Những thác nước đẹp tại Gia Lai
Những thác như Phú Cường, chín tầng, Bàu Cạn, Lệ Kim của Gia Lai đều cao trên 40m và đều sở hữu những nét đẹp làm say lòng người.
Thác Phú Cường
Thác Phú Cường nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai; cách thị trấn Chư Sê khoảng 3km và cách Tp. Pleiku khoảng 45km về phía đông nam.
Thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động. Vào mùa mưa, thác hùng vĩ với cột nước trắng xoá cao 45m, rộng 35m tuôn ào ạt từ trên cao, trông như một cột nước khổng lồ. Vào mùa khô, dòng nước thu hẹp, trông như một dải lụa mềm buông lơi giữa trời.
< Lối đi xuống thác Phú Cường đông nghẹt khách trong ngày tết.
Những bậc thang dốc cùng cái nắng trưa tháng 3 ở Tây Nguyên có thể làm bạn xây xẩm mặt mày, nhưng chỉ cần bạn đặt chân tới bãi đá chân thác thôi là cảm giác mệt mỏi dường như biến mất.
Dòng nước của thác bắt nguồn từ trên núi rồi đổ xuống suối La Peet tung bọt trắng xóa và chảy ra sông Ayun - nơi có công trình thủy lợi Ayun Hạ với hồ chứa nước có diện tích rộng khoảng 3.700ha.
Nếu du khách xuôi theo dòng suối La Peet, du khách có thể ra tới sông Ayun; tại đây, du khách sẽ có dịp được dạo quanh hồ bằng thuyền để ngắm nhìn phong cảnh núi rừng Gia Lai, câu cá và giao lưu với người dân tộc Ba Na, Gia Rai sống quanh hồ.
Thác mang đậm nét của Tây Nguyên về địa hình và không khí, nên khi đến đây, ngoài việc chiêm ngưởng dòng thác, du khách còn được đắm mình trong làn hơi mát rượi, ngắm nhìn những tảng đá magma nhiều hình dạng, muôn hoa dại khoe sắc bên dòng nước...
Thác Lệ Kim
Thác Lệ Kim huộc địa phận xã Ia Tô, huyện Ia Grai, Gia Lai. Đây là một thắng cảnh đẹp cách trung tâm tâm huyện khoảng cách 15 km, cách Tp Pleiku 35km về phía Pô kô nằm ngay bên trục lộ 664 la Grai đi Đức Cơ. Thác với cột nước cao gần 30m dội xuống một hồ nước rộng, đứng phía dưới nhìn lên, hơi nước bay ta có cảm tưởng như những làn sương mù bao phủ.
Dòng chảy của thác Lệ Kim không rộng nhưng xô đẩy vào nhau, vỡ ra thành những hạt bé xíu. Dưới ánh mặt trời, những hạt nước ấy trông như những giọt nước mắt nhiều màu sắc. Dưới chân thác, một hồ rộng bị tách đôi bởi những hòn sỏi nhỏ tập trung thành cụm.
Nhìn từ xa, thác Lệ Kim giống như một chiếc khăn trắng tung bay giữa những khối đá xù xì. Khi đến gần, ngoài ấn tượng về dòng chảy, hang đá rộng lớn dưới chân thác mang đến cho du khách trải nghiệm về cuộc sống thời tiền sử.
Sau khi “sống thử” trong những hang đá mát lạnh, men theo đường mòn lên trên đỉnh thác, du khách sẽ cảm nhận được độ cao, sự nguy hiểm khi nhìn xuống dòng chảy tuôn ồ ạt dưới chân, hay thư giãn hoàn toàn khi dựa lưng vào gốc cây cổ thụ, thả mình trong sự yên tĩnh của núi rừng.
Thác Xung Khoeng
Nằm cách thị xã Pleiku 30 km về phía Tây Nam là thác Xung Khoeng hùng tráng, từ xa đã nghe thấy tiếng ầm ì, nước đổ từ trên cao 40m xuống như một dải lụa trắng ngần với mặt thác lớn, trải rộng, tương đối bằng phẳng. Trái với bức tranh dòng nước trắng xoá, nổi bật trên nền xám của đá, hai bên bờ của thác Xung Khoeng xanh ngát với những bụi cây cỏ mọc um tùm và đôi chỗ gồ cao các tán cây gỗ lớn, điều khiến thác thơ mộng và nên thơ.
