"Phượt vặt" sửa travel guide books (Phần 13)
Đoạn đường ven biển từ Phước Hải về Long Hải rợp bóng cây xanh và người ta thường nhắc đến rừng hoa anh đào được người Nhật trồng trong chiến tranh Việt Nam (mình không chắc đây thật sự là anh đào, cũng có thể là loại cây nào đó có hoa từa tựa).
< Ngã rẽ đường lên núi Minh Đạm.
Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp xuân về thì hoa anh đào nở rộ khoe sắc suốt đoạn tỉnh lộ 44 dài gần 5 km từ đèo Nước Ngọt đến cầu Tum (thị trấn Phước Hải). Trên đường nhộn nhịp từng cặp, từng tốp nam thanh nữ tú rủ nhau đến đây dã ngoại và ngắm hoa và chụp ảnh.
Đào hay không phải đào thì đây cũng là cung đường tuyệt diệu khi mùa xuân về, một màu hồng lẳng lơ khoe sắc bên bờ biển xanh. Đây là một lợi thế của thị trấn Phước Hải, làm phong phú thêm nguồn cảnh quan đẹp cùng núi Minh Đạm.
< Đường lên núi, chính xác là đường lên khu di tích căn cứ Minh Đạm.
Tuy nhiên qua ảnh vệ tinh thì mình thấy rõ diện tích rừng anh đào này đã giảm xuống rất nhiều so với dăm bảy năm trước - tỷ lệ nghịch với diện tích các resort được xây dựng mới. Phần khác: trước kia có nhiều đoạn đường nhỏ, lối mòn để người lữ khách có thể xuống biển nhưng bây giờ "hơi bị" hiếm, thế vào đó là những cổng resort và khu du lịch - khách thích "tự do" cũng khó còn xuống biển theo kiểu "tự do" tại đoạn đường này, tiếc!
< Cổng dưới, mình chộp vài phát rồi chạy xe thẳng cào.
Người ta bảo, đến với Minh Đạm, không chỉ để thả hồn trở về quá khứ với những chiến tích oanh liệt mà còn thanh thản với không gian bao la của rừng, của núi và của những cơn gió khơi xa thổi vào từ bãi tắm Thùy Dương...
< Như bao con đường lên núi khác:quanh co tựa một đoạn đèo nhỏ, dốc không nhiều lắm.
Khu căn cứ Minh Đạm (hay còn gọi núi Minh Đạm) nằm ở Đông Nam huyện Long Đất. Từ Đông sang Tây - Bắc dài 8km, điểm cao nhất là 355m. Ba mặt giáp biển, có nhiều hang động hiểm trở. Sườn núi phủ đầy cây rừng rậm rạp và nhiều hang động tự nhiên, có suối nước ngọt quanh năm thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài.
Minh Đạm trước kia còn có tên gọi là Châu Long - Châu Viên. Thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ, quân dân Bà Rịa - Vũng Tàu đã chọn đây làm khu căn cứ cách mạng, là nơi bám trụ của các cơ quan trọng yếu huyện Long Đất (cũ). Khu căn cứ được chia thành 4 khu vực chính: khu Đá Chẻ, khu chùa Giếng Gạch, khu Châu Viên và Đá Giăng.
< Lưng chừng núi là cổng trên, nếu vào thì gởi xe và mua vé.
Các hang và địa điểm được đặt theo tên của đơn vị đóng quân như: hang Huyện ủy, hang Huyện đội, hang B2, hang Quân y, hang Quân giới, hang Tuyên huấn... (khu Đá Chẻ), hang quân nhu, quân đội, quân báo Trung ương (khu chùa Giếng Gạch), Ban An ninh, quân y và lực lượng cách mạng địa phương trú chân tại khu Châu Viên và Đá Giăng.
< Ngựa sắt chung tình.
Về tên gọi Minh Đạm, theo giải thích của những người dân địa phương sinh sống tại đây thì đó là do ghép lại từ hai tên Minh và Đạm nhằm tưởng nhớ công ơn của hai chiến sĩ cách mạng Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm, người đã anh dũng hy sinh khi bị địch phục kích dưới chân núi vào năm 1948.
< Từ đây lên đỉnh chắc không còn bao nhiêu mét nữa...
