Giá thuốc ở Việt Nam đắt gấp 40 lần thế giới
Đọc báo thấy bài này đáng chú ý, xin chép lại để mai mốt đọc lại kỹ hơn.
"HÀ NỘI (TH) - Một số người ở nước ngoài chạy về Việt Nam chữa bệnh, sửa sắc đẹp vì thấy y phí rẻ hơn rất nhiều. Nhưng một bản tin của báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Sáu dựa vào một cuộc khảo cứu của Liên Hiệp Quốc nói rằng giá thuốc ở Việt Nam đắt từ 5 lần đến 40 lần so với giá thuốc trung bình trên thế giới.
Ðó là chưa kể tới nạn thuốc giả tràn lan mà nếu không thận trọng, tiền mất không những tật mang lại còn có thể dẫn đến toi mạng.
“Khảo sát giá bảy nhóm thuốc tại VN cho thấy giá cao hơn bình diện chung của thế giới 5-40 lần. Ðây là so sánh có ý nghĩa thống kê, do khảo sát thuốc cùng tên, cùng nhóm, cùng nhà sản xuất và cung cấp.” Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Phạm Lương Sơn, trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (Bảo Hiểm Xã Hội VN) nói như vậy bên lề cuộc họp báo do Bảo Hiểm Xã Hội VN tổ chức ngày 24 tháng 6, 2010.
Ông Sơn đã lấy những con số kể trên từ một luận án tiến sĩ, có sự tham gia của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), được WHO chấp nhận công bố rộng rãi. Tài liệu này được dùng để trình bày và thảo luận tại cuộc hội thảo về quản lý giá thuốc do bảo hiểm y tế chi trả, dự trù tổ chức vào ngày Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010.
Nhà cầm quyền Hà Nội từng đưa ra một số biện pháp nhằm kiểm soát sự tăng giá của giá thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, giữa chính sách và sự thi hành chính sách lại đụng vào các nhóm lợi ích nên giá thuốc vẫn cứ tăng vùn vụt.
Theo báo cáo của Hiệp Hội Kinh Doanh Dược Việt Nam được tường thuật trên tờ Tuổi Trẻ ngày 30 tháng 5, 2010, từ ngày 20 tháng 4 đến 20 tháng 5 năm nay, giá thuốc chỉ riêng ở khu vực Hà Nội “có 42 lượt mặt hàng tăng giá (chiếm gần 0,64% so với tổng số các mặt hàng khảo sát). Mức tăng trung bình là 6,1%. Miền Trung và Sài Gòn giá ổn định, một số mặt hàng tăng giảm khoảng 5%. Với thuốc ngoại, có 25 lượt mặt hàng được khảo sát tăng giá, tỉ lệ tăng trung bình 6,5%.”
Theo bản tin này: “Trong báo cáo gửi ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội mới đây, Cục Quản Lý Dược (Bộ Y Tế) cam kết sẽ kiến nghị xem xét lại quy định giá thuốc tối đa, quy định tỉ lệ phần trăm được khuyến mãi theo hướng giảm hoặc cấm để giảm giá thuốc. Tuy nhiên, theo cục này, vẫn đang tồn tại vô vàn khó khăn trong việc quản lý giá thuốc.” Bởi vậy bản báo cáo gián tiếp xác nhận “chẳng quản được gì” để “quản” giá thuốc.
Ngày 18 tháng 5, 2010, báo Tuổi Trẻ nêu ra một số “kẽ hở chết người” trong vấn đề quản lý giá thuốc mà nó nằm ngay ở trong các văn bản pháp luật của nhà nước.
Tuy coi thuốc là loại hàng hóa đặc biệt nên cần các biện pháp đặc biệt vì nó liên quan đến khả năng chi trả của đa số người dân nghèo khó và nhất là sinh mạng của người ta, nhưng các qui định cũng như sự kiểm soát lại vừa tròng tréo, lại vừa áp dụng tùy tiện.
Theo tờ báo, thứ nhất, Luật Quản Lý Dược qui định 13 hành vi bị cấm. Trong đó, cấm “khuyến mãi thuốc trái qui định của pháp luật.”
Nhưng các bản thông tư, nghị định hướng dẫn luật này lại không có “qui định cụ thể” nào nói thế nào là “khuyến mãi trái qui định của pháp luật.” Bởi vậy “Luật Thương Mại cho phép thuốc chữa bệnh được khuyến mãi tới 50% trị giá hàng hóa,” tờ Tuổi Trẻ nói.
