Một ngày ra đảo yến
Trong các tour du lịch ở vùng biển Nha Trang, phải nói đến tour du lịch ghé thăm "vương quốc" của loài chim yến.
Do đảo yến khá xa đất liền, thời gian đi biển mất nhiều giờ, nên đây là tour du lịch khởi hành rất sớm trong ngày. Từ 6g30, du khách được xe của nhà tổ chức tour đón tận khách sạn đưa ra cảng Cầu Đá, Nha Trang.
Tàu nhổ neo rời cảng lúc 7 giờ 30. Bữa điểm tâm nhẹ trên con tàu lướt nhanh trong nắng sớm cũng tạo cảm giác thú vị cho khách du lịch vốn phần lớn đến từ nhiều nơi, ai nấy tỏ ra háo hức muốn tận mắt ngắm nhìn vương quốc của loài chim yến. Sự nôn nao chạm gặp ấy thể hiện rõ trên khuôn mặt nhiều người. Chiếc tàu cao tốc hướng thẳng ra phía đông nam từ vịnh Nha Trang sang vùng biển Cam Ranh.
< Đảo yến cách đất liền hơn 12 hải lý. Để đến với đảo, du khách phải có hơn một giờ đi tàu. Trong những ngày tháng 7 biển động này, tour ra đảo Yến thuộc Hòn Nội, Nha Trang vẫn không bị gián đoạn.
Anh Hoàng, năm nay chừng 35 tuổi, đến từ TPHCM nhận xét: “Càng ngày Nha Trang có nhiều tour du lịch hấp dẫn. Riêng tour tham quan đảo yến này thì hết sức độc đáo”. Nói vậy cũng có lý, bởi ngoài Cù lao Chàm ở Quảng Nam hay ở Bình Định, Phú Yên cũng có đảo yến nhưng sản lượng khai thác rất nhỏ so với Khánh Hòa. Các đảo yến ở Nha Trang là điểm đến hấp dẫn vì xa bờ tới 40 hải lý, lại có đàn yến đông đúc, sản lượng yến hàng năm luôn dẫn đầu cả nước từ xưa đến nay.
Khám phá đời sống của chim yến là một điều lý thú nhưng chỉ có thể thực hiện trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm khi biển êm sóng lặng. Và quan trọng hơn, đó cũng là mùa chim yến làm tổ. Các tháng khác, biển thường có sóng lớn, không thể ra đảo được. Đơn vị tổ chức tour chính là Trung tâm dịch vụ Du lịch Yến sào (Sanest Tourist - 89 Thống Nhất, Nha Trang. ĐT: 058.818.191). Mỗi chuyến đi, đơn vị tổ chức chỉ nhận tối đa 60 du khách nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường của đàn chim yến đã "định cư" nơi đây từ hàng trăm năm nay.
< Đến thờ tổ nghề yến sào trên hòn Nội.
Điểm dừng đầu tiên là khu vực hang Du Hạ, phía sau hòn Nội, còn gọi là đảo A2, nơi có sản lượng yến sào thu hoạch hàng năm đứng thứ hai trong 24 đảo yến ngoài khơi Nha Trang.
Tàu tấp vào một chiếc cầu phao cho du khách bước ra ngắm nhìn yến bay lượn trên không và đáp xuống những mỏm đá trên đảo. Đó là những con yến “giữ nhà” (bởi chim yến thường đi tìm mồi từ sáng sớm, cách nơi ở vài chục cây số). Nhưng đó chỉ là dừng lại để ngắm nhìn. Tàu lại tiếp tục đến hòn Sam.
< Du khách đến đảo yến săn ảnh đẹp.
Hòn Sam là một đảo nhỏ trong cụm đảo hòn Nội. Chúng tôi theo người hướng dẫn đi lên đảo bằng “con đường cầu tre”, đến một chiếc lều dựng trên núi đá. Cảnh tượng thật vui mắt và đáng nhớ khi nhìn những cánh chim hải âu bay chao trong nắng. Chưa có nơi nào chim hải âu dạn dĩ và đông như thế. Việc chăm sóc đảo yến, bảo vệ vùng biển nơi này, cấm săn bắt chim biển đã khiến cho đàn hải âu sinh trưởng mau chóng.
Nhưng hải âu chỉ là ngắm nhìn bên ngoài, mọi người đều nao nức muốn vào hang yến để xem đàn chim yến sinh sống ra sao. Thì đây, cứ ba người một đi theo con đường đã được tráng xi măng vào hang bằng con đường nhỏ hẹp. Dừng lại ở hành lang an toàn, dùng đèn pin chiếu vào trong hang tối. Hiện ra trong ánh đèn là những tổ chim yến dính trên vách dá, những con chim yến thấy động, tung cánh bay quanh trên vòm hang.
