Kơ nia: Loài cây huyền thoại ở Tây Nguyên
Bí ẩn như mảnh đất gắn với tên gọi của mình, những cây Kơ nia chứa đựng trong mình nhiều điều lạ lùng, khơi gợi sự tò và và hứng thú của con người.
Từ nhiều thập niên, cây Kơ nia đã trở thành một hình tượng bất hủ trong tâm khảm hàng triệu người Việt Nam qua bài thơ Bóng cây Kơ nia của nhà thơ Ngọc Anh và bài hát nổi tiếng cùng tên do nhạc sĩ Phan huỳnh Điểu phổ nhạc. Loài cây này đã trở thành một trong những hình ảnh biểu trưng độc đáo của Tây Nguyên, thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của du khách phương xa mỗi khi đặt chân đến mảnh đất hùng vĩ này.
Cây Kơ nia mọc ở nhiều địa phương khác nhau của Việt Nam (từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Nam Bộ, các đảo Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu) nhưng chỉ ở Tây Nguyên loài cây này mới được người dân tôn kính đặc biệt.
Đồng bào dân tộc Tây Nguyên coi cây Kơ nia là nơi trú ngụ của thần thánh, các vong linh người đã khuất nên không bao giờ xâm phạm, chặt phá chúng. Trên nương rẫy của đồng bào thường có những cây Kơ nia cổ thụ, tỏa bóng mát cho mọi người mỗi khi cần nghỉ ngơi.
Được ví với tính cách và sức sống Tây Nguyên, Kơ nia có dáng đứng kiêu dũng và độc lập (chỉ mọc đơn lẻ, không mọc thành nhóm) và sức sống vô cùng mãnh liệt: chịu hạn hán rất tốt, xanh tươi quanh năm. Khi bị chặt, chồi Kơ nia nhú lên mạnh mẽ.
Sức sống của Kơ nia bền bỉ tới mức vào thời chiến tranh Mỹ rải hàng triệu lít thuốc khai quang lên dãy Trường Sơn, khiến núi rừng trở nên trơ trụi, thế nhưng những cây Kơ nia xanh tươi giữa trời.
Nếu như trong văn học, cây Kơ nia trở thành loài cây có rễ “dài nhất thế gian” với câu thơ “Mẹ hỏi cây Kơ nia: - Rễ mày uống nước đâu?- Uống nước nguồn miền Bắc”( trong bài thơ Bóng cây Kơ nia của nhà thơ Ngọc Anh) thì ngoài đời thực, loài cây này cũng sở hữu một bộ rễ dài hiếm thấy, với chiều bằng độ cao thân cây (từ 15 đến 30m). Nhờ bộ rễ vững chắc này nên Kơ nia rất ít khi bị đổ do mưa bão.
Gỗ Kơ nia cũng rất lạ lùng, không có thớ hình các vòng tròn đồng tâm như các loài cây gỗ khác mà xoắn vào nhau. Người ta phải thấm nước vào lưỡi cưa mới xẻ được những thớ gỗ dẻo dai này.
Gỗ Kơ nia khi khô rất cứng, đinh đóng vào bị cong mà gỗ vẫn trơ trơ. Thứ gỗ này không thể dùng để làm nhà cửa hay chế tác đồ gia dụng mà chỉ để đốt lấy than và chất lượng than từ gỗ Kơ nia khá cao.
Quả Kơ nia khi chín có vị ngọt, con người có thể ăn được. Nhân hạt Kơ nia cũng có thể ăn lúc còn tươi.
Để ăn được nhân loại quả này, người ta kê hạt Kơ nia lên trên một tảng đá theo chiều mở của vỏ, đập nhẹ hạt sẽ nứt làm đôi. Nhân hạt ăn sống rất thơm và bùi không khác gì hạt điều đã qua chế biến. Tinh dầu của hạt có mùi thơm, có giá trị trong công nghiệp chế biến thực phẩm, xà phòng.
Cây Kơ nia cũng là một cây thuốc bản địa có dược tính cao. Bà con dân tộc thường dùng vỏ thân cây, vỏ rễ cây rửa sạch thái nhỏ, nấu nước uống tươi, hoặc phơi khô dùng dần, chữa được các chứng no hơi, đầy bụng, sốt rét rừng.
Độc đáo là vậy, nhưng ngay tại Tây Nguyên, cây Kơ nia đã dần dần biến mất do bị người dân di cư khai thác mạnh mẽ để đốt lấy than trong nhiều năm qua. Tại thành phố Buôn Ma Thuột, nơi được coi là thủ phủ của Tây Nguyên cũng chỉ còn sót lại một cây ở phía sau Nhà Văn hóa Trung tâm.
