Cồn Ông Trang (Cà Mau)


Đi về Đất Mũi, cao hứng ghé qua thăm một “Vùng đất chưa có dấu chân người” – theo lời giới thiệu của một người bạn. Du khách sẽ  khám phá được nhiều điều kỳ thú không ngờ.

Khởi hành từ thành phố Cà Mau, đi canô xuống Khu Du Lịch Mũi Cà Mau, chưa quá một giờ đồng hồ rẽ sóng xô bờ để tới huyện Ngọc Hiển, đi đò nhỏ thêm nữa giờ nữa đã đến cửa sông Cái Lớn, và Cồn Ông Trang hiện ra trước mắt, gợi nhiều tò mò thích thú.

Cồn nằm giữa cửa sông Cái Lớn, trong phạm vi vườn quốc gia Mũi Cà Mau, thuộc địa bàn xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng ở vùng Đất Mũi. Cồn Ông Trang có 2 cồn nằm trong và ngoài cửa sông Ông Trang.



Cồn Trong hình thành năm 1960 có diện tích 122 ha, ban đầu chỉ có mắm trắng là cây tiên phong, tạo điều kiện cho các loài khác phát tán trên đảo, có 22 loài cây ngập mặn sinh sống, động vật ở đây cũng phong phú. Cồn Ngoài hình thành muộn hơn (năm 1980), có diện tích 149 ha, đang phát triển với diễn thế nguyên sinh rừng ngập mặn tự nhiên, là nơi có tính đa dạng sinh học điển hình của rừng ngập mặn.

Phủ trên cồn là thảm rừng ngập mặn xanh biết với các loài cây đặc trưng như: mắm trắng, bần trắng,... như một bức tranh nổi lên giữa sóng nước bao la. Nối liền với cồn Ông Trang là bãi bồi phía Tây Mũi Cà Mau, hàng năm đất được bồi lấn ra biển từ 50 – 80 m.



Bãi bồi là nơi hội tụ của nhiều loài sinh vật. Khi mùa đông đến, hàng đàn chim di trú từ phương Bắc lũ lượt kéo về phương Nam. Biển

< Ảnh minh họa.

Đàn chim sẽ dừng chân tại đây tìm thức ăn rồi lại tiếp tục hành trình về châu Úc xa xôi. Với điều kiện tự nhiên có một không hai, bãi bồi không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, nghiên cứu khoa học mà còn là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách khi đặt chân đến Cà Mau.


Chúng tôi may mắn được một người dân chài gần đó vui vẻ dẫn đường đi luồn lách sâu vào giữa Cồn, bơi xuồng xuyên qua vô số kênh rạch. Chiếc xuồng nhỏ uốn lượn để tránh các nhánh đước chìa ra cũng như những rễ đước tinh nghịch trồi hẳn lên mặt nước như khiêu khích. Chúng tôi đi nhiều nơi ở Cà Mau rồi mà chưa thấy nơi đâu còn nguyên sơ như thế, cá tôm nhiều vô kể, tưởng như để sẵn chờ người đến bắt mà thôi. Tiếng nói cười của cả bọn vang vang khắp rừng đôi lúc làm giật mình một đôi chim đang tình tứ, chúng bèn tò mò nhìn xem những người khách ấy là ai, rồi cất tiếng hót như đáp lại tiếng cười của chúng tôi, như chào đón những người bạn mới.



< Ảnh minh họa.

Người “Hướng dẫn viên bất đắc dĩ” của chúng tôi cho biết rằng Cồn Ông Trang là một trong những địa điểm “lành” nhất đối với lũ chim này, chúng đến đây và tự nhiên xem như nhà, đặc biệt mỗi khi mùa đông đến, cái thú lớn nhất là được ngắm nhìn hàng đàn chim đi trú trên đường bay từ phương Bắc lạnh giá về phương Nam ấm áp. Đàn chim đó sẽ dừng chân tại đây tìm thức ăn, sinh sôi nảy nở rồi lại tiếp tục hành trình về châu Úc xa xôi. Bác còn tự hào khoe rằng có mấy lần lãnh đạo tỉnh cũng xuống đây, dắt theo mấy nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nói rằng Cồn Ông Trang có điều kiện tự nhiên đặc biệt cho du lịch sinh thái, rằng tới đây du khách sẽ đổ về đây ngày càng nhiều, Cồn cũng đỡ buồn, đỡ vắng vẻ, dân Cồn lúc bấy giờ không chỉ phải làm bạn với rừng đước, với chim muôn … (Vietbalo)



Hiện nay, cồn Ông Trang là một điểm nhấn không thể thiếu trong các tour du lịch tham quan rừng ngập mặn. Tour chính bao gồm các điểm: khu văn hoá du lịch mũi Cà Mau, khu du lịch Khai Long, cồn Ông Trang và khu du lịch sinh thái Lâm trường 184. Từ thành phố Cà Mau, khách sẽ đi bằng canô xuống vùng đất mũi.

Trên đoạn đường sông chằng chịt dài hơn 100 km đó, khách có thể ghé thăm Đầm Dơi, nghỉ dọc đường tại chợ Năm Căn và sau đó là đi lang thang trong làng rừng. Sau đó, canô sẽ đưa khách sang khu du lịch Khai Long, sang cồn Ông Trang rồi ra đảo Hòn Khoai.

Theo Tri thức Việt, Du lịch Go

Comments

Popular posts from this blog

Tú Làn: hang động đẹp tại Quảng Bình

London – Xứ sở diễm lệ

Cổng làng – Biểu tượng văn hoá của làng quê Bắc bộ