A1 - Những cửa biển ở Cà Mau
Bài 1: Cửa biển Rạch Gốc - Một địa danh đi vào lịch sử
Nghị quyết 09 - NQ/TW ngày 9.2.2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã nhấn mạnh: “Thế kỷ XXI được thế giới xem là “thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Khu vực biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng... với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, ngày nay biển càng có vai trò to lớn hơn đối với sự nghiệp phát triển đất nước”.
Có thể khẳng định, tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển của nước ta nói chung và Cà Mau nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Vùng biển Cà Mau có trữ lượng dầu khí rất lớn, cùng các loại khoáng sản có giá trị.
< Ven cửa biển Sông Đốc.
Bên cạnh đó là nguồn lợi hải sản với chủng loại rất phong phú, đa dạng, dọc bờ biển có nhiều địa điểm có thể xây dựng cảng như Sông Đốc, Năm Căn, Hòn Khoai... trong đó có nhiều nơi có thể xây dựng cảng trung chuyển quốc tế; có đảo có tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp. Ngoài ra, biển Cà Mau có nhiều bãi biển lớn, nhỏ nong thoải, không khí trong lành với cảnh quan đẹp...
Bài 1: CỬA BIỂN RẠCH GỐC - MỘT ĐỊA DANH ĐI VÀO LỊCH SỬ
< Đánh bắt hải sản cửa biển Rạch Gốc.
Về xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, chúng tôi tìm đến những vị lão làng để được nghe kể về một cửa biển. Rạch Gốc - cửa biển thiên nhiên, nơi gắn liền với những chiến tích hào hùng của quân và dân Cà Mau qua hai cuộc trường kỳ kháng chiến đã và đang chuyển mình đi lên bằng chính tiềm năng sẵn có.
Cửa biển Rạch Gốc, một địa danh đi vào lịch sử với bao chiến công của các nghĩa sĩ thời chống Pháp và Mỹ...
< Nghề lưới ở Rạch Gốc.
Đây là đầu mối giao thông quan trọng, thuận lợi để Phan Ngọc Hiển cùng các đồng chí ra vào chiến đấu và làm nên chứng tích lừng lẫy trên đảo Hòn Khoai năm 1940. Đồng thời, cửa biển Rạch Gốc còn là địa điểm tiếp nhận vũ khí từ hậu phương miền Bắc chuyển vào trên những chuyến tàu không số và cũng từ đây, có những con người đã làm nên lịch sử như Anh hùng Phan Ngọc Hiển, Anh hùng Bông Văn Dĩa và Nguyễn Văn Cự...
Ngày nay, cửa biển Rạch Gốc lại trở thành trung tâm phát triển kinh tế của xã Tân Ân nói riêng và huyện Ngọc Hiển nói chung. Hiện nay, nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là động lực chính để phát triển kinh tế của người dân vùng cửa biển.
Ngoài các nghề truyền thống như đóng đáy hàng khơi, câu cào mé... cửa biển Rạch Gốc đang được xem là “cửa khẩu” về con tôm sú bố mẹ.
< Rạch Gốc là nơi cung cấp tôm sú bố mẹ lớn nhất ở tỉnh Cà Mau.
Với lợi thế cửa biển sâu, không lệ thuộc thủy triều, bến bãi thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu, lại gần ngư trường đánh bắt của Hòn Khoai, Hòn Chuối, nên cửa Rạch Gốc thu hút nhiều phương tiện biển đến khai thác, đánh bắt. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản ở Tân Ân. Hằng ngày, từ lúc 4 đến 8 giờ sáng, cửa biển Rạch Gốc lại tấp nập với các hoạt động trao đổi mua bán.
Nghề biển phát triển, kéo theo nhiều dịch vụ khác ra đời: Cửa hàng lương thực, thực phẩm; các hãng nước đá... phục vụ ghe tàu đi đánh bắt trên biển. Kinh tế ổn định, mức sống người dân ngày càng nâng cao.
< Cuộc sống của ngư dân miền biển ngày càng sung túc.
