Một thử nghiệm nhỏ, chặn được hậu quả khôn lường
Đọc báo thấy bài này đáng chú ý, xin chép lại để mai mốt đọc lại kỹ hơn.
"Phụ nữ Việt ít quan tâm chẩn đoán ung thư cổ tử cung
Hà Giang/Người Việt
WESTMINSTER - Ðối với mọi người, mùng 1 Tháng Bảy là ngày rộn ràng hơn bình thường, với những đứa con, cháu bắt đầu nghỉ Hè, và các anh em trong đại gia đình tíu tít chuẩn bị cho những chuyến cùng đi chơi xa.
Nhưng với ông Bình, 46 tuổi, dân cư Duarte, thì đó là ngày mà ông luôn ước ao có thể xóa nhòa trong ký ức.
Vào cuối Tháng Sáu, cách đây hơn 5 năm, ông đưa thân mẫu, là cụ Gấm, đến bệnh viện gấp vì bà bị xuất huyết nhiều ở âm đạo. Tại đây, ông được bác sĩ cho biết họ nghi bà bị ung thư cổ tử cung, và sẽ phải trải qua nhiều cuộc thử nghiệm để xác định.
Ngày 1 Tháng Bảy, khi bác sĩ gọi điện thoại mời ông đến văn phòng nói chuyện, thì ông Bình biết là điều mà ông lo sợ nhất đã xảy ra.
“Bác sĩ bảo tôi: Bà cụ anh bị ung thư cổ tử cung, giai đoạn bốn, nặng lắm.”
“Và dù đã chuẩn bị tâm lý, tin này, với tôi, vẫn như một bản án tử hình.” Ông Bình tâm sự.
Ông Bình kể lại là lúc đó, nghe giọng nói của bác sĩ, ông biết ngay rằng “tình thế hết sức tuyệt vọng,” nhưng vẫn cố hỏi: “Liệu mẹ tôi có bình phục nhanh không?”
Bác sĩ cho tôi biết là họ sẽ cố hết sức, nhưng vì khám phá quá trễ, “bệnh đã lan tới gan rồi, cụ chỉ còn sống được khoảng sáu tháng nữa.”
Bằng một giọng trầm trầm, ông Bình tâm sự là từ đó đến nay, đã năm năm rồi, ngày 1 Tháng Bảy, với ông, vẫn là một gợi nhớ của cảm giác “cực cùng tuyệt vọng,” và hoàn toàn bất lực trước cái chết cứ từ từ bước đến, cướp đi mạng sống của người mẹ thân yêu.
“Cụ có đi khám bệnh thường xuyên không?”
Tôi hỏi.
“Chị còn lạ gì những bà cụ Việt Nam nữa? Nếu không đau ốm thì đâu chịu đi bác sĩ!”
“Vậy trước khi bị phát bệnh, cụ có dấu hiệu gì?”
“Sau này chúng tôi hỏi mẹ, thì bà nói có lúc thấy ‘thốn thốn’, sau đó thỉnh thoảng lại âm ỉ đau bụng, nhưng sau khi uống thuốc vớ vẩn lại hết, nên lại thôi.”
“Sau khi bác sĩ định bệnh, gia đình chúng tôi như bị xoáy vào một cơn lốc.” Ông Bình tâm sự.
“Trong hơn một tháng trời, anh chị em chúng tôi vừa phải tìm cách nói dối mẹ, vừa phải thay phiên nhau đưa bà đi chữa bệnh.”
“Nhưng sau khi chúng tôi xin cho bà được vào điều trị ở City of Hope, một trong 40 trung tâm chữa trị ung thư lớn nhất nước Mỹ, thì không giấu cụ được nữa rồi.”
Ông nói.
“Buồn cười nhất là khi biết mình sắp chết, chính cụ mới là người an ủi chúng tôi.”
“Cụ bảo cụ rất yên lòng để ra đi, vì đã nuôi được một đàn con khôn lớn, nên người, và cũng đã có vài đứa cháu nội kháu khỉnh...”
“Chúng tôi nghe mẹ an ủi mình mà chỉ biết chảy nước mắt!”
Tám tháng sau, ở tuổi 63, cụ Gấm qua đời, sau một thời gian xạ trị, hóa trị, nội soi, và cả thời gian nghỉ ngơi cho lại sức giữa những đợt chữa trị.
Nhưng, ngoài cái tang của mẹ, điều làm ông Bình đau đớn nhất, là điều mà ông khám phá ra sau này: ung thư tử cung là loại ung thư dễ có thể tìm ra trước khi phát bệnh!
