Thân tàn tạ cuộc mưu sinh
Đọc báo thấy bài này đáng chú ý, xin chép lại để mai mốt đọc lại kỹ hơn. Thấy dân mình nghèo mà thương.
"Nguyễn Ðạt/Người Việt
Nhà chúng tôi ở một ngõ hẻm của đường Bình Thới, quận 11. Ði sâu vào trong, lối ngõ nhỏ hẹp dần và ngoằn ngoèo, cuối cùng gặp một khu vực gọi là Xóm Miễu. Chúng tôi nghĩ, nếu khu vực này không có một ngôi miếu, có lẽ người ta sẽ gọi là khu nhà ổ chuột. Hàng chục căn nhà ở đây chỉ khá hơn đôi chút những cái chòi ngoài đồng ruộng.
Chúng tôi đã vào Xóm Miễu một lần, cách đây hai năm. Lần đó Xóm Miễu có buổi cúng giỗ, mời khắp bà con lối ngõ tới dự. Trong bữa tiệc cúng của Xóm Miễu, chúng tôi gặp chị Tư Bốc Xếp, nhân vật của bài ghi nhận này. Khoảng thời gian vài năm ấy, chị Tư Bốc Xếp trong trí nhớ chúng tôi là một phụ nữ trẻ linh lợi, tươi vui khỏe mạnh.
Ngay từ lúc tới dự buổi cúng giỗ của Xóm Miễu, chúng tôi đã chú ý tới chị Tư Bốc Xếp. Chị xăng xái bày biện cỗ bàn, rất chu đáo, nhanh nhẹn và khéo léo, tiếp đãi chuyện trò vui vẻ với bà con. Chúng tôi ngạc nhiên khi chị Tư có tên là chị Tư Bốc Xếp, và sau đó càng ngạc nhiên được biết chị làm nghề bốc xếp thật sự. Chúng tôi nghĩ, nghề bốc xếp là nghề lao động cực nhọc, có lẽ chỉ dành cho nam giới, vậy mà một phụ nữ như chị Tư lại làm nghề bốc xếp!
Người bạn gần nhà chúng tôi, quen biết và hiểu rõ hoàn cảnh gia đình chị Tư Bốc Xếp cho biết, chị Tư vào làm ở đội bốc xếp tại chợ đầu mối nông sản Thủ Ðức, thay chồng bị tai nạn, trật dây chằng bả vai. Trước đó, khi chồng chị Tư làm bốc xếp thì chị Tư bán thuốc lá lẻ trong Xóm Miễu, nuôi 4 người con còn nhỏ, trong đó có 2 đứa học cấp 1 - bậc tiểu học - và người con gái lớn nhất học cấp 2 - phổ thông cơ sở.
Dù làm bốc xếp vất vả cực nhọc, đồng lương tối đa một tháng không tới 2 triệu đồng, nhưng vẫn hơn bán thuốc lá lẻ, với thu nhập chỉ bằng non nửa đồng lương bốc xếp. Vốn là người lanh lẹ xốc vác, chị Tư làm chân bốc xếp được các chủ vựa trái cây đánh giá cao hơn cả nam giới. Họ nói rằng, sức khỏe và năng suất làm việc tuy không thể bằng nam giới, nhưng chị Tư Bốc Xếp linh lợi thông minh, có tinh thần trách nhiệm, nên việc giao hàng tại các sạp trái cây rất chính xác, không hề lầm lẫn, giao lộn giao thiếu bao giờ.
Nhiều chủ vựa trái cây thấy chị Tư Bốc Xếp làm việc chu tất tốt đẹp mà đồng lương bốc xếp quá khiêm nhượng, giới thiệu chị làm thêm việc này việc khác để có thêm thu nhập, như phụ bán bánh mì, bán cơm, nước giải khát...
Người bạn nói: “Phải nói chị Tư Bốc Xếp là một phụ nữ ngoại hạng, hết mình vì chồng vì con tới quên cả bản thân. Thử tưởng tượng, bắt đầu từ 6 giờ chiều, chị cùng đội ngũ bốc xếp làm việc tới 3-4 giờ sáng hôm sau. Công việc thì nặng nhọc: bốc xếp, vận chuyển từ xe chở hàng nông sản các tỉnh vào các sạp trong chợ.
