Quốc lộ 14 vẫn là "con đường đau khổ".
Quốc lộ 14 là tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh Đông Nam bộ với các tỉnh khu vực Tây nguyên. Đây là quốc lộ dài thứ hai của Việt Nam chỉ sau quốc lộ 1A.
< Tài xế xe buýt Phan Văn Đẩu có gần 30 năm đi lại trên quốc lộ 14, cho biết “không sợ dốc cao, đường dài mà sợ nhất những ổ voi, ổ gà trên đường”.
Hiện nay nó đang trở thành cung đường xấu một cách thảm hại. Từ nhiều năm qua, tình trạng xuống cấp khiến các điểm đen về tai nạn giao thông ngày càng tăng trên tuyến đường này.
< Không còn đường đi, chiếc xe hơi này phải lao xuống ổ voi để tiếp tục hành trình, đoạn gần cầu Duy Hòa, TP Buôn Ma Thuột.
Những ai từng đi lại trên tuyến quốc lộ này đều có thể thấy dày đặc các điểm đường xấu mà xe cộ phải nhích từng chút, đặc biệt là khu vực từ huyện Đồng Phú (Bình Phước) đến TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
< Đá tảng dọc đường luôn là những cái bẫy nguy hiểm đối với người đi đường.
< Học sinh Trường tiểu học Lê Hồng Phong, huyện Đắk R’Lấp, Đắk Nông đi học về trên con đường lầy lội bùn đất và đá.
< Đoạn qua TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk bụi mù đường.
Có thể liệt kê ra các “điểm đen” như: đường vào cửa ngõ thị xã Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), thị trấn Đức Phong (Bù Đăng, Bình Phước), xã Đắk R’Lấp (huyện Đắk R’Lấp), xã Kiến Thành (huyện Kiến Đức, Đắk Nông), xã Trường Xuân (Đắk Song, Đắk Nông), thị trấn Đắk Mil (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông), xã Trúc Sơn, thị trấn Ea T’Linh (Cư Jút, Đắk Nông), cầu Duy Hòa (TP Buôn Ma Thuột)…
< Do thi công dang dở, kẹt xe thường xảy ra trên quốc lộ 14 đoạn cầu Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột.
< Một xe tải bị sập bẫy ổ voi trên đường Nguyễn Thị Định đoạn gần cầu Duy Hòa, TP Buôn Ma Thuột.
Anh Trần Trung Hải, tài xế xe khách tuyến Đắk Lắk - TP.HCM, cho biết đường xấu ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông xe cộ, các vụ ách tắc giao thông cục bộ tại các “điểm đen” liên tục xuất hiện đã kéo dài thời gian lưu thông toàn tuyến. Nếu như trước đây từ TP Buôn Ma Thuột về TP.HCM mất khoảng 7 giờ thì nay phải đi 9-10 giờ.
< Một xe chở chuối bị nghiêng đổ sau khi tránh ổ gà, ổ voi.
< Một xe tải bị lật lúc 15g ngày 20-10 do bánh bị trượt khỏi dải phân cách trên quốc lộ 14, đoạn qua địa phận huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.
< Chị Gấm bán trái cây trên đường Nguyễn Thị Định (đoạn quốc lộ 14 chạy qua TP Buôn Ma Thuột) phải tưới nước chống bụi liên tục hằng ngày.
< Đất đá xẻ rãnh trên quốc lộ 14 hướng đi Bình Phước - Đắk Nông nằm sau trạm thu phí Đồng Xoài chừng 1km.
Đường xấu không chỉ ảnh hưởng đến người đi đường mà gây không ít phiền toái đối với cuộc sống của người dân xung quanh.
< Và lại... một chiếc xe tải nữa bị lật vì tránh ổ voi khi đang vượt dốc Nghĩa Phú, thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông sáng 20-10.
Trong khi việc thi công tuyến đường này dường như giậm chân tại chỗ thì hằng ngày người dân sống tại các khu vực đường xuống cấp phải chịu cảnh tắc đường, mưa lầy nắng bụi, việc kinh doanh buôn bán bị ảnh hưởng.
Ông Trần Việt Hùng - phó trưởng Ban chỉ đạo Tây nguyên - cho biết tuyến đường này đang gặp khó khăn về vốn vì thiếu đến 8.000 tỉ đồng.
