Tại sao lại ra nông nỗi này!
Đọc báo thấy bài này đáng chú ý, xin chép lại để mai mốt đọc lại kỹ hơn.
"Ngọc Lan/Người Việt
Bản tin “Sinh viên Việt du học tự tử tại Westminster,” đăng trên nhật báo Người Việt vào Thứ Ba vừa qua, tạo sự xúc động và quan tâm lớn đối với sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ, đặc biệt là ngay tại Orange County, nơi tập trung đông đảo cư dân gốc Việt.
Bản tin ngày 21 tháng 6 viết về chuyện một sinh viên du học, tên Nguyễn Mạnh Cường, 19 tuổi, đang theo học tại đại học Golden West College, tự tử bằng cách treo cổ tại một căn nhà thuộc thành phố Westminster.
Cảnh sát tìm thấy trong người nạn nhân một lá thư tuyệt mệnh và một vé lô tô. Nội dung lá thư cho biết Cường “muốn để lại di sản cho mẹ.” Cũng theo bản tin, “đây là một sinh viên Việt du học, có ít bạn, không thích giao du và không có dấu hiệu uống rượu hay dùng ma túy trong quá khứ.”
Từ sự việc này, qua phỏng vấn một số sinh viên Việt Nam đang du học tự túc tại Mỹ, áp lực mà một sinh viên xa nhà phải gánh lấy, quả là một vấn đề cần được nhìn nhận và chia sẻ một cách tích cực hơn.
Chia sẻ nỗi buồn
“Nghe tin mà cảm thấy bàng hoàng cả người,” em Trịnh Thị Kim Liên, sinh viên du học tại Santa Ana College, và Vũ Tuyết Nhung, vừa tốt nghiệp bằng hai năm tại trường Golden West College, chuẩn bị vào trường Cal State Long Beach vào Mùa Thu tới, đều thốt lên bằng giọng sửng sốt.
“Tại sao lại ra nông nỗi như vậy chứ!”
Trong khi đó, em Nghiêm Thị Thanh Mai, vừa sang du học tại Golden West College được một học kỳ Mùa Xuân vừa qua, cho biết em “hết hồn” sau khi đọc bản tin trên Người Việt.
Theo Mai, dù không biết mặt Cường, Mai vẫn nghe như có vẻ gì quen thuộc lắm. “Có thể em đã từng gặp Cường trong trường, hoặc vì thấy Cường cũng bằng tuổi mình, học cùng trường với mình, cũng là người Việt Nam và cũng đi du học như mình.” Mai xót xa: “Một cảm giác thấy buồn và tiếc lắm.”
Con đường của sinh viên du học đôi khi cũng rất gập ghềnh. (Hình minh họa: Thu Hồng/Người Việt)
Sau sự “bàng hoàng,” “hết hồn,” những du học sinh xa nhà đều tự đưa ra những giả thuyết về lý do đẩy người sinh viên đến quyết định từ bỏ cuộc đời ở lứa tuổi đẹp nhất như thế.
Lý do “gặp phải khó khăn về tài chánh” được hầu hết du học sinh nghĩ đến trước tiên.
“Có thể là do áp lực về tiền bạc. Vì em đọc thấy bạn để lại cho mẹ cả tờ vé số, như vậy 70-80% là bạn bị áp lực về tiền rồi,” Thanh Mai giả định.
Kim Liên dè dặt hơn: “Em nghĩ có lẽ bạn ấy đã phải chịu nhiều áp lực gì đó về vấn đề tiền học, hay cũng có thể là tình cảm.”
Lý do không bạn bè, ít giao tiếp, thiếu người chia sẻ cũng là một trong những nguyên nhân có thể đẩy những người trẻ tuổi đến suy nghĩ cùng quẫn.
Phú Phạm, một sinh viên vừa tốt nghiệp Orange Coast College, chuẩn bị vào Cal State Fullerton, chia sẻ: “Những tác động về chuyện tình cảm đối với những người du học như tụi em là rất lớn.”