Chị Tư Bốc Xếp tâm sự với bà xã tôi, rằng rất nhiều lúc bốc xếp vận chuyển hàng, tay chân bắt mỏi rã, mí mắt sụp xuống vì buồn ngủ, nhưng cứ nghĩ tới mấy đứa con đang đi học, phải ráng hết sức mình để chăm lo cho chúng còn được tới trường lớp. Nên chị Tư Bốc Xếp lại cố làm thêm để được chấm công nhiều hơn, như thế sẽ có đồng lương cao hơn. Và ban ngày, chị Tư Bốc Xếp còn phụ bán nước sinh tố ở chợ, theo sự giới thiệu của một chủ vựa trái cây...
Có lần bà xã tôi hỏi: “Mỗi khi buồn ngủ, chị uống một ly cà phê cho tỉnh táo chứ, không thì sao chịu nổi?” Chị Tư Bốc Xếp nói buồn ngủ cũng ráng nhướng mí mắt lên mà thức, kêu uống cà phê là ít nhất cũng tốn 5-6 ngàn đồng, bằng tiền mua gói xôi cho thằng bé nhỏ nhứt, nó rất ghiền ăn xôi bắp mỗi sáng...” Chúng tôi cũng được biết, chị Tư Bốc Xếp từng có đi học, ít nhất ở bậc phổ thông cơ sở, lại khéo tay, biết nghề thêu thùa, nếu có điều kiện, chị Tư không đến nỗi phải mang số phận là chị Tư Bốc Xếp.
Nhưng một buổi sáng Chủ Nhật gần đây, khi ngồi đợi bạn ở Công viên 23 tháng 9 - khu vực Nhà ga Sài Gòn cũ - chúng tôi thật đau lòng khi gặp lại chị Tư Bốc Xếp. Nếu chị Tư không gật đầu chào hỏi, chúng tôi không thể biết người phụ nữ này là chị Tư Bốc Xếp.
Người phụ nữ gầy ốm với gánh hàng rong: những bịch bắp rang, những bịch bánh ngọt loại rẻ tiền, những trái cóc ổi... máng móc đầy hai bên quang gánh đặt trên lề đường của Công viên 23-9. Chị Tư trước mắt chúng tôi không còn là chị Tư Bốc Xếp, hay chính vì thời gian làm việc quá nặng nhọc trong đội bốc xếp ở chợ đầu mối nông sản Thủ Ðức, đã rút hết sức lực của người phụ nữ linh lợi và khỏe mạnh độ nào.
Chị Tư cho biết, nhờ hơn hai năm chị làm bốc xếp, gia đình đã mua được chiếc xe xích-lô cũ cho “ông xã,” hiện tại hành nghề đạp xích-lô cũng giúp thu nhập cao gấp rưỡi đồng lương bốc xếp. Vả lại, đạp xe cần đôi chân khỏe nhiều hơn là phải vận dụng đôi tay từng bị trật dây chằng bả vai.
Còn chị đã kiệt sức với công việc quá nặng nhọc ấy, nhất là những đêm khuya không giấc ngủ đã làm hao tổn biết bao sinh lực, nên nay chị Tư phải đổi nghề. Chị Tư bán hàng rong này, chọn nơi đặt gánh ở Công viên 23-9 khá đông người ra vào thư giãn. Chị Tư chỉ “ông xã” đang ngồi nghỉ trên xe xích-lô, nói: “Bữa nay Chúa Nhựt, ổng chở thằng nhỏ ra công viên chơi chút xíu, rồi mới dìa chạy xe chở khách...”
Tôi nhìn đứa bé đen đủi gầy guộc, chân đất, tay cầm bịch bắp rang, thầm hỏi không biết bây giờ đứa bé còn ghiền ăn xôi bắp mỗi sáng nữa không. Nhưng chúng tôi hỏi chị Tư về mấy người con lớn của chị.
Chị nói: “Xấp nhỏ còn đi học, thằng nhỏ này mới học lớp 1... Tội nghiệp chị hai nó, vừa đi học vừa đi bán vé số, nên học hổng khá bằng trước được. Nó đòi nghỉ để đi bán vé số được nhiều hơn mà tụi tui hổng chịu...” Chúng tôi lẳng lặng ghi hình ảnh chị Tư, người chồng và đứa con ở phía sau lưng, sợ chị Tư biết mà chạnh lòng buồn tủi."
( Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=114741&z=1 )
"Nguyễn Ðạt/Người Việt
Nhà chúng tôi ở một ngõ hẻm của đường Bình Thới, quận 11. Ði sâu vào trong, lối ngõ nhỏ hẹp dần và ngoằn ngoèo, cuối cùng gặp một khu vực gọi là Xóm Miễu. Chúng tôi nghĩ, nếu khu vực này không có một ngôi miếu, có lẽ người ta sẽ gọi là khu nhà ổ chuột. Hàng chục căn nhà ở đây chỉ khá hơn đôi chút những cái chòi ngoài đồng ruộng.
Chúng tôi đã vào Xóm Miễu một lần, cách đây hai năm. Lần đó Xóm Miễu có buổi cúng giỗ, mời khắp bà con lối ngõ tới dự. Trong bữa tiệc cúng của Xóm Miễu, chúng tôi gặp chị Tư Bốc Xếp, nhân vật của bài ghi nhận này. Khoảng thời gian vài năm ấy, chị Tư Bốc Xếp trong trí nhớ chúng tôi là một phụ nữ trẻ linh lợi, tươi vui khỏe mạnh.
Ngay từ lúc tới dự buổi cúng giỗ của Xóm Miễu, chúng tôi đã chú ý tới chị Tư Bốc Xếp. Chị xăng xái bày biện cỗ bàn, rất chu đáo, nhanh nhẹn và khéo léo, tiếp đãi chuyện trò vui vẻ với bà con. Chúng tôi ngạc nhiên khi chị Tư có tên là chị Tư Bốc Xếp, và sau đó càng ngạc nhiên được biết chị làm nghề bốc xếp thật sự. Chúng tôi nghĩ, nghề bốc xếp là nghề lao động cực nhọc, có lẽ chỉ dành cho nam giới, vậy mà một phụ nữ như chị Tư lại làm nghề bốc xếp!
Người bạn gần nhà chúng tôi, quen biết và hiểu rõ hoàn cảnh gia đình chị Tư Bốc Xếp cho biết, chị Tư vào làm ở đội bốc xếp tại chợ đầu mối nông sản Thủ Ðức, thay chồng bị tai nạn, trật dây chằng bả vai. Trước đó, khi chồng chị Tư làm bốc xếp thì chị Tư bán thuốc lá lẻ trong Xóm Miễu, nuôi 4 người con còn nhỏ, trong đó có 2 đứa học cấp 1 - bậc tiểu học - và người con gái lớn nhất học cấp 2 - phổ thông cơ sở.
Dù làm bốc xếp vất vả cực nhọc, đồng lương tối đa một tháng không tới 2 triệu đồng, nhưng vẫn hơn bán thuốc lá lẻ, với thu nhập chỉ bằng non nửa đồng lương bốc xếp. Vốn là người lanh lẹ xốc vác, chị Tư làm chân bốc xếp được các chủ vựa trái cây đánh giá cao hơn cả nam giới. Họ nói rằng, sức khỏe và năng suất làm việc tuy không thể bằng nam giới, nhưng chị Tư Bốc Xếp linh lợi thông minh, có tinh thần trách nhiệm, nên việc giao hàng tại các sạp trái cây rất chính xác, không hề lầm lẫn, giao lộn giao thiếu bao giờ.
Nhiều chủ vựa trái cây thấy chị Tư Bốc Xếp làm việc chu tất tốt đẹp mà đồng lương bốc xếp quá khiêm nhượng, giới thiệu chị làm thêm việc này việc khác để có thêm thu nhập, như phụ bán bánh mì, bán cơm, nước giải khát...
Người bạn nói: “Phải nói chị Tư Bốc Xếp là một phụ nữ ngoại hạng, hết mình vì chồng vì con tới quên cả bản thân. Thử tưởng tượng, bắt đầu từ 6 giờ chiều, chị cùng đội ngũ bốc xếp làm việc tới 3-4 giờ sáng hôm sau. Công việc thì nặng nhọc: bốc xếp, vận chuyển từ xe chở hàng nông sản các tỉnh vào các sạp trong chợ.
