràn ngập cả khúc kênh, cả bề ngang mặt nước, hằng hà sa số những chiếc lá sen xanh, rải rác điểm những búp sen hồng hoặc những cánh sen mãn khai.
Vun vút lướt qua mắt là vạt rừng tràm mỏng rồi cánh đồng lúa ma xanh dờn tới chân rừng tràm, chiếm diện tích khoảng 10 héc ta. Người địa phương gọi đây là lúa trời, còn trong sách “Gia Định thành thông chí” Trịnh Hoài Đức gọi đó là “quỷ cốc”. Hằng năm, vào khoảng tháng Tư âm lịch, trời bắt đầu mưa, lúa bắt đầu mọc. Tháng 4 dương lịch, lúa nhú cao chừng năm tấc, thân cứng, lá to bản. Mùa nước nổi (tháng 8 - 12 dương lịch) lúa trổ đòng. Nước dâng tới đâu, ngọn và hột lúa vươn cao lên khỏi nước tới đó. Một tháng sau lúa chín, vào ban đêm. Nắng lên lúa rụng, tiếp tục nẩy mầm...
Lúa trời là một món quà của thiên nhiên, người xưa thu hoạch bằng cách bơi xuồng con, chính giữa căng bức màn. Xuồng lướt qua ruộng lúa, người ta dùng sào đập cho lúa chạm bức màn rơi xuống khoang. Lúa thu hoạch về ngâm nước khoảng ba ngày rồi đem phơi cho rụng đuôi trước khi xay, giã thành gạo nấu ăn. Gạo lúa ma rất dẻo và thơm. Ngày nay, lúa ma được bảo tồn như sản phẩm độc đáo của đất trời, đồng thời làm nguồn thực phẩm cho chim chóc chứ không kinh doanh.
Vào ruột rừng, nơi có căn nhà sàn nhân viên giữ rừng ở và một nhà sàn dài làm nơi ăn uống. Lên đài cao quan sát cảnh hồng hoang của Tràm Chim. Rừng tràm chiếm diện tích 1.800 héc ta với 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước.
Các loài chim thường gặp như cò trắng, cò bợ, cò lửa, cò lép, vạc, diệc lửa, diệc xám, điên điển, cồng cộc, tu hú, cu ngói, cu cườm, cu... Trong đó, có 13 loài chim quý hiếm thế giới, đặc biệt là hạc, thường gọi sếu đầu đỏ hoặc sếu cổ trụi.
Đầu hạc màu đỏ mỏ dài, chân và cổ cao trụi, mình có bộ lông xám tro. Con hạc lớn nhất có thể nặng đến chục ký. Hạc về Tràm Chim vào tháng Giêng, tìm bạn tình vào tháng năm (trước mùa mưa), sau đó di chuyển tìm nơi đẻ trứng, nuôi con. Thực phẩm khoái khẩu nhất của hạc là củ năn. Muốn nhìn cảnh hạc nhảy múa với bạn tình phải chịu khó “mai phục” cả buổi, thậm chí nhiều ngày nếu muốn chụp được những bức ảnh đẹp; đã vậy lại phải nằm dưới gió để hạc không không phát hiện.
Giữa “ruột rừng”, trên nhà thủy tạ xây gạch vững chãi, rộng rãi, là nơi khách có thể thoải mái bày cuộc ăn nhậu. Thực phẩm mua ngoài chợ Tràm Chim đem theo với bếp, than, củi nhúm, vài lít rượu và thùng nước đá để pha trà... "chữa lửa". Mâm” nhậu là mấy tờ báo trải trên nền gạch bông và dùng toàn các món nướng cho gọn. Những con rắn bông súng nhỏ cỡ ngón tay cái cuốn tròn như chiếc rế nồi đặt trong vỉ cháy nám. Loại này dùng tay bẻ từng khúc ngắn chấm nước mắm me ăn vừa giòn da vừa ngon ngọt thịt còn “ứa” những giọt máu hồng. Nhưng ngon nhất là nhai luôn xương.
Cá lóc nướng trui là một trong những đặc sản trứ danh của miệt vườn Nam bộ, nhưng món cá lóc nướng trui Đồng Tháp mới thiệt sự độc đáo hơn hết. Ở đây người ta không gói cá lóc với các loại rau bằng bánh tráng mà bằng bẹn sen. Bẹn sen là những chiếc lá sen non vành lá cuốn quấn vào trong, nhìn sướng mắt. Những chiếc bẹn sen mọc nhiều theo dòng kinh, phải nhanh tay bứt khi vỏ lải lướt qua. Cầm bẹn sen banh ra, nhét thịt cá lóc nướng trui cùng với bún và rau, chấm nước mắm me, vừa nhai vừa nghe vị chát chát mùi hoang dã miệt vườn mà thấy khoái...
Vườn Quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông (Đồng Tháp) được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, trở thành Vườn Quốc gia Tràm Chim từ năm 1998 nhằm bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười, bảo vệ khu vực di trú cho các loài chim di cư, đặc biệt là chim hạc.
- Theo Thesaigontimes
Nếu du khách đến từ những vùng miền khác thì cảm xúc còn tăng gấp bội khi ngồi trên chiếc vỏ lãi xé nước lao trên dòng kinh đỏ màu tràm, len lỏi trong rừng cây chán rồi lại lọt thỏm giữa không gian bao la trên trời, dưới nước...