Hiện tại, khu căn cứ cách mạng Minh Đạm đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và trở thành điểm tham quan du lịch về nguồn lý tưởng cho bao du khách.
< Nghỉ chân, thăm thú, giải khát đến 10h30 thì bọn mình xuống. Chợt bắt gặp mấy chú Tề Thiên ngồi giữa đường đòi... hối lộ.
Với dáng núi hùng vĩ, cao 327m, khu căn cứ Minh Đạm là nơi lý tưởng để bạn có thể tìm nguồn cảm hứng thi vị khi đứng giữa bao la núi phóng tầm nhìn ra mênh mang biển.
< Nhưng khi đến gần, định dừng lại thì các chú Tề nhà ta nhận ra bọn này là "dân phượt" nên bỏ chạy mất! Có lẽ cho rằng bọn này "bèo như con mèo".
Càng độc đáo hơn trong tiết xuân với những dải hoa anh đào trắng, hồng rực rỡ sẽ hiện diện trong tầm mắt bạn mỗi khi xuân về và hoa bằng lăng tím ngát khi mùa hạ tới. Khu căn cứ Minh Đạm còn là chốn dừng chân bình yên mà bạn có thể kết hợp nó với tour du lịch biển Long Hải để thỏa sức vẫy vùng trong làn nước biển xanh trong vắt.
< Dừng lại ngắm ngó biển và đất trời, hổng còn thấy Tề Thiên...
Biển mềm mại dưới chân núi Minh Đạm, biển hoang sơ với những đợt sóng rì rào vỗ vào bờ cát. Bờ cát Long Hải (thật ra nơi đây vẫn thuộc thị trấn Phước Hải) không trắng lấp lánh trong nắng mai, nước không xanh mơ màng nhưng biển vẫn có vẻ đẹp giản dị như nét duyên miền biển của con người Đất Đỏ.
Từng đợt sóng trắng xóa ve vuốt bờ cát, ì oạp vỗ vào các tản đá tạo nên bản tình ca biển êm đềm. Đứng trên đỉnh núi, mắt nhắm lại, tai ta sẽ nghe được tiếng sóng êm êm hòa lẫn tiếng hót của chim rừng. Gió biển thổi vào mát rượi, mang theo hương biển đến từng cành cây ngọn cỏ. Trên đỉnh Minh Đạm ta cảm biển qua tiếng sóng, tiếng chim ca và vị mặn mặn rất riêng của gió biển.
< Chùa Hòn Một đây...
< Chổ nào cũng muốn dừng chân vì thiên nhiên tươi đẹp.
< Cuối cùng cũng xuống phía dưới, đường cắt ngang là đường ven biển. Trực chỉ là tắm biển luôn nhưng mình... quẹo phải.
< ... để về Long Hải - Long Điền. Hai bên trước đây um tùm anh đào thì bây giờ lểnh khểnh resort...
< Ngã 3 Kiểm Lâm, rẽ phải là ngang đồn biên phòng và lên núi ngõ khác.
< Anh đào hai bên, nhưng chưa phải mùa xuân.
< Phía trước là đèo Nước Ngọt có con đường 2 tầng.
Cạnh đèo Nước ngọt có KDL bãi tắm Đèo Nước Ngọt đẹp và sạch. Nếu bạn không muốn vào đây thì cũng có thể theo đường dân sinh bên cạnh để xuống biển - bãi biển cách đường hơn 300m.
< Cua quẹo đèo Nước Ngọt, từ đây bắt đầu là địa phận Long Điền rồi.
.
Long Điền là một huyện của tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu, Việt Nam, có trung tâm hành chính đặt tại thị trấn Long Điền. Long Điền gồm 2 thị trấn và 5 xã: Thị Trấn Long Điền (Huyện lỵ), Thị Trấn Long Hải, Xã An Ngãi, Xã Tam Phước, Xã An Nhứt, Xã Phước Tỉnh, Xã Phước Hưng với diện tích tự nhiên là 7.699,36 ha.
< Tít xa xa là Dinh Cô, Mộ Cô và biển Long Hải.
< Chợ Long Hải đây. Bọn mình chạy ngang rồi tấp vào quán ăn phía trái đường làm bữa trưa. 20k dĩa cơm cá thu nguyên khứa, chất lượng... và dĩ nhiên là ngon tuyệt!
