A2 - Những cửa biển ở Cà Mau
Bài 3: Cái Đôi Vàm
Cửa biển Cái Đôi Vàm - nơi tọa lạc của thị trấn biển trẻ nhất tỉnh Cà Mau - thị trấn Cái Đôi Vàm - trung tâm phát triển của huyện Phú Tân. Nằm trên tuyến đê biển Tây, với tiềm năng riêng của mình, cửa biển Cái Đôi Vàm đã và đang đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế biển tỉnh nhà.
Cái Đôi Vàm vốn là cửa biển tự nhiên, được thiên nhiên ưu đãi với nhiều loại hải sản phong phú. Năm 1945, nhiều ngư dân đã về đây sinh sống, khai thác nguồn lợi thủy sản. “Đất lành chim đậu”, nhờ nguồn lợi kinh tế biển, cửa Cái Đôi Vàm thu hút ngày càng nhiều dân thập phương đến làm ăn sinh sống. 49 năm sau, kể từ ngày những ngư dân đầu tiên đến đây khai phá, ngày 20.9.1994, thị trấn Cái Đôi Vàm thành lập, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của một vùng cửa biển.
< Ghe câu kiều của ông Huỳnh Thanh Khánh chuẩn bị ra khơi.
Ông Nguyễn Hồng Hài - người sống nhiều năm ở cửa biển, kể lại: Trước đây cửa biển này rất nhỏ, ghe khoảng 15 tấn không thể xoay trở được. Để thuận tiện cho hoạt động khai thác hải sản, từ sau năm 1968, cửa Cái Đôi Vàm mới được tiến hành nạo vét. Ngày nay, ở Cái Đôi Vàm có trên 130 phương tiện khai thác thủy sản lớn, nhỏ. Trong đó, tàu công suất từ 90CV trở lên là 57 chiếc; từ 45CV - 90CV là 23 chiếc; dưới 45CV là 51 chiếc.
Như bao nhiêu cửa biển khác, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản vẫn là động lực chính của vùng cửa biển này. Nhờ ít sóng gió nên Cái Đôi Vàm thu hút nhiều phương tiện từ lớn đến nhỏ ở các khu vực lân cận: Bến Tre, Gạch Rốc, Rạch Tàu... đến khai thác.
< Các ghe lưới cá - nghề đang được khuyến khích phát triển ở cửa Cái Đôi Vàm.
Phương tiện và các loại hình khai thác, đánh bắt ở đây cũng khá đa dạng. Ngoài các nghề truyền thống như đáy hàng khơi, câu cào mé... hiện nay, các nghề ghe lưới và câu nổi đang được khuyến khích phát triển. Đây cũng là cửa biển tập trung nhiều dân nghèo tha hương, chuyên đánh bắt gần bờ bằng các phương tiện nhỏ như te, đáy sông, lưới ghẹ...
< Miếu Bà Thủy - miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng từ năm 1978, nét tâm linh của người dân xứ biển.
Ngoài ra, ở Cái Đôi Vàm cũng hình thành nhiều làng nghề biển nổi tiếng. Mùa khô khoai gần như đã trở thành đặc trưng của vùng biển Cái Đôi Vàm với những câu hát “hò khoan” rặt màu sắc Nam bộ. Bên cạnh đó, có nhiều nghề phổ biến như: mắm ruốc, khô ruốc, phơi cá phân... Bãi lắng ở cửa Cái Đôi Vàm mỗi năm được phù sa bồi lắng từ 40 - 50m, là khu vực giữ đất khoanh nuôi của rừng phòng hộ đê biển Tây.
< Các vựa thu mua cá - tạo việc làm cho nhiều lao động ở cửa biển.
Tình hình chung của Cái Đôi Vàm hiện nay là cửa biển nhỏ, bến bãi cạn, khó khăn cho việc tàu thuyền neo đậu. Đồng thời, do ảnh hưởng mưa bão và xăng dầu tăng giá đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống bà con ngư dân. Ông Trần Văn Kỉnh - Chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm, cho biết: Để đảm bảo cho việc khai thác thủy sản và phát triển kinh tế vùng cửa biển Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân đã quy hoạch xây dựng khu tiểu thủ công nghiệp, diện tích 3,4 ha ở bãi lắng Khóm 5, thị trấn Cái Đôi Vàm, nhằm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá: các vựa mua bán cá, khô; buôn bán các loại ngư cụ...; xây dựng hãng nước đá...