Rạch Gốc hiện nay nhà cửa khang trang, lộ xe thông thoáng; ghe máy, ca-nô lưu hành liên tục trong ngày theo hành trình từ TP.Cà Mau - Rạch Gốc. Cửa biển Rạch Gốc là nơi phát triển sầm uất, tạo tiền đề cho sự phát triển chung của huyện Ngọc Hiển. Có người ví cửa biển Rạch Gốc như miệng con rồng đang ngậm trái châu (Hòn Khoai); chân rồng là rạch Nhà Phiếu, Nhà Diệu, rạch Ô Rô và rạch Dinh Hạng; đuôi rồng là Lâm trường Kiến Vàng của Ngọc Hiển. Ông Huỳnh Văn Tuôi, 71 tuổi, Nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Ân, nhận xét: Cửa biển Rạch Gốc là món quà thiên nhiên ban tặng, nếu được đầu tư đúng mức và đi đúng hướng thì nghề đánh bắt thủy sản ở đây sẽ là động lực giúp quê hương đổi mới.
Bài 2: Cửa biển Khánh Hội – Vực dậy một tiềm năng
< Phương tiện đánh bắt ở cửa biển Khánh Hội.
Cửa biển Khánh Hội thuộc huyện U Minh, hằng năm, có sản lượng thủy hải sản đứng nhất nhì trong tỉnh và thủy sản còn được xem là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện. Với lợi thế quan trọng đó, chắc hẳn trong tương lai Khánh Hội sẽ trở thành một đô thị biển đầy sức sống và sung túc.
MỘT THỜI TANG TÓC
Hơn 10 năm trước, khi cơn bão Lin-đa đi qua với sức tàn phá khủng khiếp, Khánh Hội đã phải chịu nhiều tổn thất nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Hàng trăm ngôi nhà, hàng trăm tàu biển, bị chôn vùi theo những cơn sóng dữ, hơn 1.000 người đã ra đi không trở lại... Lúc bấy giờ, Khánh Hội chỉ còn là một xóm làng điêu tàn, xác xơ, khắp nơi phủ một màu tang tốc. Thiệt hại do cơn bão gây ra không chỉ là gánh nặng của người dân mà còn là gánh nặng của chính quyền địa phương và toàn xã hội.
Các ngành chức năng cùng với chính quyền địa phương đã có những chính sách thiết thực hỗ trợ trên nhiều phương diện, các dự án tạo việc làm, cho vay vốn, hướng nghiệp... đồng loạt được thực hiện. Đó là điều kiện để người dân Khánh Hội có thể ổn định cuộc sống, vượt qua nỗi đau mất mát bằng chính nghị lực của mình - những người vốn từng phó thác cả cuộc đời mình cho biển khơi đầy bão tố.
< Sản phẩm từ cửa biển Khánh Hội.
Đã qua một thời gian, nghề khai thác thủy hải sản của vùng biển này bị trì trệ, bởi sau bão, cần khoảng thời gian dài để đóng mới tàu và cần khoảng thời gian đủ để ngư dân có thể định thần... Nhưng Khánh Hội đã có sức hồi sinh mãnh liệt, mảnh đất hoang tàn ngày nào giờ đây đã thay da đổi thịt, dù trải qua bao đau thương mất mát, nhưng nhịp sống của người dân nơi đây vẫn ngày càng khởi sắc.
VỰC DẬY MỘT TIỀM NĂNG
Trải qua bao thăng trầm, biến đổi, Khánh Hội hôm nay có những bước tiến vững chắc. Anh Nguyễn Hoàng Mãi - Chủ tịch UBND xã Khánh Hội cho biết: Khánh Hội đã hình thành một làng cá ngay tại cửa biển, với khoảng 172 tàu công suất 90CV trở lên, hơn 300 tàu công suất dưới 40CV và nhiều phương tiện đánh bắt khác. Cửa biển Khánh Hội được bao bọc bởi Hòn Phú Quốc (Kiên Giang), Hòn Khoai, Hòn Chuối, tạo địa thế an toàn, tránh được sóng to gió lớn. Cửa biển Khánh Hội có nguồn lợi thủy hải sản với giống loài phong phú... đặc biệt, ba năm trở lại đây, nhiều ngư dân đã trúng mùa mực, có điều kiện ổn định cuộc sống, vươn lên khá, giàu. Ngư dân có thể ra khơi đánh bắt vào bất cứ mùa nào trong năm, không như trước kia chỉ đánh bắt vào mùa chướng.
Hiện nghề đánh bắt truyền thống như câu cào mé, đóng đáy hàng khơi ít được chú trọng, ngư dân chủ yếu đánh bắt xa bờ để khai thác sản lượng lớn. Hằng ngày, các hoạt động trao đổi mua bán diễn ra sôi nổi, các tàu thu mua hàng thủy sản luôn túc trực ở cửa biển, ngư dân không còn phải chuyên chở xa. Cửa biển Khánh Hội còn là nơi giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Khi thu hoạch xong vụ lúa, những người có tàu, ghe đánh bắt lại chuẩn bị cho mùa khai thác biển, những người không có điều kiện thì khai thác theo kiểu “ăn chia”...
