Hè về vườn
Về Chợ Lách những ngày này không chỉ được xem bà con tấp nập thu hoạch sầu riêng, măng cụt mà bạn sẽ còn có cơ hội ngồi ghe xem ngư dân Hợp tác xã Thủy sản Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Bình cào ốc tại khu bảo tồn ốc gạo Phú Đa.
< Đi xem cào ốc gạo ở khu bảo tồn ốc gạo Phú Đa.
Xã Hưng Khánh Trung B - cửa ngõ vào Chợ Lách, là điểm đầu tiên chúng tôi dừng chân sau khi vượt chặng đường dài hơn 100km từ TP.HCM. Từ lâu vùng đất này đã nổi tiếng với “đặc sản” kiểng thú, kiểng hình. Đi trên quốc lộ 57, suốt chiều dài 30km hướng tới Chợ Lách, có thể thấy mỗi nơi tập trung sản xuất một loại hình dựa vào địa thế, thổ nhưỡng.
< Nghệ nhân bện lá tạo hình tiểu đình.
Nếu xã Hưng Khánh Trung B tạo nét riêng mới lạ qua kiểng thú hình, xã Vĩnh Thành chuyên trồng hoa kiểng, ươm cây giống, nhân giống các loại mang lại hiệu quả khá cao thì miệt Long Thới, Hòa Nghĩa, Sơn Định nằm giữa hai con sông Hàm Luông và Cổ Chiên người dân làm giàu với vườn sầu riêng, măng cụt, bòn bon, bưởi da xanh, chôm chôm.
Một vùng kênh rạch chằng chịt, quanh năm phù sa bồi đắp, phù hợp để sinh ra những vườn cây ăn trái bạt ngàn.
Rẽ vào con đường nhựa thuộc ấp An Thạch, xã Long Thới, hai bên đường hầu hết là những vườn măng cụt mấy chục năm tuổi. Loài cây “nữ hoàng của cây ăn trái” phát triển tốt, mọc tràn từ trong vườn, bờ rạch ra hàng rào. Những tán cây trĩu nặng quả chín đỏ lấn ra tận đường lộ như báo hiệu một năm trúng mùa.
< Cây sầu riêng Ri 6 tiêu biểu trong vườn ông Chín Niễn.
Ở vườn chú Chín Niễn (xã Hòa Nghĩa) trồng sầu riêng Ri 6 đan xen sầu riêng Chín Hóa, Ngũ Hiệp... sầu riêng đậu chi chít trên cành. Nghỉ chân giữa những vườn cây đầy bóng mát, thưởng thức một trái sầu riêng chín cây hạt lép, cơm dày cộm hoặc những múi măng cụt mọng nước… thật không gì ngon bằng.
Chiều, ghe cào của HTX Thủy sản Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Bình đưa chúng tôi hướng ra dòng sông Cổ Chiên rồi chạy cặp theo cồn Phú Đa, như muốn giới thiệu cho khách hình dung bãi ốc rộng mênh mông mà thiên nhiên ban tặng. Ghe rẽ ra giữa sông rồi thả xuôi dòng.
Anh Ba Ngói, phó chủ nhiệm HTX, chầm chậm thả dây. Bộ cào gồm túi lưới thưa được buộc chặt vào thanh sắt hình răng cưa nặng trịch chìm xuống đáy sông. Chạy được một đoạn, cảm giác ghe bị ghìm lại dưới sức ì của bộ cào càng lúc càng nặng. Chạy thêm 100m, anh Ba Ngói mới bật máy tời, cuộn dây, đưa cào cùng túi lưới lên khỏi mặt nước. Những con ốc gạo từ trong túi lưới đổ ra sàn thuyền nghe lốp cốp vui tai.
< Cào ốc gạo trên sông.
“Một đường cào được khoảng 6kg ốc như vầy thì cầm chắc mùa thu hoạch năm nay sẽ được khoảng 15 tấn”, anh Ba Ngói bảo.