Bấy giờ đã là 11h trưa.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần cuối
-
< Ngã rẽ đường lên núi Minh Đạm.
Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp xuân về thì hoa anh đào nở rộ khoe sắc suốt đoạn tỉnh lộ 44 dài gần 5 km từ đèo Nước Ngọt đến cầu Tum (thị trấn Phước Hải). Trên đường nhộn nhịp từng cặp, từng tốp nam thanh nữ tú rủ nhau đến đây dã ngoại và ngắm hoa và chụp ảnh.
Đào hay không phải đào thì đây cũng là cung đường tuyệt diệu khi mùa xuân về, một màu hồng lẳng lơ khoe sắc bên bờ biển xanh. Đây là một lợi thế của thị trấn Phước Hải, làm phong phú thêm nguồn cảnh quan đẹp cùng núi Minh Đạm.
< Đường lên núi, chính xác là đường lên khu di tích căn cứ Minh Đạm.
Tuy nhiên qua ảnh vệ tinh thì mình thấy rõ diện tích rừng anh đào này đã giảm xuống rất nhiều so với dăm bảy năm trước - tỷ lệ nghịch với diện tích các resort được xây dựng mới. Phần khác: trước kia có nhiều đoạn đường nhỏ, lối mòn để người lữ khách có thể xuống biển nhưng bây giờ "hơi bị" hiếm, thế vào đó là những cổng resort và khu du lịch - khách thích "tự do" cũng khó còn xuống biển theo kiểu "tự do" tại đoạn đường này, tiếc!
< Cổng dưới, mình chộp vài phát rồi chạy xe thẳng cào.
Người ta bảo, đến với Minh Đạm, không chỉ để thả hồn trở về quá khứ với những chiến tích oanh liệt mà còn thanh thản với không gian bao la của rừng, của núi và của những cơn gió khơi xa thổi vào từ bãi tắm Thùy Dương...
< Như bao con đường lên núi khác:quanh co tựa một đoạn đèo nhỏ, dốc không nhiều lắm.
Khu căn cứ Minh Đạm (hay còn gọi núi Minh Đạm) nằm ở Đông Nam huyện Long Đất. Từ Đông sang Tây - Bắc dài 8km, điểm cao nhất là 355m. Ba mặt giáp biển, có nhiều hang động hiểm trở. Sườn núi phủ đầy cây rừng rậm rạp và nhiều hang động tự nhiên, có suối nước ngọt quanh năm thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài.
Minh Đạm trước kia còn có tên gọi là Châu Long - Châu Viên. Thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ, quân dân Bà Rịa - Vũng Tàu đã chọn đây làm khu căn cứ cách mạng, là nơi bám trụ của các cơ quan trọng yếu huyện Long Đất (cũ). Khu căn cứ được chia thành 4 khu vực chính: khu Đá Chẻ, khu chùa Giếng Gạch, khu Châu Viên và Đá Giăng.
< Lưng chừng núi là cổng trên, nếu vào thì gởi xe và mua vé.
Các hang và địa điểm được đặt theo tên của đơn vị đóng quân như: hang Huyện ủy, hang Huyện đội, hang B2, hang Quân y, hang Quân giới, hang Tuyên huấn... (khu Đá Chẻ), hang quân nhu, quân đội, quân báo Trung ương (khu chùa Giếng Gạch), Ban An ninh, quân y và lực lượng cách mạng địa phương trú chân tại khu Châu Viên và Đá Giăng.
< Ngựa sắt chung tình.
Về tên gọi Minh Đạm, theo giải thích của những người dân địa phương sinh sống tại đây thì đó là do ghép lại từ hai tên Minh và Đạm nhằm tưởng nhớ công ơn của hai chiến sĩ cách mạng Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm, người đã anh dũng hy sinh khi bị địch phục kích dưới chân núi vào năm 1948.
< Từ đây lên đỉnh chắc không còn bao nhiêu mét nữa...
Hiện tại, khu căn cứ cách mạng Minh Đạm đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và trở thành điểm tham quan du lịch về nguồn lý tưởng cho bao du khách.