Nhất là người thành phố sẽ thích thú khi bắt gặp một ghe chở đầy bông súng ma vừa hái, những đóa bông súng nở có cả cánh trắng tinh, cánh tim tím, cánh phớt hồng... Vỏ lãi lướt qua vạt rau tràng nở bông trăng trắng; đặc biệt là một vùng tràn ngập cả khúc kênh, cả bề ngang mặt nước, hằng hà sa số những chiếc lá sen xanh, rải rác điểm những búp sen hồng hoặc những cánh sen mãn khai.
Vun vút lướt qua mắt là vạt rừng tràm mỏng rồi cánh đồng lúa ma xanh dờn tới chân rừng tràm, chiếm diện tích khoảng 10 héc ta. Người địa phương gọi đây là lúa trời, còn trong sách “Gia Định thành thông chí” Trịnh Hoài Đức gọi đó là “quỷ cốc”. Hằng năm, vào khoảng tháng Tư âm lịch, trời bắt đầu mưa, lúa bắt đầu mọc. Tháng 4 dương lịch, lúa nhú cao chừng năm tấc, thân cứng, lá to bản. Mùa nước nổi (tháng 8 - 12 dương lịch) lúa trổ đòng. Nước dâng tới đâu, ngọn và hột lúa vươn cao lên khỏi nước tới đó. Một tháng sau lúa chín, vào ban đêm. Nắng lên lúa rụng, tiếp tục nẩy mầm...
Lúa trời là một món quà của thiên nhiên, người xưa thu hoạch bằng cách bơi xuồng con, chính giữa căng bức màn. Xuồng lướt qua ruộng lúa, người ta dùng sào đập cho lúa chạm bức màn rơi xuống khoang. Lúa thu hoạch về ngâm nước khoảng ba ngày rồi đem phơi cho rụng đuôi trước khi xay, giã thành gạo nấu ăn. Gạo lúa ma rất dẻo và thơm. Ngày nay, lúa ma được bảo tồn như sản phẩm độc đáo của đất trời, đồng thời làm nguồn thực phẩm cho chim chóc chứ không kinh doanh.
Vào ruột rừng, nơi có căn nhà sàn nhân viên giữ rừng ở và một nhà sàn dài làm nơi ăn uống. Lên đài cao quan sát cảnh hồng hoang của Tràm Chim. Rừng tràm chiếm diện tích 1.800 héc ta với 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước.
Các loài chim thường gặp như cò trắng, cò bợ, cò lửa, cò lép, vạc, diệc lửa, diệc xám, điên điển, cồng cộc, tu hú, cu ngói, cu cườm, cu... Trong đó, có 13 loài chim quý hiếm thế giới, đặc biệt là hạc, thường gọi sếu đầu đỏ hoặc sếu cổ trụi.
Đầu hạc màu đỏ mỏ dài, chân và cổ cao trụi, mình có bộ lông xám tro. Con hạc lớn nhất có thể nặng đến chục ký. Hạc về Tràm Chim vào tháng Giêng, tìm bạn tình vào tháng năm (trước mùa mưa), sau đó di chuyển tìm nơi đẻ trứng, nuôi con. Thực phẩm khoái khẩu nhất của hạc là củ năn. Muốn nhìn cảnh hạc nhảy múa với bạn tình phải chịu khó “mai phục” cả buổi, thậm chí nhiều ngày nếu muốn chụp được những bức ảnh đẹp; đã vậy lại phải nằm dưới gió để hạc không không phát hiện.
Giữa “ruột rừng”, trên nhà thủy tạ xây gạch vững chãi, rộng rãi, là nơi khách có thể thoải mái bày cuộc ăn nhậu. Thực phẩm mua ngoài chợ Tràm Chim đem theo với bếp, than, củi nhúm, vài lít rượu và thùng nước đá để pha trà... "chữa lửa". Mâm” nhậu là mấy tờ báo trải trên nền gạch bông và dùng toàn các món nướng cho gọn. Những con rắn bông súng nhỏ cỡ ngón tay cái cuốn tròn như chiếc rế nồi đặt trong vỉ cháy nám. Loại này dùng tay bẻ từng khúc ngắn chấm nước mắm me ăn vừa giòn da vừa ngon ngọt thịt còn “ứa” những giọt máu hồng. Nhưng ngon nhất là nhai luôn xương.
Cá lóc nướng trui là một trong những đặc sản trứ danh của miệt vườn Nam bộ, nhưng món cá lóc nướng trui Đồng Tháp mới thiệt sự độc đáo hơn hết. Ở đây người ta không gói cá lóc với các loại rau bằng bánh tráng mà bằng bẹn sen. Bẹn sen là những chiếc lá sen non vành lá cuốn quấn vào trong, nhìn sướng mắt. Những chiếc bẹn sen mọc nhiều theo dòng kinh, phải nhanh tay bứt khi vỏ lải lướt qua. Cầm bẹn sen banh ra, nhét thịt cá lóc nướng trui cùng với bún và rau, chấm nước mắm me, vừa nhai vừa nghe vị chát chát mùi hoang dã miệt vườn mà thấy khoái...
Vườn Quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông (Đồng Tháp) được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, trở thành Vườn Quốc gia Tràm Chim từ năm 1998 nhằm bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười, bảo vệ khu vực di trú cho các loài chim di cư, đặc biệt là chim hạc.
- Theo Thesaigontimes
Comments
Post a Comment