“Nếu tôi chịu khó ép cụ đi khám bệnh đều đặn, thì mẹ đã không chết.” Ông chia sẻ.
“Tôi rất ân hận, là dù có mẹ ở ngay bên cạnh, nhưng đã không quan tâm đến bà cho đến khi không thể làm gì cho mẹ được nữa.”
Cũng chính vì nỗi dằn vặt này mà ông Bình bằng lòng chuyện trò với chúng tôi về cái chết của mẹ, mặc dù, ông cho biết gia đình ông không ai muốn bàn luận nhiều về việc này.
“Tôi cứ nghĩ và hy vọng là nếu chia sẻ kinh nghiệm của mình, để nhờ đó dù chỉ một người thoát khỏi cái chết như của mẹ, thì cũng là điều rất tốt.”
“Tôi tin rằng ở bên kia thế giới, mẹ tôi cũng muốn như thế!” Ông nói.
Theo tài liệu của Hội Ung Thư Hoa Kỳ thì hàng năm trên thế giới có gần 600 ngàn phụ nữ chết về bệnh ung thư, trong đó số người chết vì ung thư tử cung cao thứ nhì, sau ung thư vú.
Ðiều đáng nói là ung thư tử cung hoàn toàn có thể được chẩn đoán sớm, và điều trị tốt, nếu phụ nữ chịu khó đi khám bệnh định kỳ đều đặn.
“Ung thư cổ tử cung gây tử vong rất cao cho phụ nữ Á Ðông, phần lớn lý do là vì họ không chịu đi làm Pap Smears (phết tế bào cổ tử cung).” Bác Sĩ Lucille Leong, chuyên trị ung thư tại City of Hope, người đã chữa trị cho cụ Gấm, nói với phóng viên Người Việt.
“Làm Pap Smears đều đặn mỗi ba năm một lần có thể giúp quý bà khám phá nguy cơ ung thư cổ tử cung trước khi phát bệnh, và nhờ thế có thể chữa trị dứt.”
Bác Sĩ Leong quả quyết.
Trường hợp cụ Gấm là một thí dụ tiêu biểu cho lối sinh hoạt của phụ nữ Mỹ gốc Việt nói riêng, và phụ nữ Á Ðông nói chung.
Trong một hội thảo được tổ chức tại Talbert Medical Center tại Long Beach vào đầu Tháng Năm vừa qua, Bác Sĩ Christina Lee, chuyên chữa bệnh phụ nữ, khẳng định: “Ung thư cổ tử cung, nguyên nhân gây tử vong rất cao cho phụ nữ người Á Ðông, hoàn toàn có thể phòng ngừa được, với điều kiện quý vị phải chịu khó đi làm Pap Smears đều đặn.”
Theo tài liệu “Ung Thư và Người Mỹ gốc Á” do Intercultural Cancer Council phổ biến, thì “phụ nữ gốc Ðông Nam Châu Á là tập thể mắc bệnh ung thư tử cung cao nhất và đi khám Pap Smears thấp nhất so với các sắc dân khác tại Hoa Kỳ.”
Bác Sĩ Hưng Phạm tại Long Beach cho biết mặc dù ngày nay nền y khoa đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc khám phá sớm và điều trị, ung thư cổ tử cung vẫn còn là một căn bệnh gây tử vong rất cao cho nữ giới.
“Ðây là căn bệnh phát triển âm thầm, và bệnh nhân ít khi nhận biết được triệu chứng cho đến khi quá trễ.”
Ông nói.
“Nhưng rất may, biện pháp hữu hiệu nhất để khám phá ra nguy cơ của bệnh vẫn là thử nghiệm ‘Pap’ thường xuyên.”
Thế nhưng biện pháp đơn giản này, tiếc thay, lại không được nhiều phụ nữ Á Ðông, nhất là phụ nữ Việt Nam, áp dụng.
Tài liệu “Ung Thư và Người Mỹ gốc Á” do Intercultural Cancer Council còn cho biết “ung thư cổ tử cung là căn bệnh thông thường nhất trong giới nữ người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ.”
Trong khi đó, một số nghiên cứu khác do Louisiana State University Medical Center tại New Orleans, USA thực hiện, đưa ra nhận định: “Rất nhiều phụ nữ Việt Nam không thể giải thích một cách rành mạch là Pap (Smears) test dùng để làm gì!”
“Ðây là điều rất đáng để tất cả chúng ta quan tâm!”
Tài liệu kết luận.
(Kỳ tới: Nguyên nhân gây ra ung thư tử cung, triệu chứng và những biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu.)
(Loạt bài viết này là một phần trong chương trình học bổng California Endowment Health Journalism Fellowships, thuộc trường Báo Chí Annenberg School, đại học University of Southern California.)"
( Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=114125&z=1 )
"Phụ nữ Việt ít quan tâm chẩn đoán ung thư cổ tử cung
Hà Giang/Người Việt
WESTMINSTER - Ðối với mọi người, mùng 1 Tháng Bảy là ngày rộn ràng hơn bình thường, với những đứa con, cháu bắt đầu nghỉ Hè, và các anh em trong đại gia đình tíu tít chuẩn bị cho những chuyến cùng đi chơi xa.
Nhưng với ông Bình, 46 tuổi, dân cư Duarte, thì đó là ngày mà ông luôn ước ao có thể xóa nhòa trong ký ức.
Vào cuối Tháng Sáu, cách đây hơn 5 năm, ông đưa thân mẫu, là cụ Gấm, đến bệnh viện gấp vì bà bị xuất huyết nhiều ở âm đạo. Tại đây, ông được bác sĩ cho biết họ nghi bà bị ung thư cổ tử cung, và sẽ phải trải qua nhiều cuộc thử nghiệm để xác định.
Ngày 1 Tháng Bảy, khi bác sĩ gọi điện thoại mời ông đến văn phòng nói chuyện, thì ông Bình biết là điều mà ông lo sợ nhất đã xảy ra.
“Bác sĩ bảo tôi: Bà cụ anh bị ung thư cổ tử cung, giai đoạn bốn, nặng lắm.”
“Và dù đã chuẩn bị tâm lý, tin này, với tôi, vẫn như một bản án tử hình.” Ông Bình tâm sự.
Ông Bình kể lại là lúc đó, nghe giọng nói của bác sĩ, ông biết ngay rằng “tình thế hết sức tuyệt vọng,” nhưng vẫn cố hỏi: “Liệu mẹ tôi có bình phục nhanh không?”
Bác sĩ cho tôi biết là họ sẽ cố hết sức, nhưng vì khám phá quá trễ, “bệnh đã lan tới gan rồi, cụ chỉ còn sống được khoảng sáu tháng nữa.”
Bằng một giọng trầm trầm, ông Bình tâm sự là từ đó đến nay, đã năm năm rồi, ngày 1 Tháng Bảy, với ông, vẫn là một gợi nhớ của cảm giác “cực cùng tuyệt vọng,” và hoàn toàn bất lực trước cái chết cứ từ từ bước đến, cướp đi mạng sống của người mẹ thân yêu.
“Cụ có đi khám bệnh thường xuyên không?”
Tôi hỏi.
“Chị còn lạ gì những bà cụ Việt Nam nữa? Nếu không đau ốm thì đâu chịu đi bác sĩ!”
“Vậy trước khi bị phát bệnh, cụ có dấu hiệu gì?”
“Sau này chúng tôi hỏi mẹ, thì bà nói có lúc thấy ‘thốn thốn’, sau đó thỉnh thoảng lại âm ỉ đau bụng, nhưng sau khi uống thuốc vớ vẩn lại hết, nên lại thôi.”
“Sau khi bác sĩ định bệnh, gia đình chúng tôi như bị xoáy vào một cơn lốc.” Ông Bình tâm sự.
“Trong hơn một tháng trời, anh chị em chúng tôi vừa phải tìm cách nói dối mẹ, vừa phải thay phiên nhau đưa bà đi chữa bệnh.”
“Nhưng sau khi chúng tôi xin cho bà được vào điều trị ở City of Hope, một trong 40 trung tâm chữa trị ung thư lớn nhất nước Mỹ, thì không giấu cụ được nữa rồi.”
Ông nói.
“Buồn cười nhất là khi biết mình sắp chết, chính cụ mới là người an ủi chúng tôi.”
“Cụ bảo cụ rất yên lòng để ra đi, vì đã nuôi được một đàn con khôn lớn, nên người, và cũng đã có vài đứa cháu nội kháu khỉnh...”
“Chúng tôi nghe mẹ an ủi mình mà chỉ biết chảy nước mắt!”
Tám tháng sau, ở tuổi 63, cụ Gấm qua đời, sau một thời gian xạ trị, hóa trị, nội soi, và cả thời gian nghỉ ngơi cho lại sức giữa những đợt chữa trị.
Nhưng, ngoài cái tang của mẹ, điều làm ông Bình đau đớn nhất, là điều mà ông khám phá ra sau này: ung thư tử cung là loại ung thư dễ có thể tìm ra trước khi phát bệnh!
“Nếu tôi chịu khó ép cụ đi khám bệnh đều đặn, thì mẹ đã không chết.” Ông chia sẻ.