< Nghỉ chân, thăm thú, giải khát đến 10h30 thì bọn mình xuống. Chợt bắt gặp mấy chú Tề Thiên ngồi giữa đường đòi... hối lộ.
Với dáng núi hùng vĩ, cao 327m, khu căn cứ Minh Đạm là nơi lý tưởng để bạn có thể tìm nguồn cảm hứng thi vị khi đứng giữa bao la núi phóng tầm nhìn ra mênh mang biển.
< Nhưng khi đến gần, định dừng lại thì các chú Tề nhà ta nhận ra bọn này là "dân phượt" nên bỏ chạy mất! Có lẽ cho rằng bọn này "bèo như con mèo".
Càng độc đáo hơn trong tiết xuân với những dải hoa anh đào trắng, hồng rực rỡ sẽ hiện diện trong tầm mắt bạn mỗi khi xuân về và hoa bằng lăng tím ngát khi mùa hạ tới. Khu căn cứ Minh Đạm còn là chốn dừng chân bình yên mà bạn có thể kết hợp nó với tour du lịch biển Long Hải để thỏa sức vẫy vùng trong làn nước biển xanh trong vắt.
< Dừng lại ngắm ngó biển và đất trời, hổng còn thấy Tề Thiên...
Biển mềm mại dưới chân núi Minh Đạm, biển hoang sơ với những đợt sóng rì rào vỗ vào bờ cát. Bờ cát Long Hải (thật ra nơi đây vẫn thuộc thị trấn Phước Hải) không trắng lấp lánh trong nắng mai, nước không xanh mơ màng nhưng biển vẫn có vẻ đẹp giản dị như nét duyên miền biển của con người Đất Đỏ.
Từng đợt sóng trắng xóa ve vuốt bờ cát, ì oạp vỗ vào các tản đá tạo nên bản tình ca biển êm đềm. Đứng trên đỉnh núi, mắt nhắm lại, tai ta sẽ nghe được tiếng sóng êm êm hòa lẫn tiếng hót của chim rừng. Gió biển thổi vào mát rượi, mang theo hương biển đến từng cành cây ngọn cỏ. Trên đỉnh Minh Đạm ta cảm biển qua tiếng sóng, tiếng chim ca và vị mặn mặn rất riêng của gió biển.
< Chùa Hòn Một đây...
< Chổ nào cũng muốn dừng chân vì thiên nhiên tươi đẹp.
< Cuối cùng cũng xuống phía dưới, đường cắt ngang là đường ven biển. Trực chỉ là tắm biển luôn nhưng mình... quẹo phải.
< ... để về Long Hải - Long Điền. Hai bên trước đây um tùm anh đào thì bây giờ lểnh khểnh resort...
< Ngã 3 Kiểm Lâm, rẽ phải là ngang đồn biên phòng và lên núi ngõ khác.
< Anh đào hai bên, nhưng chưa phải mùa xuân.
< Phía trước là đèo Nước Ngọt có con đường 2 tầng.
Cạnh đèo Nước ngọt có KDL bãi tắm Đèo Nước Ngọt đẹp và sạch. Nếu bạn không muốn vào đây thì cũng có thể theo đường dân sinh bên cạnh để xuống biển - bãi biển cách đường hơn 300m.
< Cua quẹo đèo Nước Ngọt, từ đây bắt đầu là địa phận Long Điền rồi.
.
Long Điền là một huyện của tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu, Việt Nam, có trung tâm hành chính đặt tại thị trấn Long Điền. Long Điền gồm 2 thị trấn và 5 xã: Thị Trấn Long Điền (Huyện lỵ), Thị Trấn Long Hải, Xã An Ngãi, Xã Tam Phước, Xã An Nhứt, Xã Phước Tỉnh, Xã Phước Hưng với diện tích tự nhiên là 7.699,36 ha.
< Tít xa xa là Dinh Cô, Mộ Cô và biển Long Hải.
< Chợ Long Hải đây. Bọn mình chạy ngang rồi tấp vào quán ăn phía trái đường làm bữa trưa. 20k dĩa cơm cá thu nguyên khứa, chất lượng... và dĩ nhiên là ngon tuyệt!
Bấy giờ đã là 11h trưa.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần cuối
-
Comments
Post a Comment