Do vậy, Kơ nia đã được liệt tên trong Sách Đỏ Việt Nam để thúc đẩy các nỗ lực bảo vệ và nhân giống.
- Theo Datviet
Từ nhiều thập niên, cây Kơ nia đã trở thành một hình tượng bất hủ trong tâm khảm hàng triệu người Việt Nam qua bài thơ Bóng cây Kơ nia của nhà thơ Ngọc Anh và bài hát nổi tiếng cùng tên do nhạc sĩ Phan huỳnh Điểu phổ nhạc. Loài cây này đã trở thành một trong những hình ảnh biểu trưng độc đáo của Tây Nguyên, thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của du khách phương xa mỗi khi đặt chân đến mảnh đất hùng vĩ này.
Cây Kơ nia mọc ở nhiều địa phương khác nhau của Việt Nam (từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Nam Bộ, các đảo Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu) nhưng chỉ ở Tây Nguyên loài cây này mới được người dân tôn kính đặc biệt.
Đồng bào dân tộc Tây Nguyên coi cây Kơ nia là nơi trú ngụ của thần thánh, các vong linh người đã khuất nên không bao giờ xâm phạm, chặt phá chúng. Trên nương rẫy của đồng bào thường có những cây Kơ nia cổ thụ, tỏa bóng mát cho mọi người mỗi khi cần nghỉ ngơi.
Được ví với tính cách và sức sống Tây Nguyên, Kơ nia có dáng đứng kiêu dũng và độc lập (chỉ mọc đơn lẻ, không mọc thành nhóm) và sức sống vô cùng mãnh liệt: chịu hạn hán rất tốt, xanh tươi quanh năm. Khi bị chặt, chồi Kơ nia nhú lên mạnh mẽ.
Sức sống của Kơ nia bền bỉ tới mức vào thời chiến tranh Mỹ rải hàng triệu lít thuốc khai quang lên dãy Trường Sơn, khiến núi rừng trở nên trơ trụi, thế nhưng những cây Kơ nia xanh tươi giữa trời.
Nếu như trong văn học, cây Kơ nia trở thành loài cây có rễ “dài nhất thế gian” với câu thơ “Mẹ hỏi cây Kơ nia: - Rễ mày uống nước đâu?- Uống nước nguồn miền Bắc”( trong bài thơ Bóng cây Kơ nia của nhà thơ Ngọc Anh) thì ngoài đời thực, loài cây này cũng sở hữu một bộ rễ dài hiếm thấy, với chiều bằng độ cao thân cây (từ 15 đến 30m). Nhờ bộ rễ vững chắc này nên Kơ nia rất ít khi bị đổ do mưa bão.
Gỗ Kơ nia cũng rất lạ lùng, không có thớ hình các vòng tròn đồng tâm như các loài cây gỗ khác mà xoắn vào nhau. Người ta phải thấm nước vào lưỡi cưa mới xẻ được những thớ gỗ dẻo dai này.
Gỗ Kơ nia khi khô rất cứng, đinh đóng vào bị cong mà gỗ vẫn trơ trơ. Thứ gỗ này không thể dùng để làm nhà cửa hay chế tác đồ gia dụng mà chỉ để đốt lấy than và chất lượng than từ gỗ Kơ nia khá cao.
Quả Kơ nia khi chín có vị ngọt, con người có thể ăn được. Nhân hạt Kơ nia cũng có thể ăn lúc còn tươi.
Để ăn được nhân loại quả này, người ta kê hạt Kơ nia lên trên một tảng đá theo chiều mở của vỏ, đập nhẹ hạt sẽ nứt làm đôi. Nhân hạt ăn sống rất thơm và bùi không khác gì hạt điều đã qua chế biến. Tinh dầu của hạt có mùi thơm, có giá trị trong công nghiệp chế biến thực phẩm, xà phòng.
Cây Kơ nia cũng là một cây thuốc bản địa có dược tính cao. Bà con dân tộc thường dùng vỏ thân cây, vỏ rễ cây rửa sạch thái nhỏ, nấu nước uống tươi, hoặc phơi khô dùng dần, chữa được các chứng no hơi, đầy bụng, sốt rét rừng.
Độc đáo là vậy, nhưng ngay tại Tây Nguyên, cây Kơ nia đã dần dần biến mất do bị người dân di cư khai thác mạnh mẽ để đốt lấy than trong nhiều năm qua. Tại thành phố Buôn Ma Thuột, nơi được coi là thủ phủ của Tây Nguyên cũng chỉ còn sót lại một cây ở phía sau Nhà Văn hóa Trung tâm.
Do vậy, Kơ nia đã được liệt tên trong Sách Đỏ Việt Nam để thúc đẩy các nỗ lực bảo vệ và nhân giống.
- Theo Datviet
Comments
Post a Comment