< Bia tưởng niệm nạn nhân cơn bão số 5.
Anh Nguyễn Vẹn Toàn chủ tàu Đức Trí - khai thác ở cửa biển Khánh Hội gần 20 năm, 17 tuổi anh đã theo cha đi biển, một khoảng thời gian dài để có thể chiêm nghiệm những gì đã qua. Anh bộc bạch: Có thể nói, khai thác biển là nghề ổn định và bền vững, bởi nguồn lợi từ biển là vô hạn, nếu tính toán cẩn thận trong quá trình khai thác sẽ thu lợi nhuận cao.
Dân đi biển ở Khánh Hội không còn “vô tư” trước sóng gió, nay, theo hướng dẫn của bộ đội Biên phòng nhiều cụm tàu thuyền an toàn đã hình thành, dựa vào nhau sẵn sàng ứng phó mọi tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Ngư dân cũng thường xuyên cập nhật thông tin trên báo, đài... tránh những thiệt hại đáng tiếc.
Khánh Hội không chỉ là trung tâm kinh tế thủy sản của huyện U Minh mà hiện nay, chính quyền địa phương đang phấn đấu đến năm 2010, nơi đây sẽ là thị trấn cửa biển với đội ngũ phương tiện khai thác hùng hậu nhất nhì của tỉnh. Mỗi năm ngân sách đầu tư hàng chục tỷ đồng để khai thông cửa biển cho tàu ra vào thuận lợi, thu hút nhiều phương tiện đến khai thác, đánh bắt; xây dựng các cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm, theo đó là các loại hình dịch vụ khác phát triển, tạo đà cho Khánh Hội vực dậy nhanh chóng tiềm năng kinh tế thủy sản.
Còn tiếp
A1 - Những cửa biển ở Cà Mau
A2 - Những cửa biển ở Cà Mau
A3 - Những cửa biển ở Cà Mau
A4 - Những cửa biển ở Cà Mau
Du lịch, GO! - Theo báo Ảnh Đất Mũi và nhiều nguồn ảnh khác
Link to full article
Nghị quyết 09 - NQ/TW ngày 9.2.2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã nhấn mạnh: “Thế kỷ XXI được thế giới xem là “thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Khu vực biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng... với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, ngày nay biển càng có vai trò to lớn hơn đối với sự nghiệp phát triển đất nước”.
Có thể khẳng định, tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển của nước ta nói chung và Cà Mau nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Vùng biển Cà Mau có trữ lượng dầu khí rất lớn, cùng các loại khoáng sản có giá trị.
< Ven cửa biển Sông Đốc.
Bên cạnh đó là nguồn lợi hải sản với chủng loại rất phong phú, đa dạng, dọc bờ biển có nhiều địa điểm có thể xây dựng cảng như Sông Đốc, Năm Căn, Hòn Khoai... trong đó có nhiều nơi có thể xây dựng cảng trung chuyển quốc tế; có đảo có tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp. Ngoài ra, biển Cà Mau có nhiều bãi biển lớn, nhỏ nong thoải, không khí trong lành với cảnh quan đẹp...
Bài 1: CỬA BIỂN RẠCH GỐC - MỘT ĐỊA DANH ĐI VÀO LỊCH SỬ
< Đánh bắt hải sản cửa biển Rạch Gốc.
Về xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, chúng tôi tìm đến những vị lão làng để được nghe kể về một cửa biển. Rạch Gốc - cửa biển thiên nhiên, nơi gắn liền với những chiến tích hào hùng của quân và dân Cà Mau qua hai cuộc trường kỳ kháng chiến đã và đang chuyển mình đi lên bằng chính tiềm năng sẵn có.
Cửa biển Rạch Gốc, một địa danh đi vào lịch sử với bao chiến công của các nghĩa sĩ thời chống Pháp và Mỹ...
< Nghề lưới ở Rạch Gốc.
Đây là đầu mối giao thông quan trọng, thuận lợi để Phan Ngọc Hiển cùng các đồng chí ra vào chiến đấu và làm nên chứng tích lừng lẫy trên đảo Hòn Khoai năm 1940. Đồng thời, cửa biển Rạch Gốc còn là địa điểm tiếp nhận vũ khí từ hậu phương miền Bắc chuyển vào trên những chuyến tàu không số và cũng từ đây, có những con người đã làm nên lịch sử như Anh hùng Phan Ngọc Hiển, Anh hùng Bông Văn Dĩa và Nguyễn Văn Cự...