Phú cho biết từ kinh nghiệm bản thân: “Khi tình yêu đổ vỡ, nếu ở Việt Nam, mình còn có chỗ nương tựa để tìm sự chia sẻ từ bạn bè, người thân, gia đình. Còn ở đây, mình chỉ có một mình. Cô đơn và lẻ loi khủng khiếp. Nỗi buồn vì vậy mà còn tăng lên gấp nhiều lần.”
Chính từ như vậy, theo Phú, “nếu không vững vàng, chuyện tìm đến cái chết cũng rất có thể xảy ra.”
Thanh Mai nêu suy nghĩ, “có thể do Cường ít bạn, ít nói. Nếu là con gái, khi có chuyện gì, tụi em ‘tám’ với nhau rồi thì sẽ hết. Con trai khác, đâu bao giờ những đứa con trai lại mang điều không vui, bất lợi của mình ra mà kể với ai đâu. Vậy nên nhiều khi có thể bạn đó cảm thấy bức bối quá mà không biết có ai để nói ra, nên càng ngày càng ‘stressed’ hơn nữa.”
Dù lý do gì đi nữa, sự ra đi của người sinh viên đó cũng ít nhiều để lại nỗi cảm hoài trong lòng sinh viên đang du học xa nhà. Và, họ “cầu mong cho linh hồn bạn ấy sớm siêu thoát.”
“Ðoạn trường ai có qua cầu mới hay”
Từ những giả thuyết được các du học sinh đưa ra, có thể thấy, những người đang mang trên mình chiếc áo “du học sinh” không hoàn toàn hạnh phúc như bạn bè ở quê nhà ngưỡng mộ. Ðằng sau niềm tự hào đó, những áp lực nặng nề đặt lên vai, lên suy nghĩ, của người sinh viên du học tự túc, có lẽ, “chỉ người trong cuộc mới hiểu hết.”
Với nhiều tâm trạng băn khoăn, Kim Liên bày tỏ: “Với em, áp lực lớn nhất và nặng nề nhất là nỗi lo không có tiền đóng học phí, lo là không biết mình còn có khả năng tài chánh để học được tới đâu. Nhìn ra chỉ thấy một tương lai mờ mịt thôi. Lúc nào cũng loanh quanh với nỗi lo: tiền đâu?”
Kim Liên là một trong số những sinh viên “du học tự túc” theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Liên phải tự mình lo trang trải tất cả mọi chi phi phí ăn ở, học hành, sinh sống tại xứ sở đắt đỏ này. Và, không chỉ phải tự lo cho bản thân nơi xứ lạ, Liên còn gánh nặng trong lòng nỗi lo cánh cánh tiền phụ giúp ba mẹ đóng học phí cho bảy đứa em còn lại ở quê nhà mỗi khi mùa tựu trường đến.
Tuy không bị áp lực tài chánh nặng nề như Kim Liên, Tuyết Nhung “cũng bị ‘stressed’ nhiều lắm trong chuyện học hành, kiếm việc làm.”
Nhung tâm sự: “Chưa học xong mùa này đã lo cho tiền học mùa tới.”
Nhung tiếp: “Một áp lực khác của em là chuyện sợ đi làm giữa chừng lại bị chủ đuổi. Tiền đâu để trả tiền nhà, tiền xe, tiền ăn? Ba mẹ cho tiền học là nhiều rồi, còn lại phải tự xoay sở thêm.”
Mặc cảm mình là người đi làm “không hợp pháp,” đôi lúc bị chủ chèn ép, nói nặng nhẹ, nhiều lúc Nhung “cảm thấy tủi thân, cũng khóc.”
Với Phú Phạm, đã chấp nhận đi du học, tức là chấp nhận những áp lực nặng nề, để cảm thấy mình được trưởng thành và lớn lên, thế nhưng không phải không có lúc “dường như tuyệt vọng.” Tiền nhà gửi sang không còn, cũng không dám gọi về bởi biết “bên đó cũng đang khó khăn.” Công việc thì bị mất. “Có ai tin được là có những hôm em phải nhịn đói không?”
