Trương Văn Sương, người tù bất khuất: Ít nhất 200 người của nhóm Trần Văn Bá đã bị bỏ tù
Đọc báo thấy bài này đáng chú ý, xin chép lại để mai mốt đọc lại kỹ hơn.
"Chỉ mới 'tạm phóng thích 12 tháng'
Lữ Tống/Người Việt
LTS: Ông Trương Văn Sương, năm nay 67 tuổi, người tù chính trị được xem là bị nhà nuớc Cộng Sản Việt Nam bắt giam lâu nhất kể từ năm 1975 trở lại đây. Ông bị tù hai lần trong chế độ Cộng Sản.
Khi miền Nam thất thủ, ông bị “cải tạo” sáu năm. Ra tù, năm 1981, ông vượt biên sang Thái, tham gia cùng nhóm Lê Quốc Túy, Trần Văn Bá quay trở lại Việt Nam kháng chiến.
Nhóm của ông bị đặc tình an ninh Việt Nam cài người vào nên bị bắt ở tỉnh Minh Hải (Cà Mau) năm 1983. Ông Sương được nhà cầm quyền cho xe chở về nhà con trai ở khóm 2, phường 3, Bến Tre ngày 13 tháng 7 vừa qua.
Phóng viên Lữ Tống của Người Việt đã liên lạc được với ông Trương Văn Sương, qua đường điện thoại, và được ông dành cho cuộc phỏng vấn sau đây.
Lữ Tống (Người Việt): Xin cám ơn ông cho phép tôi có cuộc nói chuyện hôm nay. Trước tiên xin ông cho biết tình trạng sức khỏe của ông hiện nay?
Trương Văn Sương: Rất yếu. Tôi bị suy tim cấp 3, cộng với các thứ bệnh do mấy chục năm trong tù gây ra. Nhiều khi không có thuốc tôi chỉ nằm thở mong cho mau qua cơn mà thôi.
Bây giờ thì tạm ổn. Tôi được phát thuốc uống đầy đủ và công an trại giam trước khi chở tôi về nhà đã chữa trị cho tôi một thời gian. Bây giờ thì những cơn nguy hiểm đã qua, nhưng còn những bệnh mãn tính thì vẫn còn hành dữ lắm.
Người Việt: Theo chúng tôi được biết, ông bị kêu án chung thân vì tội gián điệp. Với bản án này, người thi hành án phải được lệnh ân xá từ chủ tịch nước. Trường hợp của ông có phải ngoại lệ?
Trương Văn Sương: Tôi xin nhắc lại cho rõ là họ không trả tự do cho tôi mà chỉ tạm hoãn thi hành án 12 tháng mà thôi. Họ bắt con trai tôi ký giấy bảo lãnh cho tôi mới được về chữa bệnh chứ không phải họ chính thức trả tự do cho tôi.
Người Việt: Trên chuyến xe cùng về, chắc ông và công an cũng có nhiều dịp nói chuyện với nhau. Họ có khuyên hay gợi ý cho ông tránh những việc làm như trả lời phỏng vấn với báo, đài ngoại quốc, hoặc không nên có những hành động mà họ gọi là chống phá cách mạng?
Trương Văn Sương: Tất nhiên. Họ bảo già rồi, về thì lo việc chữa bệnh, chăm sóc gia đình, đừng nghe bất cứ ai hết. Không làm bất cứ điều gì để chánh quyền địa phương phiền hà.
Họ còn căn dặn rằng khi về nhà thì phải báo cáo cho Ủy ban Nhân dân phường đàng hoàng và không được có hành vi hay cử chỉ chống đối. Không được đi đâu mà không xin phép... Nói chung, coi như đang được tạm tha, muốn bắt lại hồi nào thì bắt...
Người Việt: Ðược biết ông là người tù lâu nhất trong trại giam Cộng Sản sau năm 1975. Ông có thể kể sơ qua một vài chi tiết về các hoạt động của ông, đã dẫn tới việc bắt giữ và tuyên án nặng nề như vậy?