Phía sau thác là nền trời xanh thẳm cao lồng lộng, nước đổ xuống uốn cong theo triền đá mềm mại, đập vào các tảng đá nổi lên trên mặt nước tung bọt trắng xoá. Những buổi sáng nắng đẹp, từng đám mây trắng như bông từ từ bay lên cao từ trên mặt thác gây cho cảm giác như mặt nước đang bốc khói.
Nước chảy len lỏi trong các khe đá, trên thảm cỏ xanh làm thành một vùng hồ nước trong vắt, sát với các vách đá xung quanh. Ngồi trên các tảng đá rêu phong phủ kín, ngửng nhìn lên cao, da trời xanh ngắt lồng lộng, gió thổi mát rượi, không gian tràn đầy hơi nước mơn man làn da, mắt nhìn dòng chảy và tai nghe tiếng trầm hùng đều đặn của nước xô vào vách đá. Âm thanh tưởng như không bao giờ dứt, như tiếng chuông, tiếng cồng, tiếng trống ở các bản làng đang vào ngày hội.
Thác Xung Khoeng là nơi nghỉ ngơi thú vị, ở đây bạn vừa được ngắm vẻ hùng tráng của thiên nhiên, vừa hít thở không khí trong lành khiến cho tâm hồn thư thái, tĩnh lặng.
Thác Xung Khoeng thuộc địa phận xã Ia Me, huyện Chư Prông, Gia Lai.
Thác chín tầng
Thác Chín Tầng tại xã Ia Sao cách trung tâm huyện Ia Grai khoảng 16 km, cách TP. Pleiku khoảng 20 km, đường đi cơ bản đã được trải nhựa nên việc đi lại rất thuận lợi, dọc theo hai bên đường là những rẫy cà phê xanh ngút ngàn nằm thoai thoải bên các sườn đồi tạo nên một phong cảnh rất thơ mộng và hữu tình. Không khí nơi đây thật dễ chịu và trong lành làm cho quãng đường đi dường như ngắn lại.
Thác chín tầng không cao mà trải dài và uốn lượn dọc theo những vách đá ghồ ghề và phân thành 9 tầng riêng biệt. Mỗi tầng cao từ 5- 10m, riêng 2 tầng cuối cùng độ cao khoảng 10-15m dựng đứng tạo nên dòng chảy mạnh, nước cuộn xoáy.
Xung quanh thác là hệ sinh thái rừng còn khá nguyên sơ, góp phần tạo nên vẻ đẹp hoang dã và hùng vĩ của thác. Đây là một điểm dã ngoại cuối tuần lý tưởng và thú vị cho những đôi nam nữ, học sinh – sinh viên, khách du lịch trong và ngoài tỉnh muốn khám phá và tìm hiểu vẻ đẹp hoang sơ , kì vĩ của thác cũng như của núi rừng Tây Nguyên.
Tuy không mang vẻ hùng vĩ của dòng nước buông thẳng từ trên cao, nhưng âm thanh do nước đập vào đá của thác không kém cạnh thác Phú Cường, Lệ Kim nên vẫn được xếp chung vào một nhóm. Nhìn từ bên hông, du khách có cảm giác thác như một cầu thang trải dài, phủ đầy nước. Còn nhìn từ trên cao, thác như một con rồng đang uốn mình, chuẩn bị tung vút lên bầu trời.
Thác Bàu Cạn
Thác Bầu Cạn thuộc xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, cách thành phố Pleiku khoảng 25km, một địa điểm được thanh niên trong tỉnh biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ.
< Dòng thác trong mùa mưa.
Đặc biệt với lợi thế là nằm gần trung tâm thành phố, đường đi vào thác có địa hình đẹp, bằng phẳng, dọc hai bên đường là những hàng chè xanh mướt trải dài - đặc sản Trà Bầu Cạn đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước.
< Và trong mùa kiệt.
Tuy nhiên, tham quan thác Bàu Cạn phải đi vào mùa mưa vì trong mùa khô thác chỉ còn lại vài rãnh nước nhỏ len lỏi trong khe đá chảy ra, lượng nước rất ít do ngọn núi cạnh thác (là rừng đầu nguồn) bị khai phá trồng lúa, làm nương rẫy, ở đầu thác bị chặn dòng làm thủy điện nhỏ và tưới cà phê. Dòng chảy của thác bấy giờ bị thu hẹp đến mức, du khách có thể nhìn rõ những gành đá của thác.
Vậy nhưng đến khoảng tháng 10 thì những dòng nước lớn trên thượng nguồn đổ về, gặp ghềnh đá, cuồn cuồn buông từ trên cao xuống, tạo nên "hòn núi nước" khổng lồ và hùng vĩ.