Trân Trần, sinh viên du học tại Golden West College, cho biết: “Với em, áp lực của sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa là quan trọng nhất.”
'Du học là phải nén nhịn mỗi khi rất buồn'. (Hình minh họa: Thu Hồng/Người Việt)
Trân kể, có khi vào lớp, cô giáo kể chuyện cười, người thông thạo tiếng Anh, ai cũng cười, “chỉ có vài đứa Việt Nam nhìn nhau chẳng hiểu gì hết thì làm sao mà cười.” Cũng do vấn đề ngôn ngữ, du học sinh Việt Nam chỉ tìm chơi với bạn Việt Nam, và ngại tiếp xúc với các bạn ngoại quốc.
Với Trân, sự bối rối trong chuyện chọn ngành học phù hợp với môi trường bên này hay bên kia cũng là một áp lực. Trân tâm sự: “Bản thân em thích học ngành tâm lý, nhưng ở Việt Nam ngành đó chưa phát triển, thành ra em lại chọn học về thương mại để có nhiều cơ hội hơn khi quay về.”
Tuy mới sang Mỹ du học được sáu tháng, Thanh Mai cũng nếm trải mùi “stressed” như bao du học sinh khác. Trong đó, nặng nề nhất chính là “chuyện tiền bạc.”
Thanh Mai nói về kinh nghiệm của mình: “Khi chưa tìm được việc làm, cứ cảm thấy lo lắng, sốt ruột, bởi thấy tiền cứ ra hoài mà chẳng thấy vô. Có lúc gọi điện thoại đến mấy chục nhà hàng hỏi xin việc mà ở đâu cũng lắc đầu: ‘Không, không, không nhận, đủ rồi.’ Lúc đó thật sự muốn khùng luôn. Cứ nghĩ đến cảnh không còn tiền mà sinh ra bị căng thẳng. Căng thẳng rất nhiều.”
Ngoài những áp lực “có tên gọi cụ thể,” những chuyện tưởng chừng như nhỏ nhặt, vớ vẩn, đôi khi cũng trở thành nỗi gặm nhắm dai dẳng trong lòng nhiều sinh viên xa nhà, lại vốn dĩ nhạy cảm.
Có những sinh viên trước khi rời khỏi vòng tay cha mẹ, chưa từng phải nghe một lời nặng nhẹ, chưa từng biết cầm đến miếng giẻ rửa chén, cái cây lau nhà, bàn ủi quần áo thì, nay sang Mỹ du học, ở trọ nhà người lạ, cái restroom không biết chùi, thùng rác không biết đổ, thức ăn thừa trong tủ lạnh không biết vứt, phòng ngủ không biết sắp đặt gọn gàng, khiến bị chủ nhà nói là “nhìn vào không biết phòng dành cho người ở hay chuột ở.”
Uất ức, nghẹn ngào. Không biết “tại sao những việc như vậy mình cũng không quen làm, khiến người ta phải nhắc, hay vì đã có ai trong đời dám nhắc nhở mình như vậy đâu.” Chuyện chỉ vậy, đôi khi lại thành stressed, và suy sụp tinh thần.
Tình bạn và niềm tin tôn giáo
“May mắn là em còn có bạn bè và người thân chia sẻ,” Tuyết Nhung, người đang chuẩn bị chuyển tiếp lên Cal State Long Beach, nhìn nhận.
Cùng chung suy nghĩ với Tuyết Nhung, còn có Thanh Mai, Trân Trần, Phú Phạm, Kim Liên. Tất cả đều cho rằng, có bạn bè, có thân nhân ở đây là một sự may mắn, góp phần hỗ trợ rất nhiều cho sinh viên du học trong việc giảm bớt áp lực, căng thẳng mà những đứa trẻ xa nhà lần đầu đối diện.
