Lưu thông qua hầm Thủ Thiêm như thế nào?
Chiều ngày 18.11, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã chính thức kết luận hầm Thủ Thiêm đủ điều kiện thông xe để đưa vào phục vụ giao thông.
Để đảm bảo an toàn lưu thông qua hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến đại lộ Đông Tây, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã có thông báo tổ chức lưu thông trên tuyến đường này từ ngày 21.11.
Đại lộ Đông Tây kết nối 8 quận, huyện
Trên tuyến đường Võ Văn Kiệt (dài 14,3 km, từ quốc lộ 1 đến đường Hàm Nghi, Q.1), lưu thông như sau:
- Đoạn từ quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh) đến cầu Lò Gốm (Q.6), dài 4,5 km, mỗi chiều lưu thông có 5 làn xe, trong đó 3 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp.
- Đoạn từ cầu Lò Gốm (Q.6) đến giao lộ Ký Con (Q.1), dài 8,57 km: hướng từ cầu Lò Gốm đến giao lộ Ký Con có 4 làn xe (2 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp); hướng từ giao lộ Ký Con đến cầu Lò Gốm có 5 làn xe (3 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp).
- Đoạn từ giao lộ Ký Con đến đường Tôn Đức Thắng (Q.1), dài hơn 1,2 km: tùy từng đoạn có sự thay đổi từ 4 làn xe đến 10 làn xe. Trong đó, có 6 làn xe lên xuống hầm Thủ Thiêm và 4 làn xe lưu thông phía trên hầm Thủ Thiêm (kết nối với đường Tôn Đức Thắng, Q.1).
Ngoài ra, có 16 giao lộ nằm dọc đại lộ Đông Tây thuộc các quận 1, 5, 6 và huyện Bình Chánh có thể lưu thông vào đại lộ Đông Tây.
Trong đó, các đường lưu thông hai chiều vào đại lộ Đông Tay gồm: Hồ Hảo Hớn, Nguyễn Cảnh Chân, Hòa Bình, Nguyễn Tri Phương, Tản Đà, Phùng Hưng, Nguyễn An Khương, Chu Văn An, Bình Tây, Mai Xuân Thưởng, Phạm Phú Thứ, An Dương Vương, Hồ Học Lãm, Nhiêu Tây, Gò Công, Bình Tiên.
Đường lưu thông một chiều vào đại lộ Đông Tây là đường Phó Đức Chính.
Hầm Thủ Thiêm dẫn đi đâu?
Hầm Thủ Thiêm nằm trên trục đại lộ Đông Tây vượt sông Sài Gòn có chiều dài 1,49 km, bề rộng 33m, bao gồm 6 làn xe. Trong đó, mỗi chiều lưu thông có 3 làn xe (2 làn xe ô tô và 1 làn xe 2 bánh).
Cửa hầm ở Q.1 nằm tại vị trí đường Phó Đức Chính quẹo trái vào đại lộ Đông Tây. Hướng từ Q.1 vượt qua đường hầm sẽ ra tuyến đường mới Thủ Thiêm, đến nút giao thông Cát Lái và chạy thẳng ra xa lộ Hà Nội.
Qua hầm Thủ Thiêm, các phương tiện giao thông rẽ trái sẽ đi vào hướng cầu Thủ Thiêm qua Q.Bình Thạnh hoặc vào đường Lương Định Của; phương tiện giao thông rẽ phải sẽ ra liên tỉnh lộ 25B để đi về hướng cảng Cát Lái, cầu Phú Mỹ...
Hướng từ quận 9, Thủ Đức muốn vào trung tâm TP qua hầm Thủ Thiêm thì từ xa lộ Hà Nội có thể rẽ trái tại ngã ba Cát Lái để vào đường mới Thủ Thiêm (thay vì đi qua hướng cầu Sài Gòn). Sau đó, qua hầm Thủ Thiêm để vào trung tâm Q.1.
Hướng cảng Cát Lái, Nguyễn Thị Định, muốn vào trung tâm Q.1 sẽ rẽ trái chạy thẳng qua đường hầm vào trung tâm Q.1.
Xe nào được lưu thông qua hầm Thủ Thiêm?
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, xe ô tô con và xe ô tô khách được phép lưu thông qua hầm Thủ Thiêm 24/24 giờ.
- Riêng xe mô tô và xe gắn máy chỉ được lưu thông trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ.