Đồng thời, Sở Thủy sản tỉnh Cà Mau cũng đang trong giai đoạn lập hồ sơ thiết kế, nạo vét từ cửa Cái Đôi Vàm tới xã Phú Thuận, nối đầu kinh xáng Thọ Mai. Tin rằng, với những tiềm năng kinh tế biển cùng với sự đầu tư đúng mức, trong tương lai, Cái Đôi Vàm sẽ trở thành một cửa biển phát triển năng động và trù phú.
Bài 4: Cửa biển Hương Mai - đầu tư cho phát triển
< Cống Hương Mai trên đê biển Tây ngăn mặn phục vụ sản xuất.
U Minh có hai xã giáp biển là Khánh Hội và Khánh Tiến, nếu cửa biển Khánh Hội được xem là trung tâm kinh tế biển của huyện thì các cửa biển nhỏ như Hương Mai, Tiểu Dừa, Lung Ranh... cũng đang được quan tâm đầu tư để phát triển kinh tế biển ở U Minh. Trong số các cửa biển ở Khánh Tiến thì Hương Mai là cửa có nhiều tiềm năng, đang được đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ chiến lược kinh tế biển ở Cà Mau.
Cửa Hương Mai nằm trên tuyến đê biển Tây (Khánh Tiến) dài 172km, nối xã Khánh Hội với Vân Khánh Tây (An Minh, Kiên Giang). Hương Mai vốn chỉ là cái vàm nhỏ, năm 1993, nơi đây được nhà nước đầu tư xây dụng cống ngăn mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhưng hiện tại cống không còn vận hành (do bửng bị hư). Hằng năm do phù sa bồi lắng, nên cửa biển cạn và hẹp dần, không có chỗ cho tàu thuyền trú ngụ, neo đậu làm hạn chế khả năng khai thác ở cửa Hương Mai.
< Thành quả sau chuyến đi biển của ngư dân Hương Mai.
Người dân ở Khánh Tiến nói chung và vùng cửa biển nói riêng chủ yếu làm nông nghiệp, nghề biển chưa là động lực chính để phát triển kinh tế. Vì thế, ở cửa Hương Mai tình hình khai thác nhỏ lẻ, chủ yếu là phương tiện đánh bắt gần bờ, như câu mực và ghe lưới cá... việc trao đổi mua bán có tính chất địa phương. Do không có bến bãi lớn, các ghe lưới thường neo đậu trong các lạch nhỏ của rừng phòng hộ; ven đê biển có nhiều chòi nhỏ để ngư dân lên cá tôm. Hiện nay, trên và ven chân đê quốc phòng khu vực cửa biển Hương Mai có khoảng 100 hộ dân tự phát đến sinh sống, khai thác và làm các dịch vụ nghề biển.
Để tiếp tục thúc đẩy kinh tế khu vực cửa biển, huyện U Minh đã quy hoạch xây dựng cụm dân cư ven biển (diện tích trên 111 ngàn m2), nhằm phát triển giao lưu mua bán và đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa bão. Ngoài ra, huyện còn lập đề án xây dựng cống mới và mở rộng cửa Hương Mai để thu hút tàu thuyền đến khai thác, neo đậu. Ông Huỳnh Công Hiệu, Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế xã Khánh Tiến, cho biết: “Do cửa biển nhỏ, lượng tàu thuyền khai thác ít, nên tiềm năng thủy sản còn khá lớn, mở rộng cửa biển Hương Mai sẽ tạo hướng đi mới cho người dân nơi đây”.
< Phụ nữ ở cửa biển Hương Mai với nghề vá lưới.
Đồng thời với việc cải tạo, nâng cấp lại cửa biển là dự án xây dựng đường ô tô đến trung tâm xã Khánh Tiến. Cửa biển thông thoáng, giao thông thuận lợi sẽ thúc đẩy các hoạt động giao thương mua bán và phát triển các dịch vụ nghề biển. Tuy nhiên, làm kinh tế biển - với giá xăng dầu tăng cao và giá thủy sản xuống thấp như hiện tại, cũng chưa phải là “nghề độc” với nhiều người. Thiết nghĩ, để phát triển kinh tế ở cửa biển Hương Mai nói riêng và các cửa biển nói chung, cần có cơ chế thích hợp để thu hút và vực dậy tiềm năng biển của địa phương.