- Theo Tuoitre
ĐGD: Đây cũng là một trong những lý do khiến mình phải hoãn chuyến đi Liên Nghĩa - Tánh Linh hai tháng trước - Lại xem như "của để dành".
< Tài xế xe buýt Phan Văn Đẩu có gần 30 năm đi lại trên quốc lộ 14, cho biết “không sợ dốc cao, đường dài mà sợ nhất những ổ voi, ổ gà trên đường”.
Hiện nay nó đang trở thành cung đường xấu một cách thảm hại. Từ nhiều năm qua, tình trạng xuống cấp khiến các điểm đen về tai nạn giao thông ngày càng tăng trên tuyến đường này.
< Không còn đường đi, chiếc xe hơi này phải lao xuống ổ voi để tiếp tục hành trình, đoạn gần cầu Duy Hòa, TP Buôn Ma Thuột.
Những ai từng đi lại trên tuyến quốc lộ này đều có thể thấy dày đặc các điểm đường xấu mà xe cộ phải nhích từng chút, đặc biệt là khu vực từ huyện Đồng Phú (Bình Phước) đến TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
< Đá tảng dọc đường luôn là những cái bẫy nguy hiểm đối với người đi đường.
< Học sinh Trường tiểu học Lê Hồng Phong, huyện Đắk R’Lấp, Đắk Nông đi học về trên con đường lầy lội bùn đất và đá.
< Đoạn qua TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk bụi mù đường.
Có thể liệt kê ra các “điểm đen” như: đường vào cửa ngõ thị xã Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), thị trấn Đức Phong (Bù Đăng, Bình Phước), xã Đắk R’Lấp (huyện Đắk R’Lấp), xã Kiến Thành (huyện Kiến Đức, Đắk Nông), xã Trường Xuân (Đắk Song, Đắk Nông), thị trấn Đắk Mil (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông), xã Trúc Sơn, thị trấn Ea T’Linh (Cư Jút, Đắk Nông), cầu Duy Hòa (TP Buôn Ma Thuột)…
< Do thi công dang dở, kẹt xe thường xảy ra trên quốc lộ 14 đoạn cầu Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột.
< Một xe tải bị sập bẫy ổ voi trên đường Nguyễn Thị Định đoạn gần cầu Duy Hòa, TP Buôn Ma Thuột.
Anh Trần Trung Hải, tài xế xe khách tuyến Đắk Lắk - TP.HCM, cho biết đường xấu ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông xe cộ, các vụ ách tắc giao thông cục bộ tại các “điểm đen” liên tục xuất hiện đã kéo dài thời gian lưu thông toàn tuyến. Nếu như trước đây từ TP Buôn Ma Thuột về TP.HCM mất khoảng 7 giờ thì nay phải đi 9-10 giờ.
< Một xe chở chuối bị nghiêng đổ sau khi tránh ổ gà, ổ voi.
< Một xe tải bị lật lúc 15g ngày 20-10 do bánh bị trượt khỏi dải phân cách trên quốc lộ 14, đoạn qua địa phận huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.
< Chị Gấm bán trái cây trên đường Nguyễn Thị Định (đoạn quốc lộ 14 chạy qua TP Buôn Ma Thuột) phải tưới nước chống bụi liên tục hằng ngày.
< Đất đá xẻ rãnh trên quốc lộ 14 hướng đi Bình Phước - Đắk Nông nằm sau trạm thu phí Đồng Xoài chừng 1km.
Đường xấu không chỉ ảnh hưởng đến người đi đường mà gây không ít phiền toái đối với cuộc sống của người dân xung quanh.
< Và lại... một chiếc xe tải nữa bị lật vì tránh ổ voi khi đang vượt dốc Nghĩa Phú, thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông sáng 20-10.
Trong khi việc thi công tuyến đường này dường như giậm chân tại chỗ thì hằng ngày người dân sống tại các khu vực đường xuống cấp phải chịu cảnh tắc đường, mưa lầy nắng bụi, việc kinh doanh buôn bán bị ảnh hưởng.
Ông Trần Việt Hùng - phó trưởng Ban chỉ đạo Tây nguyên - cho biết tuyến đường này đang gặp khó khăn về vốn vì thiếu đến 8.000 tỉ đồng.
- Theo Tuoitre
ĐGD: Đây cũng là một trong những lý do khiến mình phải hoãn chuyến đi Liên Nghĩa - Tánh Linh hai tháng trước - Lại xem như "của để dành".
Comments
Post a Comment