Liệt sĩ Việt kiều trở về sau 42 năm mất tích

Đọc báo thấy bài này đáng chú ý, xin chép lại để mai mốt đọc lại kỹ hơn.

"Bà Lê Thị Tâm, 59 tuổi, từng là binh sĩ của ‘Việt Cộng’, được xác nhận là đã ‘hy sinh’ năm 1968 và được công nhận là ‘liệt sĩ’ vào năm 1983, nay vừa đột ngột trở về từ tiểu bang Texas, thăm gia đình tại thôn Ðồng Xuân, xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, sau 42 năm mất tích.





Câu chuyện kể trên được báo Sài Gòn Tiếp Thị thuật lại hôm 10 tháng 7, dẫn lời ông Huỳnh Xuân Vinh, phó chủ tịch xã Hành Thịnh: “Theo những gì được biết thì sau khi tham gia cách mạng và hoạt động tại địa phương, vào khoảng 1968, sau đó, chị Tâm cùng 2 nữ đồng chí khác được xác nhận đã bị bắn chết. Năm 1983 chị Tâm được công nhận liệt sĩ và hưởng các chế độ theo quy định cho đến nay. Sau khi chị Tâm còn sống và trở về thăm gia đình, ngày 2 tháng 7 năm 2010.”

Ông Huỳnh Xuân Vinh nói thêm rằng, “Xã đã mời cụ Phan Thị Lương (mẹ của bà Tâm) lên làm việc. Và bà Lương đã trả lại các giấy tờ liên quan đến việc công nhận liệt sĩ. Xã đã tiến hành các thủ tục để đề nghị cấp thẩm quyền cắt chế độ hỗ trợ liệt sĩ theo quy định đối với chị Tâm”.

Vẫn theo Sài Gòn Tiếp Thị, “Tin chị Tâm, con gái bà Lương đã ‘hy sinh’ cách đây 42 năm giờ đã trở về không chỉ ‘bằng xương bằng thịt’ mà còn là Việt kiều Mỹ, lan nhanh đi khắp nơi. Và trở thành ‘sự kiện’ gây nhiều ngạc nhiên cho người dân xung quanh, lẫn sự tò mò.”

Tờ báo nói rằng, tuy không được gặp trực tiếp vì “liệt sĩ” Tâm đã rời quê để trở về lại Mỹ. Nhưng từ lời kể của bà Lương và người em gái ruột là Lê Thị Tính (sinh 1968), hiện là giáo viên trường tiểu học Trần Phú và đang sống tại thành phố Quảng Ngãi, mà báo sài Gòn Tiếp Thị biết được phần nào câu chuyện.

“Theo đó, chị Tâm là chị cả trong gia đình có 2 chị em. Sau khi bị thương vào khoảng năm 1968, chị Tâm được máy bay chở đi, rồi được đưa sang Mỹ điều trị và tái định cư tại Texas cho đến bây giờ. Hồi mới nghe tin chị gái của mình còn sống và là Việt kiều, bản thân chị Tính không tin; đồng thời trong lòng nghi ngờ ai đó nhận nhầm, hoặc có ý định gì xấu. Thế nhưng khi gặp và qua hỏi han, trò chuyện và được người anh bà con, vốn là bạn thân của chị Tâm xác nhận thì chị Tính mới dám tin rằng đây là chị ruột của mình.’

Tuy vậy, tờ Sài Gòn Tiếp Thị không cho biết thêm bà Tâm bị đơn vị nào của quân đội Mỹ hay VNCH bắt và quá trình được đưa sang Mỹ ra sao.

Theo lời kể của bà Tính thì, “Khi nghe hỏi về lý do vì sao chừng ấy năm trời mà không thư từ liên lạc với gia đình, chị Tâm cho biết sau khi được đưa sang Mỹ điều trị xong, do xung quanh toàn là người bản xứ, mà bản thân không biết tiếng Anh, trình độ học vấn lại chỉ mới hết cấp 1. Còn về sau này chị lại không biết tin tức gì ở quê gia đình ai sống chết ra sao. Nhiều lần định về thăm quê, nhưng do điều kiện kinh tế không cho phép.”

Vẫn theo Sài Gòn Tiếp Thị thì “Riêng việc về quê lần này và hội ngộ được với gia đình, như lời chị Tâm