Làm báo VN như đi thăng bằng trên dây
Đọc báo thấy bài này đáng chú ý, xin chép lại để mai mốt đọc lại kỹ hơn.
"Ngày 21/06 là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Nhân dịp này, các báo đều có hoạt động kỷ niệm ngày nhà báo.
Cơ quan quản lý báo chí cũng gửi lời chúc mừng tới các báo, đồng thời nhắc nhở "cần chủ động, sáng tạo trong lĩnh vực thông tin - tuyên truyền, đóng góp tích cực vào định hướng dư luận, tăng cường niềm tin trong nhân dân với Đảng, Nhà nước và con đường phát triển đất nước".
Nền báo chí Việt Nam được cho là đã tiến một bước dài trong những năm qua, tới nay có trên 700 đầu báo và tạp chí.
Nhân ngày 21/06, Đài BBC nói chuyện với nhà báo Nguyễn Trung Dân, nguyên Phó Tổng biên tập báo Du lịch, tờ báo đã bị Bộ Thông tin và Truyền thông đình bản ba tháng hồi năm ngoái vì "sai phạm nghiệm trọng" trong số Xuân Kỷ sửu, là đăng một số bài đề cập tới chủ đề biên giới lãnh thổ cũng như chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhà báo Nguyễn Trung Dân: Cái khó nhất của người làm báo ở Việt Nam là phải giữ được thăng bằng, như người làm xiếc đi trên dây phải làm sao không bị té.
Phải giữ thăng bằng giữa một bên là người dân, người đọc, một bên là chính quyền, Nhà nước. Ở dưới chân mình, nếu bị rớt, thì là hố thẳm.
Thực ra, nói thì hơi quá nhưng nhiều khi chính quyền họ cũng chỉ coi người làm báo như người làm xiếc cho vui thế thôi. Trớ trêu là nhân dân thì họ lại tin những người làm xiếc, vì hình như họ tin vào ảo thuật, họ nghĩ làm xiếc là thật.
Cho nên người làm xiếc phải biết mình ở đâu, vị trí của mình thế nào, làm sao để cân bằng. Đó là cái khó nhất khi làm báo ở Việt Nam.
BBC: Thưa ông, nhưng rõ ràng là cũng có nhiều loại báo, và nhiều loại nhà báo nữa. Chắc chắn có những nhà báo nuôi nấng lý tưởng trong công việc của mình?
Nhà báo Nguyễn Trung Dân: Vâng, có chứ. Nhiều nhà báo có lý tưởng của mình, như phải trung thực, phải vì quyền lợi của người dân, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn vv...
Đáng tiếc cũng ở nhiều nhà báo khác, lý tưởng của họ bị đời sống vật chất, quan hệ và vị trí xã hội ảnh hưởng làm lu mờ đi. Nói thế chứ ở xã hội Việt Nam, nhà báo cũng có một số ưu đãi, quyền hành nhất định.
Tôi chỉ đơn cử một thí dụ: anh nhà báo đi ra đường, bị cảnh sát giao thông thổi còi dừng lại. Anh đưa cái thẻ nhà báo, cảnh sát không xử phạt, cho đi. Đó là cái ưu đãi mà quan hệ xã hội của anh mang lại. Cái "quyền" ấy, tôi chắc ở Việt Nam khác với ở các xứ khác.
Thực chất nhà báo Việt Nam cũng có một số đặc quyền mà chính thể này ban tặng. Do vậy nhiều người "tha thiết" với chuyện làm báo. Nhà báo Việt Nam có quyền nói, nhưng chỉ nói tới đó, tới cảnh sát giao thông thôi.
Rất ít người sau thời gian làm báo lâu dài mà giữ được lý tưởng ban đầu của người làm báo, họ bị mài mòn đi, hoặc bị loại thải.
Cũng có người tạm thời tìm cách lắt léo đến khi thấy có cơ hội làm được gì đó thì bung ra làm rồi lại nhanh chóng nấp vào. Một số thì trở thành bồi bút.
BBC: Những gì đã xảy ra với bản thân ông và tờ báo Du lịch, liệu đó có phải là cú ngã do không giữ được thăng bằng như ông nói ở trên?
