Kỳ quan đá núi Cù Lao Chàm

Đảo Cù lao Chàm (xã Tân Hiệp, Hội An, Quảng Nam) có tổng diện tích hơn 15km2, gồm tám hòn đảo lớn nhỏ: 

< Sắp xếp của tạo hóa.

Hòn Dài, Hòn Tai, Hòn Ông, Hòn La, Hòn Lá, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con. Với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, những bải biển sạch đẹp, những di tích lịch sử cổ xưa, đảo Cù Lao Chàm xứng đáng được UNESCO công nhận là Khu bảo tồn sinh quyển thế giới (tháng 5-2009).

< Đá tạo thành những hình thù quái dị mặc sức ta tưởng tượng.

Không chỉ có những bãi biển cát trắng mịn, thơ mộng, đến Cù lao Chàm, với chiếc thuyền con bạn hãy thử một chuyến hành trình vòng quanh đảo để thưởng ngoạn một "kỳ quan" khác: đá núi.

< Những chuyến tàu vào ra vào biển đảo.

Từ đô thị cổ Hội An, bồng bềnh trên chuyến tàu du lịch, vượt qua 10 hải lý trên biển cả bao la mây nước, các hòn đảo xinh đẹp dần hiện ra trước mắt khiến chúng ta ngỡ ngàng.

< Khám phá kỳ quan đá trên đảo hòn Chồng.

Mọc lên giữa biển xanh là các hòn đảo với thảm thực vật đa dạng quanh năm xanh tốt, những bãi cát trắng mịn nằm dài cho sóng nước tràn vào tắm gội, những làng chài yên bình ven biển…

< Mây trời, núi đá, biển cả hòa lẫn vào nhau tạo thành bức tranh tuyệt đẹp.

Đá, nước và mây trời hòa quyện. Tất cả tạo nên một cù lao Chàm vừa thơ mộng vừa huyền ảo.

< Những bãi cát trắng mịn trải dài là nơi lý tưởng để du khách tắm biển và nghỉ ngơi.

< Đá núi Cù Lao Chàm được tạo hóa khéo sắp xếp tạo nên những tuyệt tác đẹp mê hồn.

< Chiếc thuyền câu bé nhỏ trước thiên nhiên.

Nhưng có lẽ độc đáo nhất là những vách núi dựng đứng được bao bọc bởi đá và đá với các hình thù quái dị, kỳ ảo.

< Đảo nở hoa.

Sóng biển từng đợt vỗ vào tung bột trắng xóa, tạo nên những âm thanh kỳ lạ. Đá núi thay hình đổi dạng theo từng hướng thuyền trôi, lúc mờ lúc ảo theo tiết trời, mặc sức cho du khách thả hồn thưởng ngoạn rồi tưởng tượng.

Một vài hình ảnh đá núi Cù Lao Chàm kỳ thú để bạn chiêm ngưỡng:

- Theo Dulich Tuoitre

Comments

Popular posts from this blog

Tú Làn: hang động đẹp tại Quảng Bình

London – Xứ sở diễm lệ

Cổng làng – Biểu tượng văn hoá của làng quê Bắc bộ