Trương Văn Sương: Sau khi bị tập trung cải tạo sáu năm vì tôi là trung úy QLVNCH, ra tù, tôi vượt biên sang Thái Lan, gia nhập vào “Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.”
Tôi làm trưởng toán, dẫn mười anh em nhập biên vào Hòn Ðá Bạc tại mũi Cà Mau. Ðến đó thì tôi và anh em cả toán đều bị bắt. Tôi bị kết án chung thân vào ngày 1 tháng 3, 1983. Tính đến nay, khi tôi được ra khỏi trại giam Nam Hà, thì đã 27 năm 4 tháng rưỡi.
Người Việt : Trong những đợt bắt bớ này, Hà Nội công khai đăng tải những thông tin mà họ nói là “gián điệp thâm nhập chống phá cách mạng.” Ông là người trong cuộc, xin cho biết một ít chi tiết về việc này.
Trương Văn Sương: Thật ra, rất nhiều đợt kháng chiến quân về Việt Nam. Mỗi đợt về có một toán, kéo dài tới ba năm như thế. Tôi làm trưởng toán dẫn 10 người về nước và tháng 12 năm 1980 có một toán đường bộ do thiếu úy Biệt Ðộng Quân tên Trần Dự dẫn về.
Toán này cũng bị bắt vì không thành công. Sau này có nhiều toán xâm nhập bằng đường biển, vì đường bộ bị phát hiện nhiều quá. Từ năm 1981 cho đến 1985, rất nhiều toán quân thâm nhập vào Việt Nam. Số anh em bị nhốt chung với tôi ước lượng khoảng 200 người. Ða số bị bắt từ năm 1980 tới 1985.
Toán của tôi thì coi như họ đã được thả ra hết. Một số bị bệnh chết, một số vượt trại bị bắn chết, còn bao nhiêu người còn lại đều được thả hết, chỉ còn duy nhất một mình tôi ở cho đến hôm nay.
Người Việt: Ông nổi tiếng là người dám chống đối công an công khai trong trại giam. Xin ông kể cho vài chuyện liên quan đến ông.
Trương Văn Sương: Tại trại giam Nam Hà, tôi chống đối họ rất nhiều lần. Tất cả anh em đều cho tôi là người anh hùng, nhưng tôi không dám nhận danh từ này.
Cứ sáu tháng thì tôi phải bị cùm, bị biệt giam kỷ luật một lần. Mỗi năm tôi bị bắt đi hai lần như vậy. Lý do là vì họ bắt tôi phải viết lại bản kiểm điểm vì bản kiểm điểm của tôi họ không vừa lòng.
Người Việt: Họ không vừa lòng ở điểm nào, thưa ông?
Trương Văn Sương: Bản kiểm điểm của tôi viết như vầy: “Chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi vô tội và chúng tôi là những người có công với đất nước.
Chúng tôi đã đem mồ hôi xương máu xây dựng và đấu tranh cho nhân quyền, tự do dân chủ cho Việt Nam.
Còn với những người có tội thì chính đảng Cộng Sản Việt Nam mới là người có tội. Bằng chứng là các cuộc cải cách ruộng đất đã giết chết bao nhiêu người vô tội tại miền Bắc. Sau đó năm 1975, một lần nữa sau khi chiếm được miền Nam họ đã làm kiệt quệ kinh tế bằng các cuộc cải tạo tư sản. đánh tư bản, đẩy dân đi kinh tế mới, gây cho hàng triệu người vượt biên trong đó hàng trăm ngàn người đã chết.
Họ đã buộc hàng trăm ngàn sĩ quan QLVNCH đi cải tạo và có biết bao người chết mà không biết thân xác bị vùi dập nơi đâu. Cán bộ thì tham nhũng, thối nát, hiếp đáp dân chúng trong hàng chục năm qua nhưng lại hèn nhát cúi đầu trước các vụ lấn đất, lấn biển của ngoại bang. Hoàng Sa, Trường Sa không được bảo vệ khiến đất nước cha ông đã và đang rơi vào tay quân giặc.”
