Krông Kmar, dòng thác huyền thoại
Từ chót vót trên đỉnh Chư Yang Sin hùng vĩ (Đắk Lắk) - nơi được mệnh danh là nóc nhà Tây nguyên, dòng Krông Kmar mượt mà như mái tóc xuân thì của thiếu nữ tuôn đổ xuống chân núi, đánh thức những phiến đá say ngủ giấc ngàn năm để rồi reo vui thành ngọn thác mải miết cuộn trào giữa rừng xanh.
Krông Kmar không hoành tráng như những ngọn thác khác của Đắk Lắk như Dray Sap, Dray Nur, Gia Long nhưng mang một nét đẹp hoang dã rất riêng bởi nép mình dưới dãy Cư Yang Sin vươn dài giữa những cánh rừng xanh thẳm, những ruộng lúa xanh rì của huyện Krông Bông.
Khách đường xa dừng chân thưởng lãm cảnh thác êm ả tuôn đổ giữa rừng không khỏi ồ lên thích thú khi thiên nhiên dọn sẵn những phiến đá nơi mấp mé dòng chảy như gọi mời ngả lưng. Công sức đổ đường 85 cây số từ Buôn Ma Thuột theo quốc lộ 27 và tỉnh lộ 12 để đến được Krông Kmar xem như đã được đền đáp.
Nét duyên riêng có của thác Krông Kmar có lẽ chính là những phiến đá hiền lành say ngủ giữa lòng thác. Và dòng nước chảy qua đầu phiến đá cũng vì thế mà dịu dàng, êm ả hơn, không quá mạnh mẽ như những dòng thác hùng vĩ khác của Đắk Lắk.
Nét khác biệt nữa so với những dòng thác khác của Tây nguyên là Krông Kmar không bắt nguồn từ dòng Sêrêpôk chảy từ đông say tây, mà từ một dòng sông treo mình trên đỉnh núi.
Đã từng nhiều lần ngắm nóc nhà Tây Nguyên Cư Yang Sin từ phía những vườn cà phê trù phú của huyện Krông Ana, lần này chúng tôi mới vào được đến chân ngọn núi đầy huyền thoại và chạm vào "mái tóc" Krông Kmar chảy xuống từ đỉnh núi cao chót vót gần 2.500m.
Chiều cuối tuần, dòng thác ngái ngủ như bừng tỉnh khi đoàn khách gia đình ríu rít kéo nhau lần theo từng bậc đá len lỏi trong làn nước trong xanh. Đứng trên phiến đá rộng phẳng lỳ nhìn về phía hạ nguồn chỉ thấy mây trắng rừng xanh lững lờ in bóng trên mặt sông không chút gợn sóng.
Những phiến đá giữa lòng sông trông cứ như bầy voi đang thích thú ngâm mình trong làn nước mát lạnh, trong khi vô vàn những phiến đá trên bờ như hữu ý dọn sẵn nơi cắm trại cho các đoàn du khách.
Người lớn lẫn trẻ con cùng reo lên thú vị khi dợm nhúng chân xuống dòng nước mát rượi len lỏi giữa những khe đá phủ dày rêu xanh mởn. Nếu mỏi chân, khách đường xa cứ việc ngồi bệt xuống phiến đá thoải mái mà khua chân giỡn với dòng nước trôi không ngừng nghỉ nơi chân thác.
Ở góc khuất một tảng đá lớn dựng đứng gần giữa lòng sông, đã thấy một khách nhàn du an nhiên thong thả buông cần trúc. Chốc chốc cá lại đớp động dưới những cánh lá mục trên mặt sông phẳng lặng êm xuôi về phía hạ nguồn.
Lớp lớp đá tròn trĩnh phơi mình trên làn nước, tầng tầng vỉa đá chen giữa rừng cây ven bờ và tiếng chim rừng ríu ran, tiếng thác đổ êm ái cùng hòa nhịp tấu lên bài ca bất tận của rừng xanh, mang lại những xúc cảm khó tả ngợp trong thiên nhiên an lành...
Điều chưa hài lòng của du khách khi tìm đến thác Krông Kmar là tuyến giao thông dẫn vào thác trên tỉnh lộ 12 quá chật hẹp và nhiều "ổ voi" rất khó đi. Nếu "bác tài" không phải là tay lái "lụa", cả đoàn du khách trên xe khó lòng tránh khỏi những cú xóc nảy người.