Theo chu kỳ sinh sản, từ tháng 10, 11 âm lịch ốc gạo Phú Đa mang trứng đến tháng giêng, chạp nước rút thì đẻ ốc con nhiều vô kể dưới đáy sông, qua tháng 3, 4 ốc lớn dần.
Tháng 5, 6, 7 mùa hè là thời gian ốc lớn bằng đầu ngón tay và ruột đầy đặn vàng ươm tới mức không thể khép “mài”, luộc lên thịt giòn và béo, song tháng 8, 9 ruột teo tóp chuẩn bị mùa sinh nở. Vì vậy để bảo vệ nguồn giống tránh bị tận diệt như trước đây, hằng năm xã viên chỉ khai thác ba tháng hè.
Bây giờ mới nói chuyện ẩm thực dân dã ở Vĩnh Bình. Muốn ăn “tốc hành” thì có ngay món ốc luộc chấm nước mắm xả, còn rảnh rỗi thì chờ đợi nhà hàng chế biến món gỏi ốc gạo trộn bưởi hay ốc xào dừa, ốc xào tỏi, ốc cuốn bánh tráng cùng rau thơm, bún, dừa nạo chấm nước mắm pha chế hoặc tương xay đều ngon.
Đặc biệt có món rau cách, cải bẹ xanh cuốn bánh xèo nhân hến và tàu hủ dừa chấm nước mắm, ngon hết biết.
< Thưởng thức ốc gạo luộc chấm nước mắm gừng và bánh xèo nhân hến.
Bốn sản phẩm du lịch của điểm đến Chợ Lách với hoa kiểng, trái cây đặc sản, sông nước, sản vật trên dòng Cổ Chiên và di tích tôn giáo với nhà thờ Cái Mơn, khu tưởng niệm nhà bác học Trương Vĩnh Ký có thể xem là tour thử nghiệm mới đầu hè này.
Một số địa chỉ tham khảo:
Cơ sở hoa kiểng Năm Công (ấp Phú Long, xã Hưng Khánh Trung B)
Vựa trái cây Minh Trang (đầu cầu Cái Mơn nhỏ)
Khu du lịch Ba Ngói nằm kề sông Cổ Chiên (ấp Phú Hiệp, xã Vĩnh Bình)
Du lịch, GO! - Theo TTO
Link to full article
< Đi xem cào ốc gạo ở khu bảo tồn ốc gạo Phú Đa.
Xã Hưng Khánh Trung B - cửa ngõ vào Chợ Lách, là điểm đầu tiên chúng tôi dừng chân sau khi vượt chặng đường dài hơn 100km từ TP.HCM. Từ lâu vùng đất này đã nổi tiếng với “đặc sản” kiểng thú, kiểng hình. Đi trên quốc lộ 57, suốt chiều dài 30km hướng tới Chợ Lách, có thể thấy mỗi nơi tập trung sản xuất một loại hình dựa vào địa thế, thổ nhưỡng.
< Nghệ nhân bện lá tạo hình tiểu đình.
Nếu xã Hưng Khánh Trung B tạo nét riêng mới lạ qua kiểng thú hình, xã Vĩnh Thành chuyên trồng hoa kiểng, ươm cây giống, nhân giống các loại mang lại hiệu quả khá cao thì miệt Long Thới, Hòa Nghĩa, Sơn Định nằm giữa hai con sông Hàm Luông và Cổ Chiên người dân làm giàu với vườn sầu riêng, măng cụt, bòn bon, bưởi da xanh, chôm chôm.
Một vùng kênh rạch chằng chịt, quanh năm phù sa bồi đắp, phù hợp để sinh ra những vườn cây ăn trái bạt ngàn.
Rẽ vào con đường nhựa thuộc ấp An Thạch, xã Long Thới, hai bên đường hầu hết là những vườn măng cụt mấy chục năm tuổi. Loài cây “nữ hoàng của cây ăn trái” phát triển tốt, mọc tràn từ trong vườn, bờ rạch ra hàng rào. Những tán cây trĩu nặng quả chín đỏ lấn ra tận đường lộ như báo hiệu một năm trúng mùa.
< Cây sầu riêng Ri 6 tiêu biểu trong vườn ông Chín Niễn.