Tôi viết như vậy mấy lần giống nhau, và khi họ thấy không ép tôi được nữa, họ kể như lơ luôn.
Người Việt: Riêng trường hợp họ đề nghị ông viết đơn xin ân xá thì ông trả lời ra sao?
Trương Văn Sương: Ban đầu, họ biểu tôi làm đơn xin ân xá nhưng tôi không chịu. Tôi là người có công với đất nước chớ đâu phải có tội như họ đâu mà xin ân xá. Người xin ân xá phải là họ chớ đâu phải tôi?
Nhưng đến khi nghĩ lại, thời gian qua tôi đã chứng tỏ mình là người như thế nào rồi và hơn nữa tôi bệnh quá nặng, sợ không nhìn thấy được con cháu. Cuối cùng tôi nhượng bộ làm đơn xin ân xá. Tôi vẫn tin rằng lịch sử sẽ minh chứng cho tôi và mọi người anh em, bạn bè sẽ hiểu cho tôi sau này...
Người Việt: Những ngày cuối cùng trong trại giam trước khi được thả, công an đối xử với ông có khác trước hay không? Vì họ biết phải thả ông ra và không muốn lôi thôi nếu ông chết trong tù?
Trương Văn Sương: Phải nói là trong những ngày cuối cùng, kể từ đầu năm 2010 tới giờ, họ đối xử với tôi rất tử tế. Họ có vẻ kính trọng mình, nhất là qua đợt bệnh vừa rồi họ chăm sóc rất chu đáo. Mới đây nhất, trong chuyến đưa tôi từ miền Bắc vào Nam, họ ưu ái tôi không khác nào đối với một vị tướng vậy! (sic)
Nếu mà nói Cộng Sản xấu thì cũng không hẳn lắm. Bởi ở giai đoạn cuối họ đối xử với tôi rất khác lạ, phải nói là ưu đãi đủ mọi chuyện. Nhưng ngắn thôi, chừng một năm trở lại đây thôi, còn hai mươi mấy năm về trước họ coi tôi như con bọ, con dòi vậy, thua con vật xa...
Chuyện này cho tôi hiểu như thế này: Họ biết họ phải thả mình nhưng nếu cứ đối xử với mình một cách tồi tệ như trước đây thì tất nhiên mình sẽ nói xấu họ. Ðó chẳng qua là một thủ đoạn.
Ngày nào họ giẫm mình xuống bùn nhưng đến khi nhận thấy rằng giẫm mình không xuể thì họ vuốt mình mấy câu... Họ khen, rồi tắm rửa cho mình, lau chùi đánh bóng cho mình... để quảng cáo rằng: họ là những người tốt, là những ân nhân làm ơn cho mình...
Người Việt: Hoàn cảnh gia đình ông, theo chúng tôi biết, rất khó khăn. Ông chia sẻ gì về vấn đề này hay không?
Trương Văn Sương: Tôi có ba con, hai trai một gái. Bảy cháu nội và hai cháu ngoại nhưng không có đứa nào đi học đàng hoàng cả. Ðó là nỗi đau nhất của tôi từ xưa tới nay.
Nghèo quá mà làm sao đi học cho được, hơn nữa cha của tụi nó ở tù vì tội phản cách mạng nên tụi nó đâu dám chường ra với người ta mà học hành đàng hoàng. Vừa nghèo vừa dốt nát... Kết quả sau bao nhiêu năm trong tù còn lại với gia đình tôi như thế.
Người Việt: Và cuối cùng thì ước nguyện của ông đối với đồng bào, dân tộc như thế nào?
Trương Văn Sương: Tôi vẫn muốn dân tộc Việt Nam bây giờ nên hướng về tương lai. Nên đối xử với nhau trong tinh thần nhân đạo. Hãy để quá khứ về quá khứ.