Một người dân địa phương cũng đang đón buổi chiều tà nơi những bậc đá xuống lòng thác bảo với đoàn khách ở xa đến rằng, ngày xưa khi chưa có trạm thủy điện (xây dựng vào tháng 5-2003, đến tháng 5-2008 đưa vào hoạt động) cảnh thác Krông Kmar càng đẹp hoang sơ hơn bây giờ nhiều.
Nhà máy thủy điện Krông Kmar do Tổng công ty Sông Đà đầu tư xây dựng có công suất 12.000KW, vốn đầu tư 250 tỉ đồng, hằng năm bổ sung cho lưới điện quốc gia khoảng 53 triệu kWh điện. Chưa từng được ngắm dòng thác khi chưa có công trình thủy điện, song những người chậm chân như tôi vẫn thích thú với nét đẹp thiên nhiên mà công trình thủy điện chưa chạm đến.
Nếu thời gian cho phép, du khách thích khám phá còn có thể cưỡi voi hoặc leo bộ chinh phục đỉnh Cư Yang Sin. Theo những người dân nơi đây, đã có những đoàn khách "ta balô" mải miết leo lên đến đỉnh gần như cao nhất của dãy núi này ở độ cao 2.405m, còn đỉnh cao nhất 2.442m thì hầu như không ai chinh phục nổi vì không có đường lên.
Cả một khu vườn rừng quốc gia Cư Yang Sin rộng gần 60.000ha trải mình trên dãy núi cùng tên chứa bao điều kỳ bí cùng hàng trăm loài cây rừng, động vật quí hiếm mà không mấy người may mắn được khám phá. Càng lên cao khách sẽ càng khám phá nhiều cảnh đẹp ngoạn mục với suối trong veo, thác hùng vĩ, hoa rừng xinh tươi bạt ngàn; ăn cá nướng bên suối, ngắm nhìn những nàng con gái Ba Na xinh đẹp chìm đắm trong những làn điệu dân ca... mà mê mẩn.
Khao khát lên đến tận đầu nguồn dòng Krông Kmar trên đỉnh Cư Yang Sin trầm mặc để đắm mình giữa đại ngàn xanh thẳm, song chúng tôi đành phải hẹn một lần rong ruổi ngày rộng tháng dài hơn để được thưởng ngoạn những cánh rừng thâm trầm trên đỉnh Cư Yang Sin soi bóng xuống dòng Krông Kmar...
- Theo Đaklak24h, báo Daklak
Krông Kmar không hoành tráng như những ngọn thác khác của Đắk Lắk như Dray Sap, Dray Nur, Gia Long nhưng mang một nét đẹp hoang dã rất riêng bởi nép mình dưới dãy Cư Yang Sin vươn dài giữa những cánh rừng xanh thẳm, những ruộng lúa xanh rì của huyện Krông Bông.
Khách đường xa dừng chân thưởng lãm cảnh thác êm ả tuôn đổ giữa rừng không khỏi ồ lên thích thú khi thiên nhiên dọn sẵn những phiến đá nơi mấp mé dòng chảy như gọi mời ngả lưng. Công sức đổ đường 85 cây số từ Buôn Ma Thuột theo quốc lộ 27 và tỉnh lộ 12 để đến được Krông Kmar xem như đã được đền đáp.
Nét duyên riêng có của thác Krông Kmar có lẽ chính là những phiến đá hiền lành say ngủ giữa lòng thác. Và dòng nước chảy qua đầu phiến đá cũng vì thế mà dịu dàng, êm ả hơn, không quá mạnh mẽ như những dòng thác hùng vĩ khác của Đắk Lắk.
Nét khác biệt nữa so với những dòng thác khác của Tây nguyên là Krông Kmar không bắt nguồn từ dòng Sêrêpôk chảy từ đông say tây, mà từ một dòng sông treo mình trên đỉnh núi.
Đã từng nhiều lần ngắm nóc nhà Tây Nguyên Cư Yang Sin từ phía những vườn cà phê trù phú của huyện Krông Ana, lần này chúng tôi mới vào được đến chân ngọn núi đầy huyền thoại và chạm vào "mái tóc" Krông Kmar chảy xuống từ đỉnh núi cao chót vót gần 2.500m.