Du lịch, GO! Tổng hợp
Link to full article
Thác Phú Cường
Thác Phú Cường nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai; cách thị trấn Chư Sê khoảng 3km và cách Tp. Pleiku khoảng 45km về phía đông nam.
Thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động. Vào mùa mưa, thác hùng vĩ với cột nước trắng xoá cao 45m, rộng 35m tuôn ào ạt từ trên cao, trông như một cột nước khổng lồ. Vào mùa khô, dòng nước thu hẹp, trông như một dải lụa mềm buông lơi giữa trời.
< Lối đi xuống thác Phú Cường đông nghẹt khách trong ngày tết.
Những bậc thang dốc cùng cái nắng trưa tháng 3 ở Tây Nguyên có thể làm bạn xây xẩm mặt mày, nhưng chỉ cần bạn đặt chân tới bãi đá chân thác thôi là cảm giác mệt mỏi dường như biến mất.
Dòng nước của thác bắt nguồn từ trên núi rồi đổ xuống suối La Peet tung bọt trắng xóa và chảy ra sông Ayun - nơi có công trình thủy lợi Ayun Hạ với hồ chứa nước có diện tích rộng khoảng 3.700ha.
Nếu du khách xuôi theo dòng suối La Peet, du khách có thể ra tới sông Ayun; tại đây, du khách sẽ có dịp được dạo quanh hồ bằng thuyền để ngắm nhìn phong cảnh núi rừng Gia Lai, câu cá và giao lưu với người dân tộc Ba Na, Gia Rai sống quanh hồ.
Thác mang đậm nét của Tây Nguyên về địa hình và không khí, nên khi đến đây, ngoài việc chiêm ngưởng dòng thác, du khách còn được đắm mình trong làn hơi mát rượi, ngắm nhìn những tảng đá magma nhiều hình dạng, muôn hoa dại khoe sắc bên dòng nước...
Thác Lệ Kim
Thác Lệ Kim huộc địa phận xã Ia Tô, huyện Ia Grai, Gia Lai. Đây là một thắng cảnh đẹp cách trung tâm tâm huyện khoảng cách 15 km, cách Tp Pleiku 35km về phía Pô kô nằm ngay bên trục lộ 664 la Grai đi Đức Cơ. Thác với cột nước cao gần 30m dội xuống một hồ nước rộng, đứng phía dưới nhìn lên, hơi nước bay ta có cảm tưởng như những làn sương mù bao phủ.
Dòng chảy của thác Lệ Kim không rộng nhưng xô đẩy vào nhau, vỡ ra thành những hạt bé xíu. Dưới ánh mặt trời, những hạt nước ấy trông như những giọt nước mắt nhiều màu sắc. Dưới chân thác, một hồ rộng bị tách đôi bởi những hòn sỏi nhỏ tập trung thành cụm.
Nhìn từ xa, thác Lệ Kim giống như một chiếc khăn trắng tung bay giữa những khối đá xù xì. Khi đến gần, ngoài ấn tượng về dòng chảy, hang đá rộng lớn dưới chân thác mang đến cho du khách trải nghiệm về cuộc sống thời tiền sử.
Sau khi “sống thử” trong những hang đá mát lạnh, men theo đường mòn lên trên đỉnh thác, du khách sẽ cảm nhận được độ cao, sự nguy hiểm khi nhìn xuống dòng chảy tuôn ồ ạt dưới chân, hay thư giãn hoàn toàn khi dựa lưng vào gốc cây cổ thụ, thả mình trong sự yên tĩnh của núi rừng.
Thác Xung Khoeng
Nằm cách thị xã Pleiku 30 km về phía Tây Nam là thác Xung Khoeng hùng tráng, từ xa đã nghe thấy tiếng ầm ì, nước đổ từ trên cao 40m xuống như một dải lụa trắng ngần với mặt thác lớn, trải rộng, tương đối bằng phẳng. Trái với bức tranh dòng nước trắng xoá, nổi bật trên nền xám của đá, hai bên bờ của thác Xung Khoeng xanh ngát với những bụi cây cỏ mọc um tùm và đôi chỗ gồ cao các tán cây gỗ lớn, điều khiến thác thơ mộng và nên thơ.
Phía sau thác là nền trời xanh thẳm cao lồng lộng, nước đổ xuống uốn cong theo triền đá mềm mại, đập vào các tảng đá nổi lên trên mặt nước tung bọt trắng xoá. Những buổi sáng nắng đẹp, từng đám mây trắng như bông từ từ bay lên cao từ trên mặt thác gây cho cảm giác như mặt nước đang bốc khói.