Thanh Mai liến thoắng: “Ða phần sinh viên du học sang đây thường rơi vào cảm giác lẻ loi, nhớ nhà. Em thì may mắn có gia đình dì, cậu, chú ở đây, lại thêm có được người bạn thân đã sang đây trước nên em cảm thấy rất vui. Lại thêm em là người dạn dĩ, nên dễ dàng kết được nhiều người bạn tốt.”
Trân Trần vui vẻ: “Em cảm thấy may mắn là tuy không có người thân ở đây, em lại có được những người bạn thân thiết. Thấy đỡ rất nhiều, chứ không thì chắc cô đơn lắm.”
Có bạn bè, mỗi khi có chuyện, các du học sinh lại mang ra chia sẻ với nhau, “nói ra hết rồi thấy cũng nhẹ.”
Một thực tế là hầu như không có du học sinh nào mỗi khi gặp khó khăn lại gọi điện thoại về kể sạch sành sanh mọi chuyện cho cha mẹ ở Việt Nam nghe.
“Khi có chuyện gì xảy ra, em cũng chỉ gọi về nói với gia đình một chút thôi. Nhiều lúc thật khó khăn nhưng chỉ nói khó hơi hơi thôi. Bởi nói ra sợ gia đình lo lắng. Mà lo lắng quá cũng có làm được gì đâu!” Tuyết Nhung chia sẻ.
Trân Trần cũng thế. Em cho rằng, mỗi khi gặp những vấn đề khó khăn, em chỉ gọi điện thoại nói một phần với gia đình thôi, “bởi ba mẹ ở xa quá, có nói cũng chỉ làm ba mẹ lo thêm, già thêm thôi.” Chính vì thế, “chuyện khó 10 phần, em chỉ nói khó có 2 thôi. Rồi khi mọi chuyện qua hết rồi em mới lại kể cho ba mẹ nghe.” Trân nêu “kinh nghiệm.”
Không có nhiều bạn bè, Kim Liên đặt niềm tin vào tôn giáo. Liên cho hay, em là người Công Giáo nên điều giúp em vượt qua những áp lực nặng nề chính là việc “bám víu vào Chúa và Ðức Mẹ.”
Một số sinh viên khác thì lạc quan, và tin tưởng vào tương lại. Tuyết Nhung tâm sự: “Em cứ nghĩ là mình may mắn hơn nhiều người, và tương lai sẽ khác hơn rất nhiều nếu mình học xong và quay về Việt Nam. Cho nên thôi thì đã được đi du học thì bằng mọi cách phải mà ráng ở lại học chứ không bao giờ có ý định bỏ cuộc quay về, cho dù bất kỳ lý do gì.”
Với sinh viên Thanh Mai thì khác. Cô khẳng định rằng, những quyết định do mình đặt ra, mình phải tự chịu trách nhiệm: “Quyết định đi du học là của em, nên em không có quyền than vãn. Em cũng nghĩ nếu chỉ mới có khó khăn như vậy mà mình đã bỏ cuộc, đầu hàng thì làm sao mình sống ở đời được. Cuộc đời còn nhiều cái khó khăn hơn. Cứ nghĩ những chuyện đó không là gì hết thì mình sẽ vượt qua thôi.”
Trên trang blog của một sinh viên du học, người ta đọc được những dòng chữ sau:
“Du học là phải nén nhịn mỗi khi rất buồn, muốn gọi ngay cho người thân để tâm sự nhưng phải nén lại vì không muốn để ai phải lo lắng cho mình.
Du học là cảm giác hụt hẫng mỗi khi có chuyện gì rất vui, muốn gào thét đùa vui nhưng rồi chợt nhận ra quanh mình hình như không ai quan tâm cả.
Du học là muốn khóc cũng không được khóc vì mình phải mạnh mẽ, phải vững vàng.
Du học là khó thở khi phải nhận cái áp lực, sự kỳ vọng từ mọi người vì mang tiếng đi xa học mà lại không làm được gì thì thật là xấu hổ.”
Và,
Du học là không được xưng là du học nếu không muốn nhận thêm áp lực từ những ánh nhìn kỳ thị của những người cùng mái tóc màu da của con Hồng cháu Lạc.”"
( Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=115463&z=3 )
"Ngọc Lan/Người Việt
Bản tin “Sinh viên Việt du học tự tử tại Westminster,” đăng trên nhật báo Người Việt vào Thứ Ba vừa qua, tạo sự xúc động và quan tâm lớn đối với sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ, đặc biệt là ngay tại Orange County, nơi tập trung đông đảo cư dân gốc Việt.
Bản tin ngày 21 tháng 6 viết về chuyện một sinh viên du học, tên Nguyễn Mạnh Cường, 19 tuổi, đang theo học tại đại học Golden West College, tự tử bằng cách treo cổ tại một căn nhà thuộc thành phố Westminster.
Cảnh sát tìm thấy trong người nạn nhân một lá thư tuyệt mệnh và một vé lô tô. Nội dung lá thư cho biết Cường “muốn để lại di sản cho mẹ.” Cũng theo bản tin, “đây là một sinh viên Việt du học, có ít bạn, không thích giao du và không có dấu hiệu uống rượu hay dùng ma túy trong quá khứ.”
Từ sự việc này, qua phỏng vấn một số sinh viên Việt Nam đang du học tự túc tại Mỹ, áp lực mà một sinh viên xa nhà phải gánh lấy, quả là một vấn đề cần được nhìn nhận và chia sẻ một cách tích cực hơn.
Chia sẻ nỗi buồn
“Nghe tin mà cảm thấy bàng hoàng cả người,” em Trịnh Thị Kim Liên, sinh viên du học tại Santa Ana College, và Vũ Tuyết Nhung, vừa tốt nghiệp bằng hai năm tại trường Golden West College, chuẩn bị vào trường Cal State Long Beach vào Mùa Thu tới, đều thốt lên bằng giọng sửng sốt.
“Tại sao lại ra nông nỗi như vậy chứ!”
Trong khi đó, em Nghiêm Thị Thanh Mai, vừa sang du học tại Golden West College được một học kỳ Mùa Xuân vừa qua, cho biết em “hết hồn” sau khi đọc bản tin trên Người Việt.
Theo Mai, dù không biết mặt Cường, Mai vẫn nghe như có vẻ gì quen thuộc lắm. “Có thể em đã từng gặp Cường trong trường, hoặc vì thấy Cường cũng bằng tuổi mình, học cùng trường với mình, cũng là người Việt Nam và cũng đi du học như mình.” Mai xót xa: “Một cảm giác thấy buồn và tiếc lắm.”
Con đường của sinh viên du học đôi khi cũng rất gập ghềnh. (Hình minh họa: Thu Hồng/Người Việt)
Sau sự “bàng hoàng,” “hết hồn,” những du học sinh xa nhà đều tự đưa ra những giả thuyết về lý do đẩy người sinh viên đến quyết định từ bỏ cuộc đời ở lứa tuổi đẹp nhất như thế.
Lý do “gặp phải khó khăn về tài chánh” được hầu hết du học sinh nghĩ đến trước tiên.
“Có thể là do áp lực về tiền bạc. Vì em đọc thấy bạn để lại cho mẹ cả tờ vé số, như vậy 70-80% là bạn bị áp lực về tiền rồi,” Thanh Mai giả định.
Kim Liên dè dặt hơn: “Em nghĩ có lẽ bạn ấy đã phải chịu nhiều áp lực gì đó về vấn đề tiền học, hay cũng có thể là tình cảm.”
Lý do không bạn bè, ít giao tiếp, thiếu người chia sẻ cũng là một trong những nguyên nhân có thể đẩy những người trẻ tuổi đến suy nghĩ cùng quẫn.
Phú Phạm, một sinh viên vừa tốt nghiệp Orange Coast College, chuẩn bị vào Cal State Fullerton, chia sẻ: “Những tác động về chuyện tình cảm đối với những người du học như tụi em là rất lớn.”