Kế đến, quảng cáo khuyến mãi vô tội vạ là một chuyện, các nhà nhập cảng hay hãng sản xuất thuốc “chiết khấu” (cho đại lý, tiệm thuốc hưởng phần lãi) rất bạo để cạnh tranh nhau. Hệ quả, giá thuốc tăng vọt.
Thứ ba, kinh doanh lớn, lời lớn nhưng cơ sở kinh doanh thuốc lại được hưởng “thuế khoán.” Vụ tăng giá vô tội vạ với loại thuốc trị bệnh viêm gan C gây ồn ào nhiều tháng gần đây.
Trước sự tăng giá quá đáng và lời kêu than của người dân, báo Tuổi Trẻ nói “Bộ Y Tế, Sở Y Tế đi thanh tra hết đoàn này sang đoàn khác cũng chưa phát hiện được gì.”
Không phải nhà nhập cảng phân phối, tiệm thuốc hưởng lợi, các bác sĩ cũng được hưởng “huê hồng” khi kê toa theo những loại thuốc được các cơ sở kinh doanh thuốc mời chào.
Rồi “khi báo chí lên tiếng về việc chiết khấu thuốc mạnh tay của các hãng dược, ngay lập tức người bệnh tìm đỏ mắt không ra thuốc. Khi tìm được thuốc thì giá đã tăng chóng mặt. Người bệnh ngửa mặt kêu trời vẫn không thấu vì lãnh đủ ‘đòn phản’ của kiểu kinh doanh độc quyền. Không ai có thể bảo vệ được họ trong trường hợp này.” Tờ Tuổi Trẻ viết.
Ngày 16 tháng 5, 2010, nhân loạt bài viết điều tra về “Mua bán thuốc đặc trị siêu viêm gan C”, báo Tuổi Trẻ nói rằng độc giả gọi tới “không ít bệnh nhân đã kêu trời vì phải bán đất, bán nhà để có tiền mua thuốc.”
Cách đây ít tháng, một bản tin ở trong nước nói một người cha bị bệnh hiểm nghèo, nếu muốn chữa bệnh thì phải bán nhà. Bán nhà thì vợ con ông phải ngủ đường vì đó là tài sản có giá trị duy nhất của gia đình. Ông đã chọn cái chết để con cái ông có mái nhà che đầu."
( Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=115091&z=1 )
"HÀ NỘI (TH) - Một số người ở nước ngoài chạy về Việt Nam chữa bệnh, sửa sắc đẹp vì thấy y phí rẻ hơn rất nhiều. Nhưng một bản tin của báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Sáu dựa vào một cuộc khảo cứu của Liên Hiệp Quốc nói rằng giá thuốc ở Việt Nam đắt từ 5 lần đến 40 lần so với giá thuốc trung bình trên thế giới.
Ðó là chưa kể tới nạn thuốc giả tràn lan mà nếu không thận trọng, tiền mất không những tật mang lại còn có thể dẫn đến toi mạng.
“Khảo sát giá bảy nhóm thuốc tại VN cho thấy giá cao hơn bình diện chung của thế giới 5-40 lần. Ðây là so sánh có ý nghĩa thống kê, do khảo sát thuốc cùng tên, cùng nhóm, cùng nhà sản xuất và cung cấp.” Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Phạm Lương Sơn, trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (Bảo Hiểm Xã Hội VN) nói như vậy bên lề cuộc họp báo do Bảo Hiểm Xã Hội VN tổ chức ngày 24 tháng 6, 2010.
Ông Sơn đã lấy những con số kể trên từ một luận án tiến sĩ, có sự tham gia của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), được WHO chấp nhận công bố rộng rãi. Tài liệu này được dùng để trình bày và thảo luận tại cuộc hội thảo về quản lý giá thuốc do bảo hiểm y tế chi trả, dự trù tổ chức vào ngày Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010.
Nhà cầm quyền Hà Nội từng đưa ra một số biện pháp nhằm kiểm soát sự tăng giá của giá thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, giữa chính sách và sự thi hành chính sách lại đụng vào các nhóm lợi ích nên giá thuốc vẫn cứ tăng vùn vụt.