Còn tiếp
A1 - Những cửa biển ở Cà Mau
A2 - Những cửa biển ở Cà Mau
A3 - Những cửa biển ở Cà Mau
A4 - Những cửa biển ở Cà Mau
Du lịch, GO! - Theo báo Ảnh Đất Mũi
Link to full article
Cửa biển Cái Đôi Vàm - nơi tọa lạc của thị trấn biển trẻ nhất tỉnh Cà Mau - thị trấn Cái Đôi Vàm - trung tâm phát triển của huyện Phú Tân. Nằm trên tuyến đê biển Tây, với tiềm năng riêng của mình, cửa biển Cái Đôi Vàm đã và đang đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế biển tỉnh nhà.
Cái Đôi Vàm vốn là cửa biển tự nhiên, được thiên nhiên ưu đãi với nhiều loại hải sản phong phú. Năm 1945, nhiều ngư dân đã về đây sinh sống, khai thác nguồn lợi thủy sản. “Đất lành chim đậu”, nhờ nguồn lợi kinh tế biển, cửa Cái Đôi Vàm thu hút ngày càng nhiều dân thập phương đến làm ăn sinh sống. 49 năm sau, kể từ ngày những ngư dân đầu tiên đến đây khai phá, ngày 20.9.1994, thị trấn Cái Đôi Vàm thành lập, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của một vùng cửa biển.
< Ghe câu kiều của ông Huỳnh Thanh Khánh chuẩn bị ra khơi.
Ông Nguyễn Hồng Hài - người sống nhiều năm ở cửa biển, kể lại: Trước đây cửa biển này rất nhỏ, ghe khoảng 15 tấn không thể xoay trở được. Để thuận tiện cho hoạt động khai thác hải sản, từ sau năm 1968, cửa Cái Đôi Vàm mới được tiến hành nạo vét. Ngày nay, ở Cái Đôi Vàm có trên 130 phương tiện khai thác thủy sản lớn, nhỏ. Trong đó, tàu công suất từ 90CV trở lên là 57 chiếc; từ 45CV - 90CV là 23 chiếc; dưới 45CV là 51 chiếc.
Như bao nhiêu cửa biển khác, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản vẫn là động lực chính của vùng cửa biển này. Nhờ ít sóng gió nên Cái Đôi Vàm thu hút nhiều phương tiện từ lớn đến nhỏ ở các khu vực lân cận: Bến Tre, Gạch Rốc, Rạch Tàu... đến khai thác.
< Các ghe lưới cá - nghề đang được khuyến khích phát triển ở cửa Cái Đôi Vàm.
Phương tiện và các loại hình khai thác, đánh bắt ở đây cũng khá đa dạng. Ngoài các nghề truyền thống như đáy hàng khơi, câu cào mé... hiện nay, các nghề ghe lưới và câu nổi đang được khuyến khích phát triển. Đây cũng là cửa biển tập trung nhiều dân nghèo tha hương, chuyên đánh bắt gần bờ bằng các phương tiện nhỏ như te, đáy sông, lưới ghẹ...
< Miếu Bà Thủy - miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng từ năm 1978, nét tâm linh của người dân xứ biển.
Ngoài ra, ở Cái Đôi Vàm cũng hình thành nhiều làng nghề biển nổi tiếng. Mùa khô khoai gần như đã trở thành đặc trưng của vùng biển Cái Đôi Vàm với những câu hát “hò khoan” rặt màu sắc Nam bộ. Bên cạnh đó, có nhiều nghề phổ biến như: mắm ruốc, khô ruốc, phơi cá phân... Bãi lắng ở cửa Cái Đôi Vàm mỗi năm được phù sa bồi lắng từ 40 - 50m, là khu vực giữ đất khoanh nuôi của rừng phòng hộ đê biển Tây.
< Các vựa thu mua cá - tạo việc làm cho nhiều lao động ở cửa biển.
Tình hình chung của Cái Đôi Vàm hiện nay là cửa biển nhỏ, bến bãi cạn, khó khăn cho việc tàu thuyền neo đậu. Đồng thời, do ảnh hưởng mưa bão và xăng dầu tăng giá đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống bà con ngư dân. Ông Trần Văn Kỉnh - Chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm, cho biết: Để đảm bảo cho việc khai thác thủy sản và phát triển kinh tế vùng cửa biển Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân đã quy hoạch xây dựng khu tiểu thủ công nghiệp, diện tích 3,4 ha ở bãi lắng Khóm 5, thị trấn Cái Đôi Vàm, nhằm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá: các vựa mua bán cá, khô; buôn bán các loại ngư cụ...; xây dựng hãng nước đá...