Phú cho biết từ kinh nghiệm bản thân: “Khi tình yêu đổ vỡ, nếu ở Việt Nam, mình còn có chỗ nương tựa để tìm sự chia sẻ từ bạn bè, người thân, gia đình. Còn ở đây, mình chỉ có một mình. Cô đơn và lẻ loi khủng khiếp. Nỗi buồn vì vậy mà còn tăng lên gấp nhiều lần.”
Chính từ như vậy, theo Phú, “nếu không vững vàng, chuyện tìm đến cái chết cũng rất có thể xảy ra.”
Thanh Mai nêu suy nghĩ, “có thể do Cường ít bạn, ít nói. Nếu là con gái, khi có chuyện gì, tụi em ‘tám’ với nhau rồi thì sẽ hết. Con trai khác, đâu bao giờ những đứa con trai lại mang điều không vui, bất lợi của mình ra mà kể với ai đâu. Vậy nên nhiều khi có thể bạn đó cảm thấy bức bối quá mà không biết có ai để nói ra, nên càng ngày càng ‘stressed’ hơn nữa.”
Dù lý do gì đi nữa, sự ra đi của người sinh viên đó cũng ít nhiều để lại nỗi cảm hoài trong lòng sinh viên đang du học xa nhà. Và, họ “cầu mong cho linh hồn bạn ấy sớm siêu thoát.”
“Ðoạn trường ai có qua cầu mới hay”
Từ những giả thuyết được các du học sinh đưa ra, có thể thấy, những người đang mang trên mình chiếc áo “du học sinh” không hoàn toàn hạnh phúc như bạn bè ở quê nhà ngưỡng mộ. Ðằng sau niềm tự hào đó, những áp lực nặng nề đặt lên vai, lên suy nghĩ, của người sinh viên du học tự túc, có lẽ, “chỉ người trong cuộc mới hiểu hết.”
Với nhiều tâm trạng băn khoăn, Kim Liên bày tỏ: “Với em, áp lực lớn nhất và nặng nề nhất là nỗi lo không có tiền đóng học phí, lo là không biết mình còn có khả năng tài chánh để học được tới đâu. Nhìn ra chỉ thấy một tương lai mờ mịt thôi. Lúc nào cũng loanh quanh với nỗi lo: tiền đâu?”
Kim Liên là một trong số những sinh viên “du học tự túc” theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Liên phải tự mình lo trang trải tất cả mọi chi phi phí ăn ở, học hành, sinh sống tại xứ sở đắt đỏ này. Và, không chỉ phải tự lo cho bản thân nơi xứ lạ, Liên còn gánh nặng trong lòng nỗi lo cánh cánh tiền phụ giúp ba mẹ đóng học phí cho bảy đứa em còn lại ở quê nhà mỗi khi mùa tựu trường đến.
Tuy không bị áp lực tài chánh nặng nề như Kim Liên, Tuyết Nhung “cũng bị ‘stressed’ nhiều lắm trong chuyện học hành, kiếm việc làm.”
Nhung tâm sự: “Chưa học xong mùa này đã lo cho tiền học mùa tới.”
Nhung tiếp: “Một áp lực khác của em là chuyện sợ đi làm giữa chừng lại bị chủ đuổi. Tiền đâu để trả tiền nhà, tiền xe, tiền ăn? Ba mẹ cho tiền học là nhiều rồi, còn lại phải tự xoay sở thêm.”
Mặc cảm mình là người đi làm “không hợp pháp,” đôi lúc bị chủ chèn ép, nói nặng nhẹ, nhiều lúc Nhung “cảm thấy tủi thân, cũng khóc.”
Với Phú Phạm, đã chấp nhận đi du học, tức là chấp nhận những áp lực nặng nề, để cảm thấy mình được trưởng thành và lớn lên, thế nhưng không phải không có lúc “dường như tuyệt vọng.” Tiền nhà gửi sang không còn, cũng không dám gọi về bởi biết “bên đó cũng đang khó khăn.” Công việc thì bị mất. “Có ai tin được là có những hôm em phải nhịn đói không?”
