Tranh cãi về tiền phí cho 7 kỳ quan thế giới mới
Các nhà tổ chức cuộc bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới bị buộc tội đòi hàng triệu đô tiền quảng bá mặc cho đã thu phí các bên tham gia 199 USD.
New7Wonders Foundation tổ chức cuộc thi kéo dài 4 năm nay để chọn ra 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. 440 hình ảnh từ 220 quốc gia và lãnh thổ đã được gửi tới New7Wonders. Một nhóm dẫn đầu bởi giáo sư Federico Zaragoza, cựu giám đốc của UNESCO, rút gọn danh sách này xuống còn 28.
Tuy nhiên, hồi tháng 5, Maldives tuyên bố rút khỏi cuộc đua với lý do bị nhà tổ chức đòi 500.000 USD tiền quảng bá. Theo sau họ, hồi tháng 8, chính phủ Indonesia, đại diện cho công viên quốc gia trên đảo Komodo, cũng rút lui. Họ cho biết nhà tổ chức đòi 10 triệu USD cho tiền bản quyền và 47 triệu USD để tổ chức lễ kết thúc chương trình.
Todung Mulya Lubis, một luật sư đại diện cho ngành du lịch Indonesia, cho biết họ vẫn đang xem xét việc kiện nhà tổ chức. "Chúng tôi muốn cho họ thấy rằng một cuộc thi thu hút sự chú ý của toàn thế giới như thế này, họ phải đối xử công bằng với tất cả các bên tham gia".
Dù tuyên bố rút lui, hai nước này vẫn có tên trong cuộc bình chọn.
New7Wonders Foundation bác bỏ việc họ đòi phí để quảng bá. Phát ngôn viên Eamonn Fitzgerald cho biết các cáo buộc này là không có cơ sở. "Chúng tôi mong thu được tiền trong chiến dịch này song tất cả số tiền chỉ dùng để duy trì cuộc bình chọn và chiến dịch này", ông nói. "Chúng tôi không công bố đã nhận được bao nhiêu phiếu bình chọn. Chiến dịch trước, chúng tôi nhận được 100 triệu phiếu và mục tiêu lần này là 1 tỷ".
Fitzgerald cho hay họ tính nhiều loại phí cho việc sử dụng thương hiệu New7Wonders song không nói rõ con số. "Số tiền này tùy vào từng nước. Chúng tôi không bình luận về các vấn đề kinh doanh và thương mại, vốn là nguyên tắc trong giới kinh doanh".
Chuyên gia vận động môi trường Tony Juniper cho hay ý tưởng bình chọn là tốt trên lý thuyết song việc tính phí không thích hợp. "Việc đòi tiền phí để dành cho chiến dịch quảng bá là không hay, đặc biệt là khi có những nước đang phát triển tham gia và họ không hề biết về điều đó từ đầu", ông nói.
Chuyên gia marketing Bernard Weber mở cuộc bình chọn New7Wonders hồi năm 2007. Hồi đầu tháng, tổ chức này công bố kết quả kiểm phiếu ban đầu. Vịnh Hạ Long của Việt Nam và đảo Komodo của Indonesia, nước xin rút khỏi cuộc thi, cũng nằm trong top 7.
Đây chưa phải là kết quả cuối cùng cuộc bình chọn kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Các công ty kiểm toán độc lập sẽ vào cuộc và dự kiến 3 tháng nữa kết quả cuối cùng sẽ được công bố.
- NewOpenWorld thu được bao nhiêu tiền từ bầu chọn Vịnh Hạ Long?
- Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới
- Theo báo VnExpress
New7Wonders Foundation tổ chức cuộc thi kéo dài 4 năm nay để chọn ra 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. 440 hình ảnh từ 220 quốc gia và lãnh thổ đã được gửi tới New7Wonders. Một nhóm dẫn đầu bởi giáo sư Federico Zaragoza, cựu giám đốc của UNESCO, rút gọn danh sách này xuống còn 28.
Tuy nhiên, hồi tháng 5, Maldives tuyên bố rút khỏi cuộc đua với lý do bị nhà tổ chức đòi 500.000 USD tiền quảng bá. Theo sau họ, hồi tháng 8, chính phủ Indonesia, đại diện cho công viên quốc gia trên đảo Komodo, cũng rút lui. Họ cho biết nhà tổ chức đòi 10 triệu USD cho tiền bản quyền và 47 triệu USD để tổ chức lễ kết thúc chương trình.
Todung Mulya Lubis, một luật sư đại diện cho ngành du lịch Indonesia, cho biết họ vẫn đang xem xét việc kiện nhà tổ chức. "Chúng tôi muốn cho họ thấy rằng một cuộc thi thu hút sự chú ý của toàn thế giới như thế này, họ phải đối xử công bằng với tất cả các bên tham gia".
Dù tuyên bố rút lui, hai nước này vẫn có tên trong cuộc bình chọn.
New7Wonders Foundation bác bỏ việc họ đòi phí để quảng bá. Phát ngôn viên Eamonn Fitzgerald cho biết các cáo buộc này là không có cơ sở. "Chúng tôi mong thu được tiền trong chiến dịch này song tất cả số tiền chỉ dùng để duy trì cuộc bình chọn và chiến dịch này", ông nói. "Chúng tôi không công bố đã nhận được bao nhiêu phiếu bình chọn. Chiến dịch trước, chúng tôi nhận được 100 triệu phiếu và mục tiêu lần này là 1 tỷ".
Fitzgerald cho hay họ tính nhiều loại phí cho việc sử dụng thương hiệu New7Wonders song không nói rõ con số. "Số tiền này tùy vào từng nước. Chúng tôi không bình luận về các vấn đề kinh doanh và thương mại, vốn là nguyên tắc trong giới kinh doanh".
Chuyên gia vận động môi trường Tony Juniper cho hay ý tưởng bình chọn là tốt trên lý thuyết song việc tính phí không thích hợp. "Việc đòi tiền phí để dành cho chiến dịch quảng bá là không hay, đặc biệt là khi có những nước đang phát triển tham gia và họ không hề biết về điều đó từ đầu", ông nói.
Chuyên gia marketing Bernard Weber mở cuộc bình chọn New7Wonders hồi năm 2007. Hồi đầu tháng, tổ chức này công bố kết quả kiểm phiếu ban đầu. Vịnh Hạ Long của Việt Nam và đảo Komodo của Indonesia, nước xin rút khỏi cuộc thi, cũng nằm trong top 7.
Đây chưa phải là kết quả cuối cùng cuộc bình chọn kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Các công ty kiểm toán độc lập sẽ vào cuộc và dự kiến 3 tháng nữa kết quả cuối cùng sẽ được công bố.
- NewOpenWorld thu được bao nhiêu tiền từ bầu chọn Vịnh Hạ Long?
- Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới
- Theo báo VnExpress
Comments
Post a Comment