Nhà báo Nguyễn Trung Dân: Cũng có thể nói như vậy. Có thể tôi đã không đo lường được hết tình hình, thí dụ ở Việt Nam vấn đề yêu nước, quan hệ nước ngoài.... nó có sự nhạy cảm mà mình không lường được hết, mình mất tỉnh táo.
Thứ hai, tôi vẫn nghĩ chắc rồi tình hình sẽ phải khác, cách nghĩ, cách cư xử của chính quyền với những người có lòng cũng sẽ khác chứ.
Thế nhưng rồi đến lúc mình thấy là không được nữa, cái thăng bằng của mình nó không đúng nữa. Thì tự nguyện ngã thôi, cũng như một cách để lấy lại thăng bằng.
BBC: Thưa, nếu được lựa chọn, ông có làm báo nữa hay không?
Nhà báo Nguyễn Trung Dân: Nếu cho làm lại, tôi vẫn sẽ làm báo và một ngày tôi sẽ tiếp tục làm. Vì tôi tin là nghề báo là nghề có thể góp phần sớm nhất, nhiều nhất cho dân chủ, dân trí.
Các bậc cách mạng, trí thức xưa như Phan Chu Trinh hay Nguyễn Văn Vĩnh đều tin rằng nghề làm báo giúp khai dân trí dễ dàng hơn. Xã hội u tối thì cản trở phát triển, con đường làm báo sẽ giúp người ta khai sáng, làm điều tốt hơn cho đất nước.
Tôi thí dụ đợt vừa rồi, khi nói về dự án xây đường sắt cao tốc Bắc Nam, báo chí đã có vai trò lớn.
Các báo đưa tin bài về việc Nhật, Đức, Pháp... làm đường sắt cao tốc thua lỗ đã ảnh hưởng khá nhiều tới quyết định của các đại biểu Quốc hội. Cả người dân lẫn Quốc hội trong vụ này đều đã nhận thức ra quyền hạn của mình, quyền được phản biện và từ chối. Báo chí chính là dân trí."
( BBC, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=114651&z=1 )
"Ngày 21/06 là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Nhân dịp này, các báo đều có hoạt động kỷ niệm ngày nhà báo.
Cơ quan quản lý báo chí cũng gửi lời chúc mừng tới các báo, đồng thời nhắc nhở "cần chủ động, sáng tạo trong lĩnh vực thông tin - tuyên truyền, đóng góp tích cực vào định hướng dư luận, tăng cường niềm tin trong nhân dân với Đảng, Nhà nước và con đường phát triển đất nước".
Nền báo chí Việt Nam được cho là đã tiến một bước dài trong những năm qua, tới nay có trên 700 đầu báo và tạp chí.
Nhân ngày 21/06, Đài BBC nói chuyện với nhà báo Nguyễn Trung Dân, nguyên Phó Tổng biên tập báo Du lịch, tờ báo đã bị Bộ Thông tin và Truyền thông đình bản ba tháng hồi năm ngoái vì "sai phạm nghiệm trọng" trong số Xuân Kỷ sửu, là đăng một số bài đề cập tới chủ đề biên giới lãnh thổ cũng như chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhà báo Nguyễn Trung Dân: Cái khó nhất của người làm báo ở Việt Nam là phải giữ được thăng bằng, như người làm xiếc đi trên dây phải làm sao không bị té.
Phải giữ thăng bằng giữa một bên là người dân, người đọc, một bên là chính quyền, Nhà nước. Ở dưới chân mình, nếu bị rớt, thì là hố thẳm.
Thực ra, nói thì hơi quá nhưng nhiều khi chính quyền họ cũng chỉ coi người làm báo như người làm xiếc cho vui thế thôi. Trớ trêu là nhân dân thì họ lại tin những người làm xiếc, vì hình như họ tin vào ảo thuật, họ nghĩ làm xiếc là thật.
Cho nên người làm xiếc phải biết mình ở đâu, vị trí của mình thế nào, làm sao để cân bằng. Đó là cái khó nhất khi làm báo ở Việt Nam.