Trân Trần, sinh viên du học tại Golden West College, cho biết: “Với em, áp lực của sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa là quan trọng nhất.”
'Du học là phải nén nhịn mỗi khi rất buồn'. (Hình minh họa: Thu Hồng/Người Việt)
Trân kể, có khi vào lớp, cô giáo kể chuyện cười, người thông thạo tiếng Anh, ai cũng cười, “chỉ có vài đứa Việt Nam nhìn nhau chẳng hiểu gì hết thì làm sao mà cười.” Cũng do vấn đề ngôn ngữ, du học sinh Việt Nam chỉ tìm chơi với bạn Việt Nam, và ngại tiếp xúc với các bạn ngoại quốc.
Với Trân, sự bối rối trong chuyện chọn ngành học phù hợp với môi trường bên này hay bên kia cũng là một áp lực. Trân tâm sự: “Bản thân em thích học ngành tâm lý, nhưng ở Việt Nam ngành đó chưa phát triển, thành ra em lại chọn học về thương mại để có nhiều cơ hội hơn khi quay về.”
Tuy mới sang Mỹ du học được sáu tháng, Thanh Mai cũng nếm trải mùi “stressed” như bao du học sinh khác. Trong đó, nặng nề nhất chính là “chuyện tiền bạc.”
Thanh Mai nói về kinh nghiệm của mình: “Khi chưa tìm được việc làm, cứ cảm thấy lo lắng, sốt ruột, bởi thấy tiền cứ ra hoài mà chẳng thấy vô. Có lúc gọi điện thoại đến mấy chục nhà hàng hỏi xin việc mà ở đâu cũng lắc đầu: ‘Không, không, không nhận, đủ rồi.’ Lúc đó thật sự muốn khùng luôn. Cứ nghĩ đến cảnh không còn tiền mà sinh ra bị căng thẳng. Căng thẳng rất nhiều.”
Ngoài những áp lực “có tên gọi cụ thể,” những chuyện tưởng chừng như nhỏ nhặt, vớ vẩn, đôi khi cũng trở thành nỗi gặm nhắm dai dẳng trong lòng nhiều sinh viên xa nhà, lại vốn dĩ nhạy cảm.
Có những sinh viên trước khi rời khỏi vòng tay cha mẹ, chưa từng phải nghe một lời nặng nhẹ, chưa từng biết cầm đến miếng giẻ rửa chén, cái cây lau nhà, bàn ủi quần áo thì, nay sang Mỹ du học, ở trọ nhà người lạ, cái restroom không biết chùi, thùng rác không biết đổ, thức ăn thừa trong tủ lạnh không biết vứt, phòng ngủ không biết sắp đặt gọn gàng, khiến bị chủ nhà nói là “nhìn vào không biết phòng dành cho người ở hay chuột ở.”
Uất ức, nghẹn ngào. Không biết “tại sao những việc như vậy mình cũng không quen làm, khiến người ta phải nhắc, hay vì đã có ai trong đời dám nhắc nhở mình như vậy đâu.” Chuyện chỉ vậy, đôi khi lại thành stressed, và suy sụp tinh thần.
Tình bạn và niềm tin tôn giáo
“May mắn là em còn có bạn bè và người thân chia sẻ,” Tuyết Nhung, người đang chuẩn bị chuyển tiếp lên Cal State Long Beach, nhìn nhận.
Cùng chung suy nghĩ với Tuyết Nhung, còn có Thanh Mai, Trân Trần, Phú Phạm, Kim Liên. Tất cả đều cho rằng, có bạn bè, có thân nhân ở đây là một sự may mắn, góp phần hỗ trợ rất nhiều cho sinh viên du học trong việc giảm bớt áp lực, căng thẳng mà những đứa trẻ xa nhà lần đầu đối diện.
Thanh Mai liến thoắng: “Ða phần sinh viên du học sang đây thường rơi vào cảm giác lẻ loi, nhớ nhà. Em thì may mắn có gia đình dì, cậu, chú ở đây, lại thêm có được người bạn thân đã sang đây trước nên em cảm thấy rất vui. Lại thêm em là người dạn dĩ, nên dễ dàng kết được nhiều người bạn tốt.”
