Thăm 3 ngôi chùa nổi tiếng ở Trà Vinh

Không chỉ được biết đến với địa danh biển Ba Động hay ao Om… vùng đất này còn ghi dấu với hơn 140 ngôi chùa theo kiến trúc Khmer cổ, trong đó nổi bật là các chùa Nodol, chùa Hang và chùa Âng.

Chùa Nodol

Chùa Nodol hay còn gọi chùa Cò là một ngôi chùa Khmer cổ và lớn thuộc ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú, cách thị xã Trà Vinh khoảng 40 km về phía nam.

Chùa nằm trên diện tích gần 3 ha với hàng loạt các công trình như chính điện, tháp đựng cốt, nhà tăng, nhà hội…

Khu vực chính điện với những mái uốn cong theo hình đuôi rồng, có những đỉnh tháp nhọn hình ngọn núi Xôme và những hình tượng quen thuộc như Riehu, thần 4 mặt Mohabrom, chim thần Kâyno, Mahaknốt.... Một số tài liệu nhận định không ai biết chính xác năm xây dựng chùa, một số tài liệu khác cho rằng chùa được xây vào năm 1677.

Người dân và du khách quen gọi chùa Nodol là chùa Cò vì hơn 100 năm nay xung quanh chùa, từ chánh điện đến các khu sinh hoạt, ăn uống của các nhà sư là nơi cư ngụ của hàng trăm chủng loại cò như cò trắng, cò quắm, cò mỏ vàng, cò mỏ đen, cò mỏ trắng…

Đến đây, ngoài chiêm bái và thưởng ngoạn cảnh chùa, du khách còn có dịp ngắm bức tranh tuyệt đẹp của những đôi cánh trắng hòa vào bầu trời xanh khi rời tổ đi kiếm ăn mỗi sáng, hay thưởng thức bản hòa tấu lạ của tiếng đọc kinh lẫn tiếng chim trong ánh nắng nhập nhoạng. Và cũng không nơi đâu, bức tranh ký họa theo trường phái “không đụng hàng” giữa khung cảnh nhà chùa và chú cò trắng thơ thẩn kiếm mồi đượcc khắc họa cách tỉ mỉ và chân thật nhất.

Chùa Âng

Chùa Âng hay còn được biết với tên chữ chùa Angkorajaborey là một trong những ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống chùa Khmer thuộc phường 8, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Chùa Âng rộng hơn 4 hecta tọa lạc cạnh Nhà bảo tàng văn hóa dân tộc Khemer và ẩn mình trong rừng cây cổ thụ của ao Bà Om. Theo truyền thuyết, chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 10. Nhưng qua sổ sách lưu lại, kể từ vị trụ trì đầu tiên, ngôi chùa có trước năm 1715 và được trùng tu năm 1842.

Chùa Âng được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, với sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật trang trí hình ảnh cảnh trí sắc xảo của văn hoá Khmer và thiết kế lộng lẫy, đầy màu sắc của văn hóa ĂngKor. Thể hiện tại khu chính điện, các gò mái, bên dưới mái nhà, các cột trụ hàng rào quanh chính điện… với các hoa văn, hoạ tiết Thần Rắn Naga, những tượng người đầu chim, rắn thần và chim thần, đầu thần Bayon bốn mặt, tượng chằn Yeak…

Ngoài kiến trúc, chùa Âng cũng ghi dấu với vài trăm cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp thuần khiết cùng không khí trong lành làm say lòng khách thập phương.

Chùa Hang

Chùa Hang, tên chữ Kompông Chrây là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nằm bên Quốc lộ 54 thuộc huyện Châu Thành, cách thị xã Trà Vinh 4 km. Chùa được xây dựng từ 1637 với tổng diện tích trên 60 hecta.

Gọi là chùa Hang vì cổng chùa được xây giống như một cái hang, chiều ngang 12m, dài và sâu 12m với một lối đi chính và hai lối đi phụ từ cổng hàng dẫn vào chánh điện cách đó 100m.

Chùa Âng mang đậm dấu ấn Khomer với màu sắc lộng lẫy giống như một cung điện vàng son cùng vật tô-tem (vật tổ) là rắn thần Nara 7 đầu, được chạm trổ và điêu khắc tỉ mỉ.

Ngoài việc thu hút du khách đến tham quan chiêm bái, ngôi chùa này cũng đảm nhiệm phần giáo dục đạo đức và bảo tồn truyền thống văn hóa nghệ thuật cho người dân nơi đây. Như việc dạy trẻ em học hay việc đàn ông Miên đến chùa chuyên tâm cầu nguyện làm sạch linh hồn hay việc các thanh niên Miên đến chùa tu vài năm để thành nhân, cũng là một yếu tố quan trọng trong việc cưới vợ.

Theo tài liệu để lại, nếu không có quả bom rơi vào khuôn viên chùa năm 1986 thì hiện nay, chùa Âng vẫn sẽ là nơi cư ngụ của đàn dơi đông vô số kể như chùa Dơi ở Sóc Trăng (khi bom nổ, dơi giật mình bỏ đi). Dù vậy, bức tranh hàng trăm loại chim trú ngụ trên hàng ngàn cây cổ thụ trong khuôn viên chùa ngày nay cũng thoát tục và thanh bình không kém cho chùa.

Du lịch, GO! - Theo Theo Infonet

Link to full article

Comments

Popular posts from this blog

Tú Làn: hang động đẹp tại Quảng Bình

London – Xứ sở diễm lệ

Cổng làng – Biểu tượng văn hoá của làng quê Bắc bộ