Đồng thời, Sở Thủy sản tỉnh Cà Mau cũng đang trong giai đoạn lập hồ sơ thiết kế, nạo vét từ cửa Cái Đôi Vàm tới xã Phú Thuận, nối đầu kinh xáng Thọ Mai. Tin rằng, với những tiềm năng kinh tế biển cùng với sự đầu tư đúng mức, trong tương lai, Cái Đôi Vàm sẽ trở thành một cửa biển phát triển năng động và trù phú.
Bài 4: Cửa biển Hương Mai - đầu tư cho phát triển
< Cống Hương Mai trên đê biển Tây ngăn mặn phục vụ sản xuất.
U Minh có hai xã giáp biển là Khánh Hội và Khánh Tiến, nếu cửa biển Khánh Hội được xem là trung tâm kinh tế biển của huyện thì các cửa biển nhỏ như Hương Mai, Tiểu Dừa, Lung Ranh... cũng đang được quan tâm đầu tư để phát triển kinh tế biển ở U Minh. Trong số các cửa biển ở Khánh Tiến thì Hương Mai là cửa có nhiều tiềm năng, đang được đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ chiến lược kinh tế biển ở Cà Mau.
Cửa Hương Mai nằm trên tuyến đê biển Tây (Khánh Tiến) dài 172km, nối xã Khánh Hội với Vân Khánh Tây (An Minh, Kiên Giang). Hương Mai vốn chỉ là cái vàm nhỏ, năm 1993, nơi đây được nhà nước đầu tư xây dụng cống ngăn mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhưng hiện tại cống không còn vận hành (do bửng bị hư). Hằng năm do phù sa bồi lắng, nên cửa biển cạn và hẹp dần, không có chỗ cho tàu thuyền trú ngụ, neo đậu làm hạn chế khả năng khai thác ở cửa Hương Mai.
< Thành quả sau chuyến đi biển của ngư dân Hương Mai.
Người dân ở Khánh Tiến nói chung và vùng cửa biển nói riêng chủ yếu làm nông nghiệp, nghề biển chưa là động lực chính để phát triển kinh tế. Vì thế, ở cửa Hương Mai tình hình khai thác nhỏ lẻ, chủ yếu là phương tiện đánh bắt gần bờ, như câu mực và ghe lưới cá... việc trao đổi mua bán có tính chất địa phương. Do không có bến bãi lớn, các ghe lưới thường neo đậu trong các lạch nhỏ của rừng phòng hộ; ven đê biển có nhiều chòi nhỏ để ngư dân lên cá tôm. Hiện nay, trên và ven chân đê quốc phòng khu vực cửa biển Hương Mai có khoảng 100 hộ dân tự phát đến sinh sống, khai thác và làm các dịch vụ nghề biển.
Để tiếp tục thúc đẩy kinh tế khu vực cửa biển, huyện U Minh đã quy hoạch xây dựng cụm dân cư ven biển (diện tích trên 111 ngàn m2), nhằm phát triển giao lưu mua bán và đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa bão. Ngoài ra, huyện còn lập đề án xây dựng cống mới và mở rộng cửa Hương Mai để thu hút tàu thuyền đến khai thác, neo đậu. Ông Huỳnh Công Hiệu, Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế xã Khánh Tiến, cho biết: “Do cửa biển nhỏ, lượng tàu thuyền khai thác ít, nên tiềm năng thủy sản còn khá lớn, mở rộng cửa biển Hương Mai sẽ tạo hướng đi mới cho người dân nơi đây”.
< Phụ nữ ở cửa biển Hương Mai với nghề vá lưới.
Đồng thời với việc cải tạo, nâng cấp lại cửa biển là dự án xây dựng đường ô tô đến trung tâm xã Khánh Tiến. Cửa biển thông thoáng, giao thông thuận lợi sẽ thúc đẩy các hoạt động giao thương mua bán và phát triển các dịch vụ nghề biển. Tuy nhiên, làm kinh tế biển - với giá xăng dầu tăng cao và giá thủy sản xuống thấp như hiện tại, cũng chưa phải là “nghề độc” với nhiều người. Thiết nghĩ, để phát triển kinh tế ở cửa biển Hương Mai nói riêng và các cửa biển nói chung, cần có cơ chế thích hợp để thu hút và vực dậy tiềm năng biển của địa phương.
Còn tiếp
A1 - Những cửa biển ở Cà Mau
A2 - Những cửa biển ở Cà Mau
A3 - Những cửa biển ở Cà Mau
A4 - Những cửa biển ở Cà Mau
Du lịch, GO! - Theo báo Ảnh Đất Mũi
Link to full article
Comments
Post a Comment