Trân Trần vui vẻ: “Em cảm thấy may mắn là tuy không có người thân ở đây, em lại có được những người bạn thân thiết. Thấy đỡ rất nhiều, chứ không thì chắc cô đơn lắm.”
Có bạn bè, mỗi khi có chuyện, các du học sinh lại mang ra chia sẻ với nhau, “nói ra hết rồi thấy cũng nhẹ.”
Một thực tế là hầu như không có du học sinh nào mỗi khi gặp khó khăn lại gọi điện thoại về kể sạch sành sanh mọi chuyện cho cha mẹ ở Việt Nam nghe.
“Khi có chuyện gì xảy ra, em cũng chỉ gọi về nói với gia đình một chút thôi. Nhiều lúc thật khó khăn nhưng chỉ nói khó hơi hơi thôi. Bởi nói ra sợ gia đình lo lắng. Mà lo lắng quá cũng có làm được gì đâu!” Tuyết Nhung chia sẻ.
Trân Trần cũng thế. Em cho rằng, mỗi khi gặp những vấn đề khó khăn, em chỉ gọi điện thoại nói một phần với gia đình thôi, “bởi ba mẹ ở xa quá, có nói cũng chỉ làm ba mẹ lo thêm, già thêm thôi.” Chính vì thế, “chuyện khó 10 phần, em chỉ nói khó có 2 thôi. Rồi khi mọi chuyện qua hết rồi em mới lại kể cho ba mẹ nghe.” Trân nêu “kinh nghiệm.”
Không có nhiều bạn bè, Kim Liên đặt niềm tin vào tôn giáo. Liên cho hay, em là người Công Giáo nên điều giúp em vượt qua những áp lực nặng nề chính là việc “bám víu vào Chúa và Ðức Mẹ.”
Một số sinh viên khác thì lạc quan, và tin tưởng vào tương lại. Tuyết Nhung tâm sự: “Em cứ nghĩ là mình may mắn hơn nhiều người, và tương lai sẽ khác hơn rất nhiều nếu mình học xong và quay về Việt Nam. Cho nên thôi thì đã được đi du học thì bằng mọi cách phải mà ráng ở lại học chứ không bao giờ có ý định bỏ cuộc quay về, cho dù bất kỳ lý do gì.”
Với sinh viên Thanh Mai thì khác. Cô khẳng định rằng, những quyết định do mình đặt ra, mình phải tự chịu trách nhiệm: “Quyết định đi du học là của em, nên em không có quyền than vãn. Em cũng nghĩ nếu chỉ mới có khó khăn như vậy mà mình đã bỏ cuộc, đầu hàng thì làm sao mình sống ở đời được. Cuộc đời còn nhiều cái khó khăn hơn. Cứ nghĩ những chuyện đó không là gì hết thì mình sẽ vượt qua thôi.”
Trên trang blog của một sinh viên du học, người ta đọc được những dòng chữ sau:
“Du học là phải nén nhịn mỗi khi rất buồn, muốn gọi ngay cho người thân để tâm sự nhưng phải nén lại vì không muốn để ai phải lo lắng cho mình.
Du học là cảm giác hụt hẫng mỗi khi có chuyện gì rất vui, muốn gào thét đùa vui nhưng rồi chợt nhận ra quanh mình hình như không ai quan tâm cả.
Du học là muốn khóc cũng không được khóc vì mình phải mạnh mẽ, phải vững vàng.
Du học là khó thở khi phải nhận cái áp lực, sự kỳ vọng từ mọi người vì mang tiếng đi xa học mà lại không làm được gì thì thật là xấu hổ.”
Và,
Du học là không được xưng là du học nếu không muốn nhận thêm áp lực từ những ánh nhìn kỳ thị của những người cùng mái tóc màu da của con Hồng cháu Lạc.”"
( Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=115463&z=3 )
Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13549982
Comments
Post a Comment