Ăn món Huế với người Huế
Đến Huế, ngoài việc tham quan, mua các đặc sản Huế tại chợ Đông Ba như mè xửng, mắm tôm, mắm ruốc, ớt Huế ngâm chua, ớt bột, hạt sen Huế… du khách cũng muốn thưởng thức các món ăn Huế. Vì thế, trong các tour du lịch luôn có chương trình ăn món Huế dành cho du khách.
Món ngon nổi danh của Huế mà hầu như ai cũng biết là bún bò Huế. Đây là món khá quen thuộc, có mặt ở nhiều địa phương. Vì vậy, muốn thưởng thức các món ngon ở Huế, bạn nên hỏi “thổ địa” là người địa phương, bởi ở những nơi dành cho khách du lịch thì người Huế không vào vì giá cao và món ăn đã được điều chỉnh cho phù hợp với khách du lịch.
Anh bạn sinh ra và lớn lên ở Huế dẫn chúng tôi vào một quán nhỏ trên đường Trần Cao Vân. Con đường nhỏ, quán phải kê bàn ở mép vỉa hè phục vụ thực khách, nhưng luôn đông người. Anh bạn giới thiệu: “Ai muốn ăn món hến và vả trộn thì tới đây. Bà chủ quán đã có hơn 30 năm chế biến mọn này. Món ăn rất ngon mà giá lại rẻ”.
< Một chủ quán chuẩn bị món Huế phục vụ khách.
Chúng tôi gọi món hến xúc bánh tráng, vả trộn. Trong nhập nhòa của ánh đèn điện, chúng tôi có một bữa ăn Huế chính hiệu ngay tại một quán vỉa hè, thay vì “ăn” cái cầu kỳ trong những nhà hàng Huế sang trọng.
Hôm sau, chúng tôi lại được đưa đến thôn Vỷ Dạ (ở Huế chữ Vỷ có dấu hỏi) để thưởng thức hai món bánh bèo và bánh nậm. Điều lạ ở chỗ, một nhà hàng chỉ “chuyên trị” hai món này trong khi thông thường các hàng quán bán loại bánh này hay kèm với bánh giò, bánh hỏi và nhiều loại bánh khác.
< Cơm hến Huế.
Gọi là quán nhưng thực ra đây là một ngôi nhà có vườn cây um tùm. Những chiếc bàn được kê dưới tán cây, khách cứ việc tìm chỗ ngồi mà không cần gọi món, bởi như đã biết trước, khi có khách, một cô gái Huế sẽ bưng ra khay bánh bèo nóng hổi. Hết món bánh bèo, khách sẽ được phục vụ một khay bánh nậm, chừng 6 cái mỏng tanh vẫn còn nóng hổi. Khi gắp miếng bánh nậm lên, chấm vào loại mắm riêng rồi bỏ vào miệng thì bánh đã như muốn tan ra trong miệng.
< Chè Hẻm Huế.
Một hôm khác, đang lang thang trên đường phố Huế, gặp một sinh viên đạp xe qua, tôi vẫy lại nhờ cậu chở đi kiếm quán ăn chỉ dành cho người Huế. Tuấn - tên cậu sinh viên – vui vẻ chở tôi đến một con đường nhỏ nằm cạnh sông Hương là đường Trương Định. Tuấn giới thiệu: “Ăn món Huế ở đường Trương Định là chuẩn luôn. Ở đây phục vụ ăn sáng, trưa và tối, nhưng nếu khách đi trễ thì thường hết món ăn vì chủ quán chỉ làm một lượng hàng nhất định”. Con đường này không mấy ấn tượng, nhưng với người Huế, món ăn ngon không phải là những hàng quán sang trọng, mà ở chỗ nó đậm chất Huế. Tên quán ở đây cũng đậm chất Huế: gắn liền với “O” hoặc “Mệ”: O Sen, O Vân, O Hoàng, Mệ Vân, Mệ Lan…
Những quán ăn ở đường Trương Định không sang trọng, bàn ghế nhỏ vừa vặn cho khách ngồi, nhưng món ăn thì vô cùng phong phú, mỗi hàng mỗi vẻ. Có quán chuyên bán bún bò Huế, quán chuyên cơm hến, bún Hến… Người bán hàng để sẵn hến trong một chiếc nồi to, khách gọi món, bà ta pha chế trước mặt. Món hến ở đây ngon chi lạ (nói kiểu Huế) và tất nhiên là nếu không cay thì món cơm hến hay bún hến sẽ… không ngon. Sau khi thưởng thức các món chính, bạn cũng nên ghé thăm các quán chè Huế cùng trên đường này.
Có một điều khiến tôi thắc mắc mãi với anh bạn là các món ăn đều rất ít thì anh giải thích, ăn kiểu Huế là để thưởng thức cái ngon chứ không phải là ăn no. Dĩa bánh bèo chỉ năm cái, lọt trong đĩa, như bà chủ quán đã nói “ăn thế để còn ăn cái khác và ăn nhiều mất ngon”.