Nước chảy len lỏi trong các khe đá, trên thảm cỏ xanh làm thành một vùng hồ nước trong vắt, sát với các vách đá xung quanh. Ngồi trên các tảng đá rêu phong phủ kín, ngửng nhìn lên cao, da trời xanh ngắt lồng lộng, gió thổi mát rượi, không gian tràn đầy hơi nước mơn man làn da, mắt nhìn dòng chảy và tai nghe tiếng trầm hùng đều đặn của nước xô vào vách đá. Âm thanh tưởng như không bao giờ dứt, như tiếng chuông, tiếng cồng, tiếng trống ở các bản làng đang vào ngày hội.
Thác Xung Khoeng là nơi nghỉ ngơi thú vị, ở đây bạn vừa được ngắm vẻ hùng tráng của thiên nhiên, vừa hít thở không khí trong lành khiến cho tâm hồn thư thái, tĩnh lặng.
Thác Xung Khoeng thuộc địa phận xã Ia Me, huyện Chư Prông, Gia Lai.
Thác chín tầng
Thác Chín Tầng tại xã Ia Sao cách trung tâm huyện Ia Grai khoảng 16 km, cách TP. Pleiku khoảng 20 km, đường đi cơ bản đã được trải nhựa nên việc đi lại rất thuận lợi, dọc theo hai bên đường là những rẫy cà phê xanh ngút ngàn nằm thoai thoải bên các sườn đồi tạo nên một phong cảnh rất thơ mộng và hữu tình. Không khí nơi đây thật dễ chịu và trong lành làm cho quãng đường đi dường như ngắn lại.
Thác chín tầng không cao mà trải dài và uốn lượn dọc theo những vách đá ghồ ghề và phân thành 9 tầng riêng biệt. Mỗi tầng cao từ 5- 10m, riêng 2 tầng cuối cùng độ cao khoảng 10-15m dựng đứng tạo nên dòng chảy mạnh, nước cuộn xoáy.
Xung quanh thác là hệ sinh thái rừng còn khá nguyên sơ, góp phần tạo nên vẻ đẹp hoang dã và hùng vĩ của thác. Đây là một điểm dã ngoại cuối tuần lý tưởng và thú vị cho những đôi nam nữ, học sinh – sinh viên, khách du lịch trong và ngoài tỉnh muốn khám phá và tìm hiểu vẻ đẹp hoang sơ , kì vĩ của thác cũng như của núi rừng Tây Nguyên.
Tuy không mang vẻ hùng vĩ của dòng nước buông thẳng từ trên cao, nhưng âm thanh do nước đập vào đá của thác không kém cạnh thác Phú Cường, Lệ Kim nên vẫn được xếp chung vào một nhóm. Nhìn từ bên hông, du khách có cảm giác thác như một cầu thang trải dài, phủ đầy nước. Còn nhìn từ trên cao, thác như một con rồng đang uốn mình, chuẩn bị tung vút lên bầu trời.
Thác Bàu Cạn
Thác Bầu Cạn thuộc xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, cách thành phố Pleiku khoảng 25km, một địa điểm được thanh niên trong tỉnh biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ.
< Dòng thác trong mùa mưa.
Đặc biệt với lợi thế là nằm gần trung tâm thành phố, đường đi vào thác có địa hình đẹp, bằng phẳng, dọc hai bên đường là những hàng chè xanh mướt trải dài - đặc sản Trà Bầu Cạn đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước.
< Và trong mùa kiệt.
Tuy nhiên, tham quan thác Bàu Cạn phải đi vào mùa mưa vì trong mùa khô thác chỉ còn lại vài rãnh nước nhỏ len lỏi trong khe đá chảy ra, lượng nước rất ít do ngọn núi cạnh thác (là rừng đầu nguồn) bị khai phá trồng lúa, làm nương rẫy, ở đầu thác bị chặn dòng làm thủy điện nhỏ và tưới cà phê. Dòng chảy của thác bấy giờ bị thu hẹp đến mức, du khách có thể nhìn rõ những gành đá của thác.
Vậy nhưng đến khoảng tháng 10 thì những dòng nước lớn trên thượng nguồn đổ về, gặp ghềnh đá, cuồn cuồn buông từ trên cao xuống, tạo nên "hòn núi nước" khổng lồ và hùng vĩ.
Du lịch, GO! Tổng hợp
Link to full article
Comments
Post a Comment