BBC: Thưa ông, nhưng rõ ràng là cũng có nhiều loại báo, và nhiều loại nhà báo nữa. Chắc chắn có những nhà báo nuôi nấng lý tưởng trong công việc của mình?
Nhà báo Nguyễn Trung Dân: Vâng, có chứ. Nhiều nhà báo có lý tưởng của mình, như phải trung thực, phải vì quyền lợi của người dân, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn vv...
Đáng tiếc cũng ở nhiều nhà báo khác, lý tưởng của họ bị đời sống vật chất, quan hệ và vị trí xã hội ảnh hưởng làm lu mờ đi. Nói thế chứ ở xã hội Việt Nam, nhà báo cũng có một số ưu đãi, quyền hành nhất định.
Tôi chỉ đơn cử một thí dụ: anh nhà báo đi ra đường, bị cảnh sát giao thông thổi còi dừng lại. Anh đưa cái thẻ nhà báo, cảnh sát không xử phạt, cho đi. Đó là cái ưu đãi mà quan hệ xã hội của anh mang lại. Cái "quyền" ấy, tôi chắc ở Việt Nam khác với ở các xứ khác.
Thực chất nhà báo Việt Nam cũng có một số đặc quyền mà chính thể này ban tặng. Do vậy nhiều người "tha thiết" với chuyện làm báo. Nhà báo Việt Nam có quyền nói, nhưng chỉ nói tới đó, tới cảnh sát giao thông thôi.
Rất ít người sau thời gian làm báo lâu dài mà giữ được lý tưởng ban đầu của người làm báo, họ bị mài mòn đi, hoặc bị loại thải.
Cũng có người tạm thời tìm cách lắt léo đến khi thấy có cơ hội làm được gì đó thì bung ra làm rồi lại nhanh chóng nấp vào. Một số thì trở thành bồi bút.
BBC: Những gì đã xảy ra với bản thân ông và tờ báo Du lịch, liệu đó có phải là cú ngã do không giữ được thăng bằng như ông nói ở trên?
Nhà báo Nguyễn Trung Dân: Cũng có thể nói như vậy. Có thể tôi đã không đo lường được hết tình hình, thí dụ ở Việt Nam vấn đề yêu nước, quan hệ nước ngoài.... nó có sự nhạy cảm mà mình không lường được hết, mình mất tỉnh táo.
Thứ hai, tôi vẫn nghĩ chắc rồi tình hình sẽ phải khác, cách nghĩ, cách cư xử của chính quyền với những người có lòng cũng sẽ khác chứ.
Thế nhưng rồi đến lúc mình thấy là không được nữa, cái thăng bằng của mình nó không đúng nữa. Thì tự nguyện ngã thôi, cũng như một cách để lấy lại thăng bằng.
BBC: Thưa, nếu được lựa chọn, ông có làm báo nữa hay không?
Nhà báo Nguyễn Trung Dân: Nếu cho làm lại, tôi vẫn sẽ làm báo và một ngày tôi sẽ tiếp tục làm. Vì tôi tin là nghề báo là nghề có thể góp phần sớm nhất, nhiều nhất cho dân chủ, dân trí.
Các bậc cách mạng, trí thức xưa như Phan Chu Trinh hay Nguyễn Văn Vĩnh đều tin rằng nghề làm báo giúp khai dân trí dễ dàng hơn. Xã hội u tối thì cản trở phát triển, con đường làm báo sẽ giúp người ta khai sáng, làm điều tốt hơn cho đất nước.
Tôi thí dụ đợt vừa rồi, khi nói về dự án xây đường sắt cao tốc Bắc Nam, báo chí đã có vai trò lớn.
Các báo đưa tin bài về việc Nhật, Đức, Pháp... làm đường sắt cao tốc thua lỗ đã ảnh hưởng khá nhiều tới quyết định của các đại biểu Quốc hội. Cả người dân lẫn Quốc hội trong vụ này đều đã nhận thức ra quyền hạn của mình, quyền được phản biện và từ chối. Báo chí chính là dân trí."
( BBC, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=114651&z=1 )
Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13021652
Comments
Post a Comment