Hội làng Bắc Biên
Bắc Biên - ngôi làng nhỏ nằm ở bờ trái sông Hồng, phía Bắc cầu Long Biên, sát ngã ba sông Đuống, cách trung tâm Hà Nội 6 km thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên.
< Cầu cổ nối với đình làng Bắc Biên.
Bắc Biên trước đây có nguồn gốc từ làng An Xá, một làng ở phía Nam hồ Dâm Đàm (hồ Tây) - quê hương của người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt (thời Lý 1019-1105). Nơi đây, có đền, chùa thờ Phật, thờ Mẫu và các vị Thần cách dây hàng trăm năm được bảo tồn, gìn giữ đến ngày nay.
Bắc Biên trước kia có đình chùa ở Bãi Giữa sông Hồng, do sự biến động của dòng chảy sông Hồng, làng Bắc Biên đã chuyển về dựng ở trên bờ đất liền bờ sông.
< Chùa làng Bắc Biên.
Trải qua các thời kỳ, tên của chùa gắn với các tên làng: An Xá, Cơ Xá, Phúc Xá, nay là Bắc Biên. Chùa được dựng từ rất sớm để thờ Phật theo phái Tào Động – một trong năm phái của động Thiền tông mà vị sư tổ thứ nhất của phái này là Hoàng Thượng Thủy Nguyệt. Chùa có kết cấu chữ “Đinh”, gồm Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện. Bài Minh của Lý Thường Kiệt đúc trên chuông chùa của làng năm Chính Hòa thứ 11 (Canh Ngọ, 1690) cho biết: làng Bắc Biên sau khi di dời ra bãi, không có ruộng cấy lúa, dân chuyển sang nghề trồng dâu nuôi tằm, hàng năm phải chịu thuế dâu, nên được miễn trừ việc đắp đê, thuế đường, thuế đò và các khoản sưu dịch….
< Chuông cổ trong chùa An Xá.
Nơi đất cũ là điện nhà vua, được dùng vào việc thờ cúng Phật. Làng Bắc Biên hiện còn có ngôi đền Mẫu, đền nằm sát sông Hồng, phía trước có lạch nước rộng và bãi nổi nối với dòng sông lớn, tạo thành thế “tụ thủy” rất hữu tình. Gọi là đền Mẫu nhưng ngoài việc thờ Tam tòa Thánh Mẫu ở trong hậu cung, còn thờ các vị thần của đạo Giáo ở ngoài Tiền tế như Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Ngũ vị Tôn ông, các Quan hoàng, Đức Thánh Trần, Sơn Trang… Đền Mẫu phản ánh tục thờ Mẹ Nước (Mẫu Thoải) kết hợp với việc trừ ma thuật của cư dân vùng sông nước. Ngoài ra, làng còn có đền Rừng thờ Mẫu Thượng Ngàn (Mẹ Rừng Xanh) và đền Núi chủ về Thượng Thiên (Mẹ Trời).
< Giếng cổ ở làng Bắc Biên.
Giờ đây, nhắc đến làng Bắc Biên là nhắc đến làng trồng khế mà người Hà Nội chẳng mấy ai còn lạ. Ấn tượng đầu tiên khi tới mảnh đất này là những cảm nhận về một làng bãi với màu xanh ngút ngàn của cây khế, xum xuê trái ngọt. Sau những ồn ã của nhịp sống phố phường thì giai điệu thanh bình, yên ả của làng khế ven sông Hồng sẽ là nơi dạo chơi cuối tuần thư thái và sảng khoái. Nếu một lần bước chân tới những khu vườn này, chắc chắn khó ai có thể quên được vẻ quyến rũ, thơ mộng và hương vị ngọt ngào của trái khế làng Bắc Biên.
Hội làng Bắc Biên diễn ra thường niên vào ngày 06 tháng 03 Âm lịch. Trong lễ hội diễn ra các hình thức như rước kiệu chạ, thả cá chép...
Bao giờ mồng sáu tháng ba
Để làng mở hội, em ra kén chồng.
Hội làng Bắc Biên đề cao tinh thần cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, lòng sùng bái các vị anh hùng có công với dân với nước. Hàng năm đến ngày mở hội, nhân dân lại cảm nhận sâu sắc và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp ấy.