Ngày nay, cửa biển Rạch Gốc lại trở thành trung tâm phát triển kinh tế của xã Tân Ân nói riêng và huyện Ngọc Hiển nói chung. Hiện nay, nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là động lực chính để phát triển kinh tế của người dân vùng cửa biển.
Ngoài các nghề truyền thống như đóng đáy hàng khơi, câu cào mé... cửa biển Rạch Gốc đang được xem là “cửa khẩu” về con tôm sú bố mẹ.
< Rạch Gốc là nơi cung cấp tôm sú bố mẹ lớn nhất ở tỉnh Cà Mau.
Với lợi thế cửa biển sâu, không lệ thuộc thủy triều, bến bãi thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu, lại gần ngư trường đánh bắt của Hòn Khoai, Hòn Chuối, nên cửa Rạch Gốc thu hút nhiều phương tiện biển đến khai thác, đánh bắt. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản ở Tân Ân. Hằng ngày, từ lúc 4 đến 8 giờ sáng, cửa biển Rạch Gốc lại tấp nập với các hoạt động trao đổi mua bán.
Nghề biển phát triển, kéo theo nhiều dịch vụ khác ra đời: Cửa hàng lương thực, thực phẩm; các hãng nước đá... phục vụ ghe tàu đi đánh bắt trên biển. Kinh tế ổn định, mức sống người dân ngày càng nâng cao.
< Cuộc sống của ngư dân miền biển ngày càng sung túc.
Rạch Gốc hiện nay nhà cửa khang trang, lộ xe thông thoáng; ghe máy, ca-nô lưu hành liên tục trong ngày theo hành trình từ TP.Cà Mau - Rạch Gốc. Cửa biển Rạch Gốc là nơi phát triển sầm uất, tạo tiền đề cho sự phát triển chung của huyện Ngọc Hiển. Có người ví cửa biển Rạch Gốc như miệng con rồng đang ngậm trái châu (Hòn Khoai); chân rồng là rạch Nhà Phiếu, Nhà Diệu, rạch Ô Rô và rạch Dinh Hạng; đuôi rồng là Lâm trường Kiến Vàng của Ngọc Hiển. Ông Huỳnh Văn Tuôi, 71 tuổi, Nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Ân, nhận xét: Cửa biển Rạch Gốc là món quà thiên nhiên ban tặng, nếu được đầu tư đúng mức và đi đúng hướng thì nghề đánh bắt thủy sản ở đây sẽ là động lực giúp quê hương đổi mới.
Bài 2: Cửa biển Khánh Hội – Vực dậy một tiềm năng
< Phương tiện đánh bắt ở cửa biển Khánh Hội.
Cửa biển Khánh Hội thuộc huyện U Minh, hằng năm, có sản lượng thủy hải sản đứng nhất nhì trong tỉnh và thủy sản còn được xem là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện. Với lợi thế quan trọng đó, chắc hẳn trong tương lai Khánh Hội sẽ trở thành một đô thị biển đầy sức sống và sung túc.
MỘT THỜI TANG TÓC
Hơn 10 năm trước, khi cơn bão Lin-đa đi qua với sức tàn phá khủng khiếp, Khánh Hội đã phải chịu nhiều tổn thất nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Hàng trăm ngôi nhà, hàng trăm tàu biển, bị chôn vùi theo những cơn sóng dữ, hơn 1.000 người đã ra đi không trở lại... Lúc bấy giờ, Khánh Hội chỉ còn là một xóm làng điêu tàn, xác xơ, khắp nơi phủ một màu tang tốc. Thiệt hại do cơn bão gây ra không chỉ là gánh nặng của người dân mà còn là gánh nặng của chính quyền địa phương và toàn xã hội.
Các ngành chức năng cùng với chính quyền địa phương đã có những chính sách thiết thực hỗ trợ trên nhiều phương diện, các dự án tạo việc làm, cho vay vốn, hướng nghiệp... đồng loạt được thực hiện. Đó là điều kiện để người dân Khánh Hội có thể ổn định cuộc sống, vượt qua nỗi đau mất mát bằng chính nghị lực của mình - những người vốn từng phó thác cả cuộc đời mình cho biển khơi đầy bão tố.
< Sản phẩm từ cửa biển Khánh Hội.