Người Việt: Xin cám ơn ông!"
( Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=116000&z=1 )
"Chỉ mới 'tạm phóng thích 12 tháng'
Lữ Tống/Người Việt
LTS: Ông Trương Văn Sương, năm nay 67 tuổi, người tù chính trị được xem là bị nhà nuớc Cộng Sản Việt Nam bắt giam lâu nhất kể từ năm 1975 trở lại đây. Ông bị tù hai lần trong chế độ Cộng Sản.
Khi miền Nam thất thủ, ông bị “cải tạo” sáu năm. Ra tù, năm 1981, ông vượt biên sang Thái, tham gia cùng nhóm Lê Quốc Túy, Trần Văn Bá quay trở lại Việt Nam kháng chiến.
Nhóm của ông bị đặc tình an ninh Việt Nam cài người vào nên bị bắt ở tỉnh Minh Hải (Cà Mau) năm 1983. Ông Sương được nhà cầm quyền cho xe chở về nhà con trai ở khóm 2, phường 3, Bến Tre ngày 13 tháng 7 vừa qua.
Phóng viên Lữ Tống của Người Việt đã liên lạc được với ông Trương Văn Sương, qua đường điện thoại, và được ông dành cho cuộc phỏng vấn sau đây.
Lữ Tống (Người Việt): Xin cám ơn ông cho phép tôi có cuộc nói chuyện hôm nay. Trước tiên xin ông cho biết tình trạng sức khỏe của ông hiện nay?
Trương Văn Sương: Rất yếu. Tôi bị suy tim cấp 3, cộng với các thứ bệnh do mấy chục năm trong tù gây ra. Nhiều khi không có thuốc tôi chỉ nằm thở mong cho mau qua cơn mà thôi.
Bây giờ thì tạm ổn. Tôi được phát thuốc uống đầy đủ và công an trại giam trước khi chở tôi về nhà đã chữa trị cho tôi một thời gian. Bây giờ thì những cơn nguy hiểm đã qua, nhưng còn những bệnh mãn tính thì vẫn còn hành dữ lắm.
Người Việt: Theo chúng tôi được biết, ông bị kêu án chung thân vì tội gián điệp. Với bản án này, người thi hành án phải được lệnh ân xá từ chủ tịch nước. Trường hợp của ông có phải ngoại lệ?
Trương Văn Sương: Tôi xin nhắc lại cho rõ là họ không trả tự do cho tôi mà chỉ tạm hoãn thi hành án 12 tháng mà thôi. Họ bắt con trai tôi ký giấy bảo lãnh cho tôi mới được về chữa bệnh chứ không phải họ chính thức trả tự do cho tôi.
Người Việt: Trên chuyến xe cùng về, chắc ông và công an cũng có nhiều dịp nói chuyện với nhau. Họ có khuyên hay gợi ý cho ông tránh những việc làm như trả lời phỏng vấn với báo, đài ngoại quốc, hoặc không nên có những hành động mà họ gọi là chống phá cách mạng?
Trương Văn Sương: Tất nhiên. Họ bảo già rồi, về thì lo việc chữa bệnh, chăm sóc gia đình, đừng nghe bất cứ ai hết. Không làm bất cứ điều gì để chánh quyền địa phương phiền hà.
Họ còn căn dặn rằng khi về nhà thì phải báo cáo cho Ủy ban Nhân dân phường đàng hoàng và không được có hành vi hay cử chỉ chống đối. Không được đi đâu mà không xin phép... Nói chung, coi như đang được tạm tha, muốn bắt lại hồi nào thì bắt...
Người Việt: Ðược biết ông là người tù lâu nhất trong trại giam Cộng Sản sau năm 1975. Ông có thể kể sơ qua một vài chi tiết về các hoạt động của ông, đã dẫn tới việc bắt giữ và tuyên án nặng nề như vậy?