Chiều cuối tuần, dòng thác ngái ngủ như bừng tỉnh khi đoàn khách gia đình ríu rít kéo nhau lần theo từng bậc đá len lỏi trong làn nước trong xanh. Đứng trên phiến đá rộng phẳng lỳ nhìn về phía hạ nguồn chỉ thấy mây trắng rừng xanh lững lờ in bóng trên mặt sông không chút gợn sóng.
Những phiến đá giữa lòng sông trông cứ như bầy voi đang thích thú ngâm mình trong làn nước mát lạnh, trong khi vô vàn những phiến đá trên bờ như hữu ý dọn sẵn nơi cắm trại cho các đoàn du khách.
Người lớn lẫn trẻ con cùng reo lên thú vị khi dợm nhúng chân xuống dòng nước mát rượi len lỏi giữa những khe đá phủ dày rêu xanh mởn. Nếu mỏi chân, khách đường xa cứ việc ngồi bệt xuống phiến đá thoải mái mà khua chân giỡn với dòng nước trôi không ngừng nghỉ nơi chân thác.
Ở góc khuất một tảng đá lớn dựng đứng gần giữa lòng sông, đã thấy một khách nhàn du an nhiên thong thả buông cần trúc. Chốc chốc cá lại đớp động dưới những cánh lá mục trên mặt sông phẳng lặng êm xuôi về phía hạ nguồn.
Lớp lớp đá tròn trĩnh phơi mình trên làn nước, tầng tầng vỉa đá chen giữa rừng cây ven bờ và tiếng chim rừng ríu ran, tiếng thác đổ êm ái cùng hòa nhịp tấu lên bài ca bất tận của rừng xanh, mang lại những xúc cảm khó tả ngợp trong thiên nhiên an lành...
Điều chưa hài lòng của du khách khi tìm đến thác Krông Kmar là tuyến giao thông dẫn vào thác trên tỉnh lộ 12 quá chật hẹp và nhiều "ổ voi" rất khó đi. Nếu "bác tài" không phải là tay lái "lụa", cả đoàn du khách trên xe khó lòng tránh khỏi những cú xóc nảy người.
Một người dân địa phương cũng đang đón buổi chiều tà nơi những bậc đá xuống lòng thác bảo với đoàn khách ở xa đến rằng, ngày xưa khi chưa có trạm thủy điện (xây dựng vào tháng 5-2003, đến tháng 5-2008 đưa vào hoạt động) cảnh thác Krông Kmar càng đẹp hoang sơ hơn bây giờ nhiều.
Nhà máy thủy điện Krông Kmar do Tổng công ty Sông Đà đầu tư xây dựng có công suất 12.000KW, vốn đầu tư 250 tỉ đồng, hằng năm bổ sung cho lưới điện quốc gia khoảng 53 triệu kWh điện. Chưa từng được ngắm dòng thác khi chưa có công trình thủy điện, song những người chậm chân như tôi vẫn thích thú với nét đẹp thiên nhiên mà công trình thủy điện chưa chạm đến.
Nếu thời gian cho phép, du khách thích khám phá còn có thể cưỡi voi hoặc leo bộ chinh phục đỉnh Cư Yang Sin. Theo những người dân nơi đây, đã có những đoàn khách "ta balô" mải miết leo lên đến đỉnh gần như cao nhất của dãy núi này ở độ cao 2.405m, còn đỉnh cao nhất 2.442m thì hầu như không ai chinh phục nổi vì không có đường lên.
Cả một khu vườn rừng quốc gia Cư Yang Sin rộng gần 60.000ha trải mình trên dãy núi cùng tên chứa bao điều kỳ bí cùng hàng trăm loài cây rừng, động vật quí hiếm mà không mấy người may mắn được khám phá. Càng lên cao khách sẽ càng khám phá nhiều cảnh đẹp ngoạn mục với suối trong veo, thác hùng vĩ, hoa rừng xinh tươi bạt ngàn; ăn cá nướng bên suối, ngắm nhìn những nàng con gái Ba Na xinh đẹp chìm đắm trong những làn điệu dân ca... mà mê mẩn.
Khao khát lên đến tận đầu nguồn dòng Krông Kmar trên đỉnh Cư Yang Sin trầm mặc để đắm mình giữa đại ngàn xanh thẳm, song chúng tôi đành phải hẹn một lần rong ruổi ngày rộng tháng dài hơn để được thưởng ngoạn những cánh rừng thâm trầm trên đỉnh Cư Yang Sin soi bóng xuống dòng Krông Kmar...
- Theo Đaklak24h, báo Daklak
Comments
Post a Comment