Ở vườn chú Chín Niễn (xã Hòa Nghĩa) trồng sầu riêng Ri 6 đan xen sầu riêng Chín Hóa, Ngũ Hiệp... sầu riêng đậu chi chít trên cành. Nghỉ chân giữa những vườn cây đầy bóng mát, thưởng thức một trái sầu riêng chín cây hạt lép, cơm dày cộm hoặc những múi măng cụt mọng nước… thật không gì ngon bằng.
Chiều, ghe cào của HTX Thủy sản Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Bình đưa chúng tôi hướng ra dòng sông Cổ Chiên rồi chạy cặp theo cồn Phú Đa, như muốn giới thiệu cho khách hình dung bãi ốc rộng mênh mông mà thiên nhiên ban tặng. Ghe rẽ ra giữa sông rồi thả xuôi dòng.
Anh Ba Ngói, phó chủ nhiệm HTX, chầm chậm thả dây. Bộ cào gồm túi lưới thưa được buộc chặt vào thanh sắt hình răng cưa nặng trịch chìm xuống đáy sông. Chạy được một đoạn, cảm giác ghe bị ghìm lại dưới sức ì của bộ cào càng lúc càng nặng. Chạy thêm 100m, anh Ba Ngói mới bật máy tời, cuộn dây, đưa cào cùng túi lưới lên khỏi mặt nước. Những con ốc gạo từ trong túi lưới đổ ra sàn thuyền nghe lốp cốp vui tai.
< Cào ốc gạo trên sông.
“Một đường cào được khoảng 6kg ốc như vầy thì cầm chắc mùa thu hoạch năm nay sẽ được khoảng 15 tấn”, anh Ba Ngói bảo.
Theo chu kỳ sinh sản, từ tháng 10, 11 âm lịch ốc gạo Phú Đa mang trứng đến tháng giêng, chạp nước rút thì đẻ ốc con nhiều vô kể dưới đáy sông, qua tháng 3, 4 ốc lớn dần.
Tháng 5, 6, 7 mùa hè là thời gian ốc lớn bằng đầu ngón tay và ruột đầy đặn vàng ươm tới mức không thể khép “mài”, luộc lên thịt giòn và béo, song tháng 8, 9 ruột teo tóp chuẩn bị mùa sinh nở. Vì vậy để bảo vệ nguồn giống tránh bị tận diệt như trước đây, hằng năm xã viên chỉ khai thác ba tháng hè.
Bây giờ mới nói chuyện ẩm thực dân dã ở Vĩnh Bình. Muốn ăn “tốc hành” thì có ngay món ốc luộc chấm nước mắm xả, còn rảnh rỗi thì chờ đợi nhà hàng chế biến món gỏi ốc gạo trộn bưởi hay ốc xào dừa, ốc xào tỏi, ốc cuốn bánh tráng cùng rau thơm, bún, dừa nạo chấm nước mắm pha chế hoặc tương xay đều ngon.
Đặc biệt có món rau cách, cải bẹ xanh cuốn bánh xèo nhân hến và tàu hủ dừa chấm nước mắm, ngon hết biết.
< Thưởng thức ốc gạo luộc chấm nước mắm gừng và bánh xèo nhân hến.
Bốn sản phẩm du lịch của điểm đến Chợ Lách với hoa kiểng, trái cây đặc sản, sông nước, sản vật trên dòng Cổ Chiên và di tích tôn giáo với nhà thờ Cái Mơn, khu tưởng niệm nhà bác học Trương Vĩnh Ký có thể xem là tour thử nghiệm mới đầu hè này.
Một số địa chỉ tham khảo:
Cơ sở hoa kiểng Năm Công (ấp Phú Long, xã Hưng Khánh Trung B)
Vựa trái cây Minh Trang (đầu cầu Cái Mơn nhỏ)
Khu du lịch Ba Ngói nằm kề sông Cổ Chiên (ấp Phú Hiệp, xã Vĩnh Bình)
Du lịch, GO! - Theo TTO
Link to full article
Comments
Post a Comment