Trương Văn Sương: Sau khi bị tập trung cải tạo sáu năm vì tôi là trung úy QLVNCH, ra tù, tôi vượt biên sang Thái Lan, gia nhập vào “Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.”
Tôi làm trưởng toán, dẫn mười anh em nhập biên vào Hòn Ðá Bạc tại mũi Cà Mau. Ðến đó thì tôi và anh em cả toán đều bị bắt. Tôi bị kết án chung thân vào ngày 1 tháng 3, 1983. Tính đến nay, khi tôi được ra khỏi trại giam Nam Hà, thì đã 27 năm 4 tháng rưỡi.
Người Việt : Trong những đợt bắt bớ này, Hà Nội công khai đăng tải những thông tin mà họ nói là “gián điệp thâm nhập chống phá cách mạng.” Ông là người trong cuộc, xin cho biết một ít chi tiết về việc này.
Trương Văn Sương: Thật ra, rất nhiều đợt kháng chiến quân về Việt Nam. Mỗi đợt về có một toán, kéo dài tới ba năm như thế. Tôi làm trưởng toán dẫn 10 người về nước và tháng 12 năm 1980 có một toán đường bộ do thiếu úy Biệt Ðộng Quân tên Trần Dự dẫn về.
Toán này cũng bị bắt vì không thành công. Sau này có nhiều toán xâm nhập bằng đường biển, vì đường bộ bị phát hiện nhiều quá. Từ năm 1981 cho đến 1985, rất nhiều toán quân thâm nhập vào Việt Nam. Số anh em bị nhốt chung với tôi ước lượng khoảng 200 người. Ða số bị bắt từ năm 1980 tới 1985.
Toán của tôi thì coi như họ đã được thả ra hết. Một số bị bệnh chết, một số vượt trại bị bắn chết, còn bao nhiêu người còn lại đều được thả hết, chỉ còn duy nhất một mình tôi ở cho đến hôm nay.
Người Việt: Ông nổi tiếng là người dám chống đối công an công khai trong trại giam. Xin ông kể cho vài chuyện liên quan đến ông.
Trương Văn Sương: Tại trại giam Nam Hà, tôi chống đối họ rất nhiều lần. Tất cả anh em đều cho tôi là người anh hùng, nhưng tôi không dám nhận danh từ này.
Cứ sáu tháng thì tôi phải bị cùm, bị biệt giam kỷ luật một lần. Mỗi năm tôi bị bắt đi hai lần như vậy. Lý do là vì họ bắt tôi phải viết lại bản kiểm điểm vì bản kiểm điểm của tôi họ không vừa lòng.
Người Việt: Họ không vừa lòng ở điểm nào, thưa ông?
Trương Văn Sương: Bản kiểm điểm của tôi viết như vầy: “Chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi vô tội và chúng tôi là những người có công với đất nước.
Chúng tôi đã đem mồ hôi xương máu xây dựng và đấu tranh cho nhân quyền, tự do dân chủ cho Việt Nam.
Còn với những người có tội thì chính đảng Cộng Sản Việt Nam mới là người có tội. Bằng chứng là các cuộc cải cách ruộng đất đã giết chết bao nhiêu người vô tội tại miền Bắc. Sau đó năm 1975, một lần nữa sau khi chiếm được miền Nam họ đã làm kiệt quệ kinh tế bằng các cuộc cải tạo tư sản. đánh tư bản, đẩy dân đi kinh tế mới, gây cho hàng triệu người vượt biên trong đó hàng trăm ngàn người đã chết.
Họ đã buộc hàng trăm ngàn sĩ quan QLVNCH đi cải tạo và có biết bao người chết mà không biết thân xác bị vùi dập nơi đâu. Cán bộ thì tham nhũng, thối nát, hiếp đáp dân chúng trong hàng chục năm qua nhưng lại hèn nhát cúi đầu trước các vụ lấn đất, lấn biển của ngoại bang. Hoàng Sa, Trường Sa không được bảo vệ khiến đất nước cha ông đã và đang rơi vào tay quân giặc.”