Sau khi thăm hang yến, du khách lên tàu đi ngắm san hô. Một khoảng đáy tàu được lót bằng kính trong suốt khiến cho cả một thế giới đầy màu sắc dưới đáy biển hiện rõ như ta đang lặn sát chúng. San hô đủ màu với nhiều hình dạng khác nhau, ngắm nhìn không biết chán với cảm giác vừa lạ lẫm, vừa thích thú.
< Gần ngay bên đảo yến là một bãi tắm hai mặt, một hướng ra đại dương, mặt còn lại hướng vào trong đảo, nước xanh mát thấy rõ cả san hô dưới đáy.
Cuối cùng, tàu ghé vào bãi cát hòn Nội. Gọi là bãi cát nhưng thật ra đó là những hạt san hô vỡ li ti do sóng biển đánh vỡ mà thành. Đền thờ ông tổ yến sào được xây dựng đã hơn 10 năm, trở thành điểm dừng chân tạm nghỉ. Trước ngôi đền là một khoảng sân rộng rợp mát tán lá bàng, có mấy chiếc lều che nắng cho du khách nghỉ chân.
Trên đảo cũng có những cây phong ba được mang từ Trường Sa về trồng đang lớn dần.
< Nét đẹp hoang sơ của vùng biển bao quanh đảo yến.
Đến đảo yến mà không tắm cũng là điều thiếu sót. Biển ở đây trong và mát, nước cứ quất lên người ta một cảm giác dịu êm. Cũng có thể leo lên trên 100 bậc thang, lên đỉnh Du Hạ cao 60 mét nghe gió biển thổi lộng, cảm thấy mình nhỏ bé biết bao giữa mênh mông biển cả.
Tại hòn Nội, sau khi tham quan, tắm biển, khách sẽ dùng cơm trưa với các món hải sản và thưởng thức nước yến. Trường hợp muốn ăn yến sào nguyên chất chưng đường phèn, khách phải trả 220.000 đồng/chén.
Một ngày tới đảo yến kết thúc khi gíó đã thổi ngược về, sóng chao mạnh trên mặt biển. Tàu về, ngoái nhìn là đảo xa dần - bên bờ là con đường xẻ núi nối liền Nha Trang với sân bay Cam Ranh hiện lên xa xa.
- Theo TBKTSG
Đảo Yến - Hòn Nội
Do đảo yến khá xa đất liền, thời gian đi biển mất nhiều giờ, nên đây là tour du lịch khởi hành rất sớm trong ngày. Từ 6g30, du khách được xe của nhà tổ chức tour đón tận khách sạn đưa ra cảng Cầu Đá, Nha Trang.
Tàu nhổ neo rời cảng lúc 7 giờ 30. Bữa điểm tâm nhẹ trên con tàu lướt nhanh trong nắng sớm cũng tạo cảm giác thú vị cho khách du lịch vốn phần lớn đến từ nhiều nơi, ai nấy tỏ ra háo hức muốn tận mắt ngắm nhìn vương quốc của loài chim yến. Sự nôn nao chạm gặp ấy thể hiện rõ trên khuôn mặt nhiều người. Chiếc tàu cao tốc hướng thẳng ra phía đông nam từ vịnh Nha Trang sang vùng biển Cam Ranh.
< Đảo yến cách đất liền hơn 12 hải lý. Để đến với đảo, du khách phải có hơn một giờ đi tàu. Trong những ngày tháng 7 biển động này, tour ra đảo Yến thuộc Hòn Nội, Nha Trang vẫn không bị gián đoạn.
Anh Hoàng, năm nay chừng 35 tuổi, đến từ TPHCM nhận xét: “Càng ngày Nha Trang có nhiều tour du lịch hấp dẫn. Riêng tour tham quan đảo yến này thì hết sức độc đáo”. Nói vậy cũng có lý, bởi ngoài Cù lao Chàm ở Quảng Nam hay ở Bình Định, Phú Yên cũng có đảo yến nhưng sản lượng khai thác rất nhỏ so với Khánh Hòa. Các đảo yến ở Nha Trang là điểm đến hấp dẫn vì xa bờ tới 40 hải lý, lại có đàn yến đông đúc, sản lượng yến hàng năm luôn dẫn đầu cả nước từ xưa đến nay.