Ngoài vẻ đẹp thâm trầm cổ tích của mình, Huế còn tự hào về những món ăn đậm chất Huế. Nếu có dịp đến Huế, bạn nên thử tiếp cận với văn hóa ẩm thực Huế theo cách riêng của mình là đi ăn với người bản địa.
Theo Baria Vungtau, internet
Món ngon nổi danh của Huế mà hầu như ai cũng biết là bún bò Huế. Đây là món khá quen thuộc, có mặt ở nhiều địa phương. Vì vậy, muốn thưởng thức các món ngon ở Huế, bạn nên hỏi “thổ địa” là người địa phương, bởi ở những nơi dành cho khách du lịch thì người Huế không vào vì giá cao và món ăn đã được điều chỉnh cho phù hợp với khách du lịch.
Anh bạn sinh ra và lớn lên ở Huế dẫn chúng tôi vào một quán nhỏ trên đường Trần Cao Vân. Con đường nhỏ, quán phải kê bàn ở mép vỉa hè phục vụ thực khách, nhưng luôn đông người. Anh bạn giới thiệu: “Ai muốn ăn món hến và vả trộn thì tới đây. Bà chủ quán đã có hơn 30 năm chế biến mọn này. Món ăn rất ngon mà giá lại rẻ”.
< Một chủ quán chuẩn bị món Huế phục vụ khách.
Chúng tôi gọi món hến xúc bánh tráng, vả trộn. Trong nhập nhòa của ánh đèn điện, chúng tôi có một bữa ăn Huế chính hiệu ngay tại một quán vỉa hè, thay vì “ăn” cái cầu kỳ trong những nhà hàng Huế sang trọng.
Hôm sau, chúng tôi lại được đưa đến thôn Vỷ Dạ (ở Huế chữ Vỷ có dấu hỏi) để thưởng thức hai món bánh bèo và bánh nậm. Điều lạ ở chỗ, một nhà hàng chỉ “chuyên trị” hai món này trong khi thông thường các hàng quán bán loại bánh này hay kèm với bánh giò, bánh hỏi và nhiều loại bánh khác.
< Cơm hến Huế.
Gọi là quán nhưng thực ra đây là một ngôi nhà có vườn cây um tùm. Những chiếc bàn được kê dưới tán cây, khách cứ việc tìm chỗ ngồi mà không cần gọi món, bởi như đã biết trước, khi có khách, một cô gái Huế sẽ bưng ra khay bánh bèo nóng hổi. Hết món bánh bèo, khách sẽ được phục vụ một khay bánh nậm, chừng 6 cái mỏng tanh vẫn còn nóng hổi. Khi gắp miếng bánh nậm lên, chấm vào loại mắm riêng rồi bỏ vào miệng thì bánh đã như muốn tan ra trong miệng.
< Chè Hẻm Huế.
Một hôm khác, đang lang thang trên đường phố Huế, gặp một sinh viên đạp xe qua, tôi vẫy lại nhờ cậu chở đi kiếm quán ăn chỉ dành cho người Huế. Tuấn - tên cậu sinh viên – vui vẻ chở tôi đến một con đường nhỏ nằm cạnh sông Hương là đường Trương Định. Tuấn giới thiệu: “Ăn món Huế ở đường Trương Định là chuẩn luôn. Ở đây phục vụ ăn sáng, trưa và tối, nhưng nếu khách đi trễ thì thường hết món ăn vì chủ quán chỉ làm một lượng hàng nhất định”. Con đường này không mấy ấn tượng, nhưng với người Huế, món ăn ngon không phải là những hàng quán sang trọng, mà ở chỗ nó đậm chất Huế. Tên quán ở đây cũng đậm chất Huế: gắn liền với “O” hoặc “Mệ”: O Sen, O Vân, O Hoàng, Mệ Vân, Mệ Lan…
Những quán ăn ở đường Trương Định không sang trọng, bàn ghế nhỏ vừa vặn cho khách ngồi, nhưng món ăn thì vô cùng phong phú, mỗi hàng mỗi vẻ. Có quán chuyên bán bún bò Huế, quán chuyên cơm hến, bún Hến… Người bán hàng để sẵn hến trong một chiếc nồi to, khách gọi món, bà ta pha chế trước mặt. Món hến ở đây ngon chi lạ (nói kiểu Huế) và tất nhiên là nếu không cay thì món cơm hến hay bún hến sẽ… không ngon. Sau khi thưởng thức các món chính, bạn cũng nên ghé thăm các quán chè Huế cùng trên đường này.
Có một điều khiến tôi thắc mắc mãi với anh bạn là các món ăn đều rất ít thì anh giải thích, ăn kiểu Huế là để thưởng thức cái ngon chứ không phải là ăn no. Dĩa bánh bèo chỉ năm cái, lọt trong đĩa, như bà chủ quán đã nói “ăn thế để còn ăn cái khác và ăn nhiều mất ngon”.
Ngoài vẻ đẹp thâm trầm cổ tích của mình, Huế còn tự hào về những món ăn đậm chất Huế. Nếu có dịp đến Huế, bạn nên thử tiếp cận với văn hóa ẩm thực Huế theo cách riêng của mình là đi ăn với người bản địa.
Theo Baria Vungtau, internet
Comments
Post a Comment