- Xe có tải trọng dưới 2,5 tấn hoặc có tổng trọng tải dưới 5 tấn (xe tải nhẹ) được phép lưu thông qua hầm từ 8 giờ đến 16 giờ và từ 20 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
- Xe có tải trọng từ 2,5 tấn trở lên hoặc có tổng trọng tải từ 5 tấn trở lên (xe tải nặng) được phép lưu thông qua hầm từ 24 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
Hầm cấm lưu thông đối với: người đi bộ; phương tiện giao thông thô sơ đường bộ; xe 3, 4 bánh tự chế; xe cơ giới không có bộ phận giảm thanh hoặc có nhưng không đúng quy chuẩn kỹ thuật; xe bánh xích; xe vận chuyển súc vật sống không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường; xe vận chuyển hàng độc hại, chất dễ cháy, chất nổ, hàng nguy hiểm.
Đặc biệt, xe ô tô có tổng tải trọng trên 30 tấn và các loại xe kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc; xe ô tô kể cả hàng hóa có chiều cao lớn hơn 4,2m hoặc có chiều ngang lớn hơn 2,5m chỉ được phép lưu thông qua hầm khi được cơ quan thẩm quyền cho phép.
Đồng thời, Trung tâm Quản lý đường hầm Thủ Thiêm khuyến cáo người lưu thông qua hầm bằng xe gắn máy nên sử dụng loại nón bảo hiểm chụp kín tai để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn và hạn chế chở trẻ em qua hầm bằng xe gắn máy.
Các quy định khi lưu thông qua hầm Thủ Thiêm
1. Tốc độ và khoảng cách:
- Đối với xe ô tô:
+ Tốc độ tối đa cho phép: 60 km/giờ
+ Tốc độ tối thiểu cho phép: 30 km/giờ
+ Khoảng cách tối thiểu giữa các xe trên cùng làn xe: 30m
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy:
+ Tốc độ tối đa cho phép: 40 km/giờ
2. Các hành vi nghiêm cấm:
- Bấm còi
- Bật đèn ưu tiên (trừ những xe ưu tiên theo quy định)
- Bật đèn ở chế độ chiếu xa và các loại đèn có ánh sáng mạnh khác
- Dừng, đỗ xe
3. Trách nhiệm của người lái xe:
- Bật đèn ở chế độ chiếu gần - đèn cốt
- Mở radio sóng AM các tần số: 655 KHz hoặc 610 KHz hoặc 588 KHz
- Theo Thanhnien
Để đảm bảo an toàn lưu thông qua hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến đại lộ Đông Tây, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã có thông báo tổ chức lưu thông trên tuyến đường này từ ngày 21.11.
Đại lộ Đông Tây kết nối 8 quận, huyện
Trên tuyến đường Võ Văn Kiệt (dài 14,3 km, từ quốc lộ 1 đến đường Hàm Nghi, Q.1), lưu thông như sau:
- Đoạn từ quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh) đến cầu Lò Gốm (Q.6), dài 4,5 km, mỗi chiều lưu thông có 5 làn xe, trong đó 3 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp.
- Đoạn từ cầu Lò Gốm (Q.6) đến giao lộ Ký Con (Q.1), dài 8,57 km: hướng từ cầu Lò Gốm đến giao lộ Ký Con có 4 làn xe (2 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp); hướng từ giao lộ Ký Con đến cầu Lò Gốm có 5 làn xe (3 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp).
- Đoạn từ giao lộ Ký Con đến đường Tôn Đức Thắng (Q.1), dài hơn 1,2 km: tùy từng đoạn có sự thay đổi từ 4 làn xe đến 10 làn xe. Trong đó, có 6 làn xe lên xuống hầm Thủ Thiêm và 4 làn xe lưu thông phía trên hầm Thủ Thiêm (kết nối với đường Tôn Đức Thắng, Q.1).
Ngoài ra, có 16 giao lộ nằm dọc đại lộ Đông Tây thuộc các quận 1, 5, 6 và huyện Bình Chánh có thể lưu thông vào đại lộ Đông Tây.
Trong đó, các đường lưu thông hai chiều vào đại lộ Đông Tay gồm: Hồ Hảo Hớn, Nguyễn Cảnh Chân, Hòa Bình, Nguyễn Tri Phương, Tản Đà, Phùng Hưng, Nguyễn An Khương, Chu Văn An, Bình Tây, Mai Xuân Thưởng, Phạm Phú Thứ, An Dương Vương, Hồ Học Lãm, Nhiêu Tây, Gò Công, Bình Tiên.
Đường lưu thông một chiều vào đại lộ Đông Tây là đường Phó Đức Chính.