Đã qua một thời gian, nghề khai thác thủy hải sản của vùng biển này bị trì trệ, bởi sau bão, cần khoảng thời gian dài để đóng mới tàu và cần khoảng thời gian đủ để ngư dân có thể định thần... Nhưng Khánh Hội đã có sức hồi sinh mãnh liệt, mảnh đất hoang tàn ngày nào giờ đây đã thay da đổi thịt, dù trải qua bao đau thương mất mát, nhưng nhịp sống của người dân nơi đây vẫn ngày càng khởi sắc.
VỰC DẬY MỘT TIỀM NĂNG
Trải qua bao thăng trầm, biến đổi, Khánh Hội hôm nay có những bước tiến vững chắc. Anh Nguyễn Hoàng Mãi - Chủ tịch UBND xã Khánh Hội cho biết: Khánh Hội đã hình thành một làng cá ngay tại cửa biển, với khoảng 172 tàu công suất 90CV trở lên, hơn 300 tàu công suất dưới 40CV và nhiều phương tiện đánh bắt khác. Cửa biển Khánh Hội được bao bọc bởi Hòn Phú Quốc (Kiên Giang), Hòn Khoai, Hòn Chuối, tạo địa thế an toàn, tránh được sóng to gió lớn. Cửa biển Khánh Hội có nguồn lợi thủy hải sản với giống loài phong phú... đặc biệt, ba năm trở lại đây, nhiều ngư dân đã trúng mùa mực, có điều kiện ổn định cuộc sống, vươn lên khá, giàu. Ngư dân có thể ra khơi đánh bắt vào bất cứ mùa nào trong năm, không như trước kia chỉ đánh bắt vào mùa chướng.
Hiện nghề đánh bắt truyền thống như câu cào mé, đóng đáy hàng khơi ít được chú trọng, ngư dân chủ yếu đánh bắt xa bờ để khai thác sản lượng lớn. Hằng ngày, các hoạt động trao đổi mua bán diễn ra sôi nổi, các tàu thu mua hàng thủy sản luôn túc trực ở cửa biển, ngư dân không còn phải chuyên chở xa. Cửa biển Khánh Hội còn là nơi giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Khi thu hoạch xong vụ lúa, những người có tàu, ghe đánh bắt lại chuẩn bị cho mùa khai thác biển, những người không có điều kiện thì khai thác theo kiểu “ăn chia”...
< Bia tưởng niệm nạn nhân cơn bão số 5.
Anh Nguyễn Vẹn Toàn chủ tàu Đức Trí - khai thác ở cửa biển Khánh Hội gần 20 năm, 17 tuổi anh đã theo cha đi biển, một khoảng thời gian dài để có thể chiêm nghiệm những gì đã qua. Anh bộc bạch: Có thể nói, khai thác biển là nghề ổn định và bền vững, bởi nguồn lợi từ biển là vô hạn, nếu tính toán cẩn thận trong quá trình khai thác sẽ thu lợi nhuận cao.
Dân đi biển ở Khánh Hội không còn “vô tư” trước sóng gió, nay, theo hướng dẫn của bộ đội Biên phòng nhiều cụm tàu thuyền an toàn đã hình thành, dựa vào nhau sẵn sàng ứng phó mọi tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Ngư dân cũng thường xuyên cập nhật thông tin trên báo, đài... tránh những thiệt hại đáng tiếc.
Khánh Hội không chỉ là trung tâm kinh tế thủy sản của huyện U Minh mà hiện nay, chính quyền địa phương đang phấn đấu đến năm 2010, nơi đây sẽ là thị trấn cửa biển với đội ngũ phương tiện khai thác hùng hậu nhất nhì của tỉnh. Mỗi năm ngân sách đầu tư hàng chục tỷ đồng để khai thông cửa biển cho tàu ra vào thuận lợi, thu hút nhiều phương tiện đến khai thác, đánh bắt; xây dựng các cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm, theo đó là các loại hình dịch vụ khác phát triển, tạo đà cho Khánh Hội vực dậy nhanh chóng tiềm năng kinh tế thủy sản.
Còn tiếp
A1 - Những cửa biển ở Cà Mau
A2 - Những cửa biển ở Cà Mau
A3 - Những cửa biển ở Cà Mau
A4 - Những cửa biển ở Cà Mau
Du lịch, GO! - Theo báo Ảnh Đất Mũi và nhiều nguồn ảnh khác
Link to full article
Comments
Post a Comment