Tôi viết như vậy mấy lần giống nhau, và khi họ thấy không ép tôi được nữa, họ kể như lơ luôn.
Người Việt: Riêng trường hợp họ đề nghị ông viết đơn xin ân xá thì ông trả lời ra sao?
Trương Văn Sương: Ban đầu, họ biểu tôi làm đơn xin ân xá nhưng tôi không chịu. Tôi là người có công với đất nước chớ đâu phải có tội như họ đâu mà xin ân xá. Người xin ân xá phải là họ chớ đâu phải tôi?
Nhưng đến khi nghĩ lại, thời gian qua tôi đã chứng tỏ mình là người như thế nào rồi và hơn nữa tôi bệnh quá nặng, sợ không nhìn thấy được con cháu. Cuối cùng tôi nhượng bộ làm đơn xin ân xá. Tôi vẫn tin rằng lịch sử sẽ minh chứng cho tôi và mọi người anh em, bạn bè sẽ hiểu cho tôi sau này...
Người Việt: Những ngày cuối cùng trong trại giam trước khi được thả, công an đối xử với ông có khác trước hay không? Vì họ biết phải thả ông ra và không muốn lôi thôi nếu ông chết trong tù?
Trương Văn Sương: Phải nói là trong những ngày cuối cùng, kể từ đầu năm 2010 tới giờ, họ đối xử với tôi rất tử tế. Họ có vẻ kính trọng mình, nhất là qua đợt bệnh vừa rồi họ chăm sóc rất chu đáo. Mới đây nhất, trong chuyến đưa tôi từ miền Bắc vào Nam, họ ưu ái tôi không khác nào đối với một vị tướng vậy! (sic)
Nếu mà nói Cộng Sản xấu thì cũng không hẳn lắm. Bởi ở giai đoạn cuối họ đối xử với tôi rất khác lạ, phải nói là ưu đãi đủ mọi chuyện. Nhưng ngắn thôi, chừng một năm trở lại đây thôi, còn hai mươi mấy năm về trước họ coi tôi như con bọ, con dòi vậy, thua con vật xa...
Chuyện này cho tôi hiểu như thế này: Họ biết họ phải thả mình nhưng nếu cứ đối xử với mình một cách tồi tệ như trước đây thì tất nhiên mình sẽ nói xấu họ. Ðó chẳng qua là một thủ đoạn.
Ngày nào họ giẫm mình xuống bùn nhưng đến khi nhận thấy rằng giẫm mình không xuể thì họ vuốt mình mấy câu... Họ khen, rồi tắm rửa cho mình, lau chùi đánh bóng cho mình... để quảng cáo rằng: họ là những người tốt, là những ân nhân làm ơn cho mình...
Người Việt: Hoàn cảnh gia đình ông, theo chúng tôi biết, rất khó khăn. Ông chia sẻ gì về vấn đề này hay không?
Trương Văn Sương: Tôi có ba con, hai trai một gái. Bảy cháu nội và hai cháu ngoại nhưng không có đứa nào đi học đàng hoàng cả. Ðó là nỗi đau nhất của tôi từ xưa tới nay.
Nghèo quá mà làm sao đi học cho được, hơn nữa cha của tụi nó ở tù vì tội phản cách mạng nên tụi nó đâu dám chường ra với người ta mà học hành đàng hoàng. Vừa nghèo vừa dốt nát... Kết quả sau bao nhiêu năm trong tù còn lại với gia đình tôi như thế.
Người Việt: Và cuối cùng thì ước nguyện của ông đối với đồng bào, dân tộc như thế nào?
Trương Văn Sương: Tôi vẫn muốn dân tộc Việt Nam bây giờ nên hướng về tương lai. Nên đối xử với nhau trong tinh thần nhân đạo. Hãy để quá khứ về quá khứ.
Người Việt: Xin cám ơn ông!"
( Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=116000&z=1 )
Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14066012
Comments
Post a Comment