“Tôi rất ân hận, là dù có mẹ ở ngay bên cạnh, nhưng đã không quan tâm đến bà cho đến khi không thể làm gì cho mẹ được nữa.”
Cũng chính vì nỗi dằn vặt này mà ông Bình bằng lòng chuyện trò với chúng tôi về cái chết của mẹ, mặc dù, ông cho biết gia đình ông không ai muốn bàn luận nhiều về việc này.
“Tôi cứ nghĩ và hy vọng là nếu chia sẻ kinh nghiệm của mình, để nhờ đó dù chỉ một người thoát khỏi cái chết như của mẹ, thì cũng là điều rất tốt.”
“Tôi tin rằng ở bên kia thế giới, mẹ tôi cũng muốn như thế!” Ông nói.
Theo tài liệu của Hội Ung Thư Hoa Kỳ thì hàng năm trên thế giới có gần 600 ngàn phụ nữ chết về bệnh ung thư, trong đó số người chết vì ung thư tử cung cao thứ nhì, sau ung thư vú.
Ðiều đáng nói là ung thư tử cung hoàn toàn có thể được chẩn đoán sớm, và điều trị tốt, nếu phụ nữ chịu khó đi khám bệnh định kỳ đều đặn.
“Ung thư cổ tử cung gây tử vong rất cao cho phụ nữ Á Ðông, phần lớn lý do là vì họ không chịu đi làm Pap Smears (phết tế bào cổ tử cung).” Bác Sĩ Lucille Leong, chuyên trị ung thư tại City of Hope, người đã chữa trị cho cụ Gấm, nói với phóng viên Người Việt.
“Làm Pap Smears đều đặn mỗi ba năm một lần có thể giúp quý bà khám phá nguy cơ ung thư cổ tử cung trước khi phát bệnh, và nhờ thế có thể chữa trị dứt.”
Bác Sĩ Leong quả quyết.
Trường hợp cụ Gấm là một thí dụ tiêu biểu cho lối sinh hoạt của phụ nữ Mỹ gốc Việt nói riêng, và phụ nữ Á Ðông nói chung.
Trong một hội thảo được tổ chức tại Talbert Medical Center tại Long Beach vào đầu Tháng Năm vừa qua, Bác Sĩ Christina Lee, chuyên chữa bệnh phụ nữ, khẳng định: “Ung thư cổ tử cung, nguyên nhân gây tử vong rất cao cho phụ nữ người Á Ðông, hoàn toàn có thể phòng ngừa được, với điều kiện quý vị phải chịu khó đi làm Pap Smears đều đặn.”
Theo tài liệu “Ung Thư và Người Mỹ gốc Á” do Intercultural Cancer Council phổ biến, thì “phụ nữ gốc Ðông Nam Châu Á là tập thể mắc bệnh ung thư tử cung cao nhất và đi khám Pap Smears thấp nhất so với các sắc dân khác tại Hoa Kỳ.”
Bác Sĩ Hưng Phạm tại Long Beach cho biết mặc dù ngày nay nền y khoa đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc khám phá sớm và điều trị, ung thư cổ tử cung vẫn còn là một căn bệnh gây tử vong rất cao cho nữ giới.
“Ðây là căn bệnh phát triển âm thầm, và bệnh nhân ít khi nhận biết được triệu chứng cho đến khi quá trễ.”
Ông nói.
“Nhưng rất may, biện pháp hữu hiệu nhất để khám phá ra nguy cơ của bệnh vẫn là thử nghiệm ‘Pap’ thường xuyên.”
Thế nhưng biện pháp đơn giản này, tiếc thay, lại không được nhiều phụ nữ Á Ðông, nhất là phụ nữ Việt Nam, áp dụng.
Tài liệu “Ung Thư và Người Mỹ gốc Á” do Intercultural Cancer Council còn cho biết “ung thư cổ tử cung là căn bệnh thông thường nhất trong giới nữ người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ.”
Trong khi đó, một số nghiên cứu khác do Louisiana State University Medical Center tại New Orleans, USA thực hiện, đưa ra nhận định: “Rất nhiều phụ nữ Việt Nam không thể giải thích một cách rành mạch là Pap (Smears) test dùng để làm gì!”
“Ðây là điều rất đáng để tất cả chúng ta quan tâm!”
Tài liệu kết luận.
(Kỳ tới: Nguyên nhân gây ra ung thư tử cung, triệu chứng và những biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu.)
(Loạt bài viết này là một phần trong chương trình học bổng California Endowment Health Journalism Fellowships, thuộc trường Báo Chí Annenberg School, đại học University of Southern California.)"
( Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=114125&z=1 )
Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12481372
Comments
Post a Comment