Khám phá đời sống của chim yến là một điều lý thú nhưng chỉ có thể thực hiện trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm khi biển êm sóng lặng. Và quan trọng hơn, đó cũng là mùa chim yến làm tổ. Các tháng khác, biển thường có sóng lớn, không thể ra đảo được. Đơn vị tổ chức tour chính là Trung tâm dịch vụ Du lịch Yến sào (Sanest Tourist - 89 Thống Nhất, Nha Trang. ĐT: 058.818.191). Mỗi chuyến đi, đơn vị tổ chức chỉ nhận tối đa 60 du khách nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường của đàn chim yến đã "định cư" nơi đây từ hàng trăm năm nay.
< Đến thờ tổ nghề yến sào trên hòn Nội.
Điểm dừng đầu tiên là khu vực hang Du Hạ, phía sau hòn Nội, còn gọi là đảo A2, nơi có sản lượng yến sào thu hoạch hàng năm đứng thứ hai trong 24 đảo yến ngoài khơi Nha Trang.
Tàu tấp vào một chiếc cầu phao cho du khách bước ra ngắm nhìn yến bay lượn trên không và đáp xuống những mỏm đá trên đảo. Đó là những con yến “giữ nhà” (bởi chim yến thường đi tìm mồi từ sáng sớm, cách nơi ở vài chục cây số). Nhưng đó chỉ là dừng lại để ngắm nhìn. Tàu lại tiếp tục đến hòn Sam.
< Du khách đến đảo yến săn ảnh đẹp.
Hòn Sam là một đảo nhỏ trong cụm đảo hòn Nội. Chúng tôi theo người hướng dẫn đi lên đảo bằng “con đường cầu tre”, đến một chiếc lều dựng trên núi đá. Cảnh tượng thật vui mắt và đáng nhớ khi nhìn những cánh chim hải âu bay chao trong nắng. Chưa có nơi nào chim hải âu dạn dĩ và đông như thế. Việc chăm sóc đảo yến, bảo vệ vùng biển nơi này, cấm săn bắt chim biển đã khiến cho đàn hải âu sinh trưởng mau chóng.
Nhưng hải âu chỉ là ngắm nhìn bên ngoài, mọi người đều nao nức muốn vào hang yến để xem đàn chim yến sinh sống ra sao. Thì đây, cứ ba người một đi theo con đường đã được tráng xi măng vào hang bằng con đường nhỏ hẹp. Dừng lại ở hành lang an toàn, dùng đèn pin chiếu vào trong hang tối. Hiện ra trong ánh đèn là những tổ chim yến dính trên vách dá, những con chim yến thấy động, tung cánh bay quanh trên vòm hang.
Sau khi thăm hang yến, du khách lên tàu đi ngắm san hô. Một khoảng đáy tàu được lót bằng kính trong suốt khiến cho cả một thế giới đầy màu sắc dưới đáy biển hiện rõ như ta đang lặn sát chúng. San hô đủ màu với nhiều hình dạng khác nhau, ngắm nhìn không biết chán với cảm giác vừa lạ lẫm, vừa thích thú.
< Gần ngay bên đảo yến là một bãi tắm hai mặt, một hướng ra đại dương, mặt còn lại hướng vào trong đảo, nước xanh mát thấy rõ cả san hô dưới đáy.
Cuối cùng, tàu ghé vào bãi cát hòn Nội. Gọi là bãi cát nhưng thật ra đó là những hạt san hô vỡ li ti do sóng biển đánh vỡ mà thành. Đền thờ ông tổ yến sào được xây dựng đã hơn 10 năm, trở thành điểm dừng chân tạm nghỉ. Trước ngôi đền là một khoảng sân rộng rợp mát tán lá bàng, có mấy chiếc lều che nắng cho du khách nghỉ chân.
Trên đảo cũng có những cây phong ba được mang từ Trường Sa về trồng đang lớn dần.
< Nét đẹp hoang sơ của vùng biển bao quanh đảo yến.
Đến đảo yến mà không tắm cũng là điều thiếu sót. Biển ở đây trong và mát, nước cứ quất lên người ta một cảm giác dịu êm. Cũng có thể leo lên trên 100 bậc thang, lên đỉnh Du Hạ cao 60 mét nghe gió biển thổi lộng, cảm thấy mình nhỏ bé biết bao giữa mênh mông biển cả.
Tại hòn Nội, sau khi tham quan, tắm biển, khách sẽ dùng cơm trưa với các món hải sản và thưởng thức nước yến. Trường hợp muốn ăn yến sào nguyên chất chưng đường phèn, khách phải trả 220.000 đồng/chén.
Một ngày tới đảo yến kết thúc khi gíó đã thổi ngược về, sóng chao mạnh trên mặt biển. Tàu về, ngoái nhìn là đảo xa dần - bên bờ là con đường xẻ núi nối liền Nha Trang với sân bay Cam Ranh hiện lên xa xa.
- Theo TBKTSG
Đảo Yến - Hòn Nội
Comments
Post a Comment