- Theo Lukhach24, sách Lễ hội Thăng Long
< Cầu cổ nối với đình làng Bắc Biên.
Bắc Biên trước đây có nguồn gốc từ làng An Xá, một làng ở phía Nam hồ Dâm Đàm (hồ Tây) - quê hương của người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt (thời Lý 1019-1105). Nơi đây, có đền, chùa thờ Phật, thờ Mẫu và các vị Thần cách dây hàng trăm năm được bảo tồn, gìn giữ đến ngày nay.
Bắc Biên trước kia có đình chùa ở Bãi Giữa sông Hồng, do sự biến động của dòng chảy sông Hồng, làng Bắc Biên đã chuyển về dựng ở trên bờ đất liền bờ sông.
< Chùa làng Bắc Biên.
Trải qua các thời kỳ, tên của chùa gắn với các tên làng: An Xá, Cơ Xá, Phúc Xá, nay là Bắc Biên. Chùa được dựng từ rất sớm để thờ Phật theo phái Tào Động – một trong năm phái của động Thiền tông mà vị sư tổ thứ nhất của phái này là Hoàng Thượng Thủy Nguyệt. Chùa có kết cấu chữ “Đinh”, gồm Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện. Bài Minh của Lý Thường Kiệt đúc trên chuông chùa của làng năm Chính Hòa thứ 11 (Canh Ngọ, 1690) cho biết: làng Bắc Biên sau khi di dời ra bãi, không có ruộng cấy lúa, dân chuyển sang nghề trồng dâu nuôi tằm, hàng năm phải chịu thuế dâu, nên được miễn trừ việc đắp đê, thuế đường, thuế đò và các khoản sưu dịch….
< Chuông cổ trong chùa An Xá.
Nơi đất cũ là điện nhà vua, được dùng vào việc thờ cúng Phật. Làng Bắc Biên hiện còn có ngôi đền Mẫu, đền nằm sát sông Hồng, phía trước có lạch nước rộng và bãi nổi nối với dòng sông lớn, tạo thành thế “tụ thủy” rất hữu tình. Gọi là đền Mẫu nhưng ngoài việc thờ Tam tòa Thánh Mẫu ở trong hậu cung, còn thờ các vị thần của đạo Giáo ở ngoài Tiền tế như Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Ngũ vị Tôn ông, các Quan hoàng, Đức Thánh Trần, Sơn Trang… Đền Mẫu phản ánh tục thờ Mẹ Nước (Mẫu Thoải) kết hợp với việc trừ ma thuật của cư dân vùng sông nước. Ngoài ra, làng còn có đền Rừng thờ Mẫu Thượng Ngàn (Mẹ Rừng Xanh) và đền Núi chủ về Thượng Thiên (Mẹ Trời).
< Giếng cổ ở làng Bắc Biên.
Giờ đây, nhắc đến làng Bắc Biên là nhắc đến làng trồng khế mà người Hà Nội chẳng mấy ai còn lạ. Ấn tượng đầu tiên khi tới mảnh đất này là những cảm nhận về một làng bãi với màu xanh ngút ngàn của cây khế, xum xuê trái ngọt. Sau những ồn ã của nhịp sống phố phường thì giai điệu thanh bình, yên ả của làng khế ven sông Hồng sẽ là nơi dạo chơi cuối tuần thư thái và sảng khoái. Nếu một lần bước chân tới những khu vườn này, chắc chắn khó ai có thể quên được vẻ quyến rũ, thơ mộng và hương vị ngọt ngào của trái khế làng Bắc Biên.
Hội làng Bắc Biên diễn ra thường niên vào ngày 06 tháng 03 Âm lịch. Trong lễ hội diễn ra các hình thức như rước kiệu chạ, thả cá chép...
Bao giờ mồng sáu tháng ba
Để làng mở hội, em ra kén chồng.
Hội làng Bắc Biên đề cao tinh thần cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, lòng sùng bái các vị anh hùng có công với dân với nước. Hàng năm đến ngày mở hội, nhân dân lại cảm nhận sâu sắc và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp ấy.
- Theo Lukhach24, sách Lễ hội Thăng Long
Comments
Post a Comment