Theo báo cáo của Hiệp Hội Kinh Doanh Dược Việt Nam được tường thuật trên tờ Tuổi Trẻ ngày 30 tháng 5, 2010, từ ngày 20 tháng 4 đến 20 tháng 5 năm nay, giá thuốc chỉ riêng ở khu vực Hà Nội “có 42 lượt mặt hàng tăng giá (chiếm gần 0,64% so với tổng số các mặt hàng khảo sát). Mức tăng trung bình là 6,1%. Miền Trung và Sài Gòn giá ổn định, một số mặt hàng tăng giảm khoảng 5%. Với thuốc ngoại, có 25 lượt mặt hàng được khảo sát tăng giá, tỉ lệ tăng trung bình 6,5%.”
Theo bản tin này: “Trong báo cáo gửi ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội mới đây, Cục Quản Lý Dược (Bộ Y Tế) cam kết sẽ kiến nghị xem xét lại quy định giá thuốc tối đa, quy định tỉ lệ phần trăm được khuyến mãi theo hướng giảm hoặc cấm để giảm giá thuốc. Tuy nhiên, theo cục này, vẫn đang tồn tại vô vàn khó khăn trong việc quản lý giá thuốc.” Bởi vậy bản báo cáo gián tiếp xác nhận “chẳng quản được gì” để “quản” giá thuốc.
Ngày 18 tháng 5, 2010, báo Tuổi Trẻ nêu ra một số “kẽ hở chết người” trong vấn đề quản lý giá thuốc mà nó nằm ngay ở trong các văn bản pháp luật của nhà nước.
Tuy coi thuốc là loại hàng hóa đặc biệt nên cần các biện pháp đặc biệt vì nó liên quan đến khả năng chi trả của đa số người dân nghèo khó và nhất là sinh mạng của người ta, nhưng các qui định cũng như sự kiểm soát lại vừa tròng tréo, lại vừa áp dụng tùy tiện.
Theo tờ báo, thứ nhất, Luật Quản Lý Dược qui định 13 hành vi bị cấm. Trong đó, cấm “khuyến mãi thuốc trái qui định của pháp luật.”
Nhưng các bản thông tư, nghị định hướng dẫn luật này lại không có “qui định cụ thể” nào nói thế nào là “khuyến mãi trái qui định của pháp luật.” Bởi vậy “Luật Thương Mại cho phép thuốc chữa bệnh được khuyến mãi tới 50% trị giá hàng hóa,” tờ Tuổi Trẻ nói.
Kế đến, quảng cáo khuyến mãi vô tội vạ là một chuyện, các nhà nhập cảng hay hãng sản xuất thuốc “chiết khấu” (cho đại lý, tiệm thuốc hưởng phần lãi) rất bạo để cạnh tranh nhau. Hệ quả, giá thuốc tăng vọt.
Thứ ba, kinh doanh lớn, lời lớn nhưng cơ sở kinh doanh thuốc lại được hưởng “thuế khoán.” Vụ tăng giá vô tội vạ với loại thuốc trị bệnh viêm gan C gây ồn ào nhiều tháng gần đây.
Trước sự tăng giá quá đáng và lời kêu than của người dân, báo Tuổi Trẻ nói “Bộ Y Tế, Sở Y Tế đi thanh tra hết đoàn này sang đoàn khác cũng chưa phát hiện được gì.”
Không phải nhà nhập cảng phân phối, tiệm thuốc hưởng lợi, các bác sĩ cũng được hưởng “huê hồng” khi kê toa theo những loại thuốc được các cơ sở kinh doanh thuốc mời chào.
Rồi “khi báo chí lên tiếng về việc chiết khấu thuốc mạnh tay của các hãng dược, ngay lập tức người bệnh tìm đỏ mắt không ra thuốc. Khi tìm được thuốc thì giá đã tăng chóng mặt. Người bệnh ngửa mặt kêu trời vẫn không thấu vì lãnh đủ ‘đòn phản’ của kiểu kinh doanh độc quyền. Không ai có thể bảo vệ được họ trong trường hợp này.” Tờ Tuổi Trẻ viết.
Ngày 16 tháng 5, 2010, nhân loạt bài viết điều tra về “Mua bán thuốc đặc trị siêu viêm gan C”, báo Tuổi Trẻ nói rằng độc giả gọi tới “không ít bệnh nhân đã kêu trời vì phải bán đất, bán nhà để có tiền mua thuốc.”
Cách đây ít tháng, một bản tin ở trong nước nói một người cha bị bệnh hiểm nghèo, nếu muốn chữa bệnh thì phải bán nhà. Bán nhà thì vợ con ông phải ngủ đường vì đó là tài sản có giá trị duy nhất của gia đình. Ông đã chọn cái chết để con cái ông có mái nhà che đầu."
( Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=115091&z=1 )
Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13210762
Comments
Post a Comment