World Cup: Niềm vui toàn cầu
Đọc báo thấy bài này đáng chú ý, xin chép lại để mai mốt đọc lại kỹ hơn.
"Hà Tường Cát/Người Việt
Hôm nay sự kiện hào hứng được hàng tỷ người đón chờ mỗi 4 năm một lần, đã khởi đầu ở Nam Phi. Bóng tròn là môn thể thao toàn cầu phổ thông hơn bất cứ môn thể thao nào khác, và giải thế giới của FIFA trở thành mùa hội vui liên tục suốt trong một tháng của một lượng người nhiều hơn mọi biến cố gì khác trên thế giới.
World Cup là sự kiện thể hiện bằng những con số hàng tỷ. Nam Phi bỏ ra 5 tỷ dollars để xây dựng mới hay cải tạo các sân vận động sẵn có, hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng và trang bị nhiều phương tiện phụ thuộc khác cho việc tổ chức. Hàng tỷ dollars được FIFA thâu về với tiền bán vé, bản quyền truyền hình, quảng cáo, bán phẩm vật lưu niệm. Tổng cộng khoảng 2.5 tỷ người trên khắp thế giới sẽ xem các trận đấu qua màn ảnh truyền hình.
Tập dượt cho buổi lễ khai mạc ngày 11 tháng 6 năm 2010 tại sân Soccer City, thành phố Johannesburg, nơi sẽ diễn ra trận đầu tiên giữa đội chủ nhà Nam Phi và đội tuyển Mexico. (Hình: AFP/CSM)
Không phải chỉ cho giới hâm mộ bóng tròn, World Cup tác động đến mọi sinh hoạt bình thưởng trong cuộc sống, ở mọi quốc gia. Một số người chúng ta có thể không ham thích, không xem bất cứ một trận nào trong 64 trận đấu, nhưng không cách gì nhắm mắt làm ngơ khi nhiều người xung quanh đang dồn sự chú ý về đó.
Hãy dành một chút suy nghĩ để thấy rằng khó có một cơ hội nào mà ở cùng một thời điểm, nhân loại hòa đồng bằng cùng nhịp thở vào một sinh hoạt. Trong các gia đình, ngoài quán cà phê, trước màn hình lớn ở hội trường hay nơi công cộng, hàng tỷ người chia sẻ sự thích thú, nỗi hồi hộp. Dù không hề trông thấy nhau nhưng cùng lúc tất cả sẽ ào lên tán thưởng khi một cầu thủ sút ghi bàn thắng, hay bực tức tiếc rẻ vì trái banh đụng sà ngang bay ra ngoài.
Tại nhiều nước trên thế giới, từ Âu Châu, Nam Mỹ, Phi Châu đến Á Châu và tất nhiên trong đó có Việt Nam, World Cup là cơn sốt của xã hội. Hàng triệu dân Việt Nam sẽ thức quá nửa đêm xem những trận đá vào lúc 8:30 phút tối ở Nam Phi tức là 1:30 giờ sáng tại Việt Nam, để rồi đến buổi sáng ở ngoài đường, tại quán cà phê, hay trong nơi làm việc sẽ còn tiếp tục bàn bạc. Một số nước đã quyết định cho công nhân viên chức nghỉ một buổi để xem trận đá của đội tuyển quốc gia mình ở World Cup.
Tại Hoa Kỳ, môn bóng tròn chưa đạt tới mức ưu ái cao độ của quần chúng và do đó không chiếm lãnh được vị trí trên màn ảnh truyền hình hay báo chí như football, basketball, baseball. Nhưng ngành thể thao này đang tiến nhanh, từ các trường học đến các câu lạc bộ chuyên nghiệp và một ngày không xa Hoa Kỳ chắc chắn sẽ nắm giữ một vị trí và vai trò quan trọng trong môn thể thao toàn cầu này.
Ðây là lần đầu tiên một nước Phi Châu được đứng ra tổ chức World Cup. Nam Phi là nước giàu mạnh trong 53 quốc gia trên lục địa dù rằng hãy còn đầy rẫy gian khó: 47% sống dưới mức nghèo đói, tỷ lệ thất nghiệp tới 35% và 5.7 triệu người lây nhiễm HIV/AIDS trong tổng số 49 triệu dân là con số kỷ lục trên thế giới.
Với giá vé vào sân $71, dự trù sẽ chỉ có 2% khán giả là dân từ các nước Phi Châu khác tới World Cup. Nhưng đây là niềm tự hào chung của các quốc gia Phi Châu trong đó 17 nước năm nay kỷ niệm 1/2 thế kỷ độc lập, riêng Nam Phi là 16 năm dứt bỏ chế độ phân biệt chủng tộc và ưu quyền thống trị của người da trắng. Ðảm nhận trách nhiệm tổ chức sự kiện thể thao vĩ đại này sẽ là minh chứng cho bước phát triển của lục địa nghèo khó nhất thế giới và sự hội nhập vào cộng đồng quốc tế.
Thế giới không bao giờ hết bất đồng và xung đột. Không một ai, một quốc gia hay một tổ chức gì có thể giúp thanh toán dứt điểm tình trạng khổ đau ấy. Nhưng như mọi người đều tin tưởng, World Cup với sự tham gia của các đội tuyển quốc gia và sự hòa đồng hưởng ứng của tất cả mọi dân tộc không phân biệt màu sắc, tôn giáo và quan điểm chính trị, đây là dịp để toàn thể nhân loại có một khoảng thời gian gần gũi nhau hơn và nhận thức giá trị của sự chung sống hòa bình.
Chúng ta hãy cùng tham gia và chia sẻ niềm vui lớn rộng ấy."
( Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=114173&z=1 )
"Hà Tường Cát/Người Việt
Hôm nay sự kiện hào hứng được hàng tỷ người đón chờ mỗi 4 năm một lần, đã khởi đầu ở Nam Phi. Bóng tròn là môn thể thao toàn cầu phổ thông hơn bất cứ môn thể thao nào khác, và giải thế giới của FIFA trở thành mùa hội vui liên tục suốt trong một tháng của một lượng người nhiều hơn mọi biến cố gì khác trên thế giới.
World Cup là sự kiện thể hiện bằng những con số hàng tỷ. Nam Phi bỏ ra 5 tỷ dollars để xây dựng mới hay cải tạo các sân vận động sẵn có, hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng và trang bị nhiều phương tiện phụ thuộc khác cho việc tổ chức. Hàng tỷ dollars được FIFA thâu về với tiền bán vé, bản quyền truyền hình, quảng cáo, bán phẩm vật lưu niệm. Tổng cộng khoảng 2.5 tỷ người trên khắp thế giới sẽ xem các trận đấu qua màn ảnh truyền hình.
Tập dượt cho buổi lễ khai mạc ngày 11 tháng 6 năm 2010 tại sân Soccer City, thành phố Johannesburg, nơi sẽ diễn ra trận đầu tiên giữa đội chủ nhà Nam Phi và đội tuyển Mexico. (Hình: AFP/CSM)
Không phải chỉ cho giới hâm mộ bóng tròn, World Cup tác động đến mọi sinh hoạt bình thưởng trong cuộc sống, ở mọi quốc gia. Một số người chúng ta có thể không ham thích, không xem bất cứ một trận nào trong 64 trận đấu, nhưng không cách gì nhắm mắt làm ngơ khi nhiều người xung quanh đang dồn sự chú ý về đó.
Hãy dành một chút suy nghĩ để thấy rằng khó có một cơ hội nào mà ở cùng một thời điểm, nhân loại hòa đồng bằng cùng nhịp thở vào một sinh hoạt. Trong các gia đình, ngoài quán cà phê, trước màn hình lớn ở hội trường hay nơi công cộng, hàng tỷ người chia sẻ sự thích thú, nỗi hồi hộp. Dù không hề trông thấy nhau nhưng cùng lúc tất cả sẽ ào lên tán thưởng khi một cầu thủ sút ghi bàn thắng, hay bực tức tiếc rẻ vì trái banh đụng sà ngang bay ra ngoài.
Tại nhiều nước trên thế giới, từ Âu Châu, Nam Mỹ, Phi Châu đến Á Châu và tất nhiên trong đó có Việt Nam, World Cup là cơn sốt của xã hội. Hàng triệu dân Việt Nam sẽ thức quá nửa đêm xem những trận đá vào lúc 8:30 phút tối ở Nam Phi tức là 1:30 giờ sáng tại Việt Nam, để rồi đến buổi sáng ở ngoài đường, tại quán cà phê, hay trong nơi làm việc sẽ còn tiếp tục bàn bạc. Một số nước đã quyết định cho công nhân viên chức nghỉ một buổi để xem trận đá của đội tuyển quốc gia mình ở World Cup.
Tại Hoa Kỳ, môn bóng tròn chưa đạt tới mức ưu ái cao độ của quần chúng và do đó không chiếm lãnh được vị trí trên màn ảnh truyền hình hay báo chí như football, basketball, baseball. Nhưng ngành thể thao này đang tiến nhanh, từ các trường học đến các câu lạc bộ chuyên nghiệp và một ngày không xa Hoa Kỳ chắc chắn sẽ nắm giữ một vị trí và vai trò quan trọng trong môn thể thao toàn cầu này.
Ðây là lần đầu tiên một nước Phi Châu được đứng ra tổ chức World Cup. Nam Phi là nước giàu mạnh trong 53 quốc gia trên lục địa dù rằng hãy còn đầy rẫy gian khó: 47% sống dưới mức nghèo đói, tỷ lệ thất nghiệp tới 35% và 5.7 triệu người lây nhiễm HIV/AIDS trong tổng số 49 triệu dân là con số kỷ lục trên thế giới.
Với giá vé vào sân $71, dự trù sẽ chỉ có 2% khán giả là dân từ các nước Phi Châu khác tới World Cup. Nhưng đây là niềm tự hào chung của các quốc gia Phi Châu trong đó 17 nước năm nay kỷ niệm 1/2 thế kỷ độc lập, riêng Nam Phi là 16 năm dứt bỏ chế độ phân biệt chủng tộc và ưu quyền thống trị của người da trắng. Ðảm nhận trách nhiệm tổ chức sự kiện thể thao vĩ đại này sẽ là minh chứng cho bước phát triển của lục địa nghèo khó nhất thế giới và sự hội nhập vào cộng đồng quốc tế.
Thế giới không bao giờ hết bất đồng và xung đột. Không một ai, một quốc gia hay một tổ chức gì có thể giúp thanh toán dứt điểm tình trạng khổ đau ấy. Nhưng như mọi người đều tin tưởng, World Cup với sự tham gia của các đội tuyển quốc gia và sự hòa đồng hưởng ứng của tất cả mọi dân tộc không phân biệt màu sắc, tôn giáo và quan điểm chính trị, đây là dịp để toàn thể nhân loại có một khoảng thời gian gần gũi nhau hơn và nhận thức giá trị của sự chung sống hòa bình.
Chúng ta hãy cùng tham gia và chia sẻ niềm vui lớn rộng ấy."
( Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=114173&z=1 )
Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12533142
Comments
Post a Comment