Hầm Thủ Thiêm dẫn đi đâu?
Hầm Thủ Thiêm nằm trên trục đại lộ Đông Tây vượt sông Sài Gòn có chiều dài 1,49 km, bề rộng 33m, bao gồm 6 làn xe. Trong đó, mỗi chiều lưu thông có 3 làn xe (2 làn xe ô tô và 1 làn xe 2 bánh).
Cửa hầm ở Q.1 nằm tại vị trí đường Phó Đức Chính quẹo trái vào đại lộ Đông Tây. Hướng từ Q.1 vượt qua đường hầm sẽ ra tuyến đường mới Thủ Thiêm, đến nút giao thông Cát Lái và chạy thẳng ra xa lộ Hà Nội.
Qua hầm Thủ Thiêm, các phương tiện giao thông rẽ trái sẽ đi vào hướng cầu Thủ Thiêm qua Q.Bình Thạnh hoặc vào đường Lương Định Của; phương tiện giao thông rẽ phải sẽ ra liên tỉnh lộ 25B để đi về hướng cảng Cát Lái, cầu Phú Mỹ...
Hướng từ quận 9, Thủ Đức muốn vào trung tâm TP qua hầm Thủ Thiêm thì từ xa lộ Hà Nội có thể rẽ trái tại ngã ba Cát Lái để vào đường mới Thủ Thiêm (thay vì đi qua hướng cầu Sài Gòn). Sau đó, qua hầm Thủ Thiêm để vào trung tâm Q.1.
Hướng cảng Cát Lái, Nguyễn Thị Định, muốn vào trung tâm Q.1 sẽ rẽ trái chạy thẳng qua đường hầm vào trung tâm Q.1.
Xe nào được lưu thông qua hầm Thủ Thiêm?
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, xe ô tô con và xe ô tô khách được phép lưu thông qua hầm Thủ Thiêm 24/24 giờ.
- Riêng xe mô tô và xe gắn máy chỉ được lưu thông trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ.
- Xe có tải trọng dưới 2,5 tấn hoặc có tổng trọng tải dưới 5 tấn (xe tải nhẹ) được phép lưu thông qua hầm từ 8 giờ đến 16 giờ và từ 20 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
- Xe có tải trọng từ 2,5 tấn trở lên hoặc có tổng trọng tải từ 5 tấn trở lên (xe tải nặng) được phép lưu thông qua hầm từ 24 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
Hầm cấm lưu thông đối với: người đi bộ; phương tiện giao thông thô sơ đường bộ; xe 3, 4 bánh tự chế; xe cơ giới không có bộ phận giảm thanh hoặc có nhưng không đúng quy chuẩn kỹ thuật; xe bánh xích; xe vận chuyển súc vật sống không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường; xe vận chuyển hàng độc hại, chất dễ cháy, chất nổ, hàng nguy hiểm.
Đặc biệt, xe ô tô có tổng tải trọng trên 30 tấn và các loại xe kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc; xe ô tô kể cả hàng hóa có chiều cao lớn hơn 4,2m hoặc có chiều ngang lớn hơn 2,5m chỉ được phép lưu thông qua hầm khi được cơ quan thẩm quyền cho phép.
Đồng thời, Trung tâm Quản lý đường hầm Thủ Thiêm khuyến cáo người lưu thông qua hầm bằng xe gắn máy nên sử dụng loại nón bảo hiểm chụp kín tai để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn và hạn chế chở trẻ em qua hầm bằng xe gắn máy.
Các quy định khi lưu thông qua hầm Thủ Thiêm
1. Tốc độ và khoảng cách:
- Đối với xe ô tô:
+ Tốc độ tối đa cho phép: 60 km/giờ
+ Tốc độ tối thiểu cho phép: 30 km/giờ
+ Khoảng cách tối thiểu giữa các xe trên cùng làn xe: 30m
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy:
+ Tốc độ tối đa cho phép: 40 km/giờ
2. Các hành vi nghiêm cấm:
- Bấm còi
- Bật đèn ưu tiên (trừ những xe ưu tiên theo quy định)
- Bật đèn ở chế độ chiếu xa và các loại đèn có ánh sáng mạnh khác
- Dừng, đỗ xe
3. Trách nhiệm của người lái xe:
- Bật đèn ở chế độ chiếu gần - đèn cốt
- Mở radio sóng AM các tần số: 655 KHz hoặc 610 KHz hoặc 588 KHz
- Theo Thanhnien
Comments
Post a Comment