Chị Tư Bốc Xếp tâm sự với bà xã tôi, rằng rất nhiều lúc bốc xếp vận chuyển hàng, tay chân bắt mỏi rã, mí mắt sụp xuống vì buồn ngủ, nhưng cứ nghĩ tới mấy đứa con đang đi học, phải ráng hết sức mình để chăm lo cho chúng còn được tới trường lớp. Nên chị Tư Bốc Xếp lại cố làm thêm để được chấm công nhiều hơn, như thế sẽ có đồng lương cao hơn. Và ban ngày, chị Tư Bốc Xếp còn phụ bán nước sinh tố ở chợ, theo sự giới thiệu của một chủ vựa trái cây...
Có lần bà xã tôi hỏi: “Mỗi khi buồn ngủ, chị uống một ly cà phê cho tỉnh táo chứ, không thì sao chịu nổi?” Chị Tư Bốc Xếp nói buồn ngủ cũng ráng nhướng mí mắt lên mà thức, kêu uống cà phê là ít nhất cũng tốn 5-6 ngàn đồng, bằng tiền mua gói xôi cho thằng bé nhỏ nhứt, nó rất ghiền ăn xôi bắp mỗi sáng...” Chúng tôi cũng được biết, chị Tư Bốc Xếp từng có đi học, ít nhất ở bậc phổ thông cơ sở, lại khéo tay, biết nghề thêu thùa, nếu có điều kiện, chị Tư không đến nỗi phải mang số phận là chị Tư Bốc Xếp.
Nhưng một buổi sáng Chủ Nhật gần đây, khi ngồi đợi bạn ở Công viên 23 tháng 9 - khu vực Nhà ga Sài Gòn cũ - chúng tôi thật đau lòng khi gặp lại chị Tư Bốc Xếp. Nếu chị Tư không gật đầu chào hỏi, chúng tôi không thể biết người phụ nữ này là chị Tư Bốc Xếp.
Người phụ nữ gầy ốm với gánh hàng rong: những bịch bắp rang, những bịch bánh ngọt loại rẻ tiền, những trái cóc ổi... máng móc đầy hai bên quang gánh đặt trên lề đường của Công viên 23-9. Chị Tư trước mắt chúng tôi không còn là chị Tư Bốc Xếp, hay chính vì thời gian làm việc quá nặng nhọc trong đội bốc xếp ở chợ đầu mối nông sản Thủ Ðức, đã rút hết sức lực của người phụ nữ linh lợi và khỏe mạnh độ nào.
Chị Tư cho biết, nhờ hơn hai năm chị làm bốc xếp, gia đình đã mua được chiếc xe xích-lô cũ cho “ông xã,” hiện tại hành nghề đạp xích-lô cũng giúp thu nhập cao gấp rưỡi đồng lương bốc xếp. Vả lại, đạp xe cần đôi chân khỏe nhiều hơn là phải vận dụng đôi tay từng bị trật dây chằng bả vai.
Còn chị đã kiệt sức với công việc quá nặng nhọc ấy, nhất là những đêm khuya không giấc ngủ đã làm hao tổn biết bao sinh lực, nên nay chị Tư phải đổi nghề. Chị Tư bán hàng rong này, chọn nơi đặt gánh ở Công viên 23-9 khá đông người ra vào thư giãn. Chị Tư chỉ “ông xã” đang ngồi nghỉ trên xe xích-lô, nói: “Bữa nay Chúa Nhựt, ổng chở thằng nhỏ ra công viên chơi chút xíu, rồi mới dìa chạy xe chở khách...”
Tôi nhìn đứa bé đen đủi gầy guộc, chân đất, tay cầm bịch bắp rang, thầm hỏi không biết bây giờ đứa bé còn ghiền ăn xôi bắp mỗi sáng nữa không. Nhưng chúng tôi hỏi chị Tư về mấy người con lớn của chị.
Chị nói: “Xấp nhỏ còn đi học, thằng nhỏ này mới học lớp 1... Tội nghiệp chị hai nó, vừa đi học vừa đi bán vé số, nên học hổng khá bằng trước được. Nó đòi nghỉ để đi bán vé số được nhiều hơn mà tụi tui hổng chịu...” Chúng tôi lẳng lặng ghi hình ảnh chị Tư, người chồng và đứa con ở phía sau lưng, sợ chị Tư biết mà chạnh lòng buồn tủi."
( Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=114741&z=1 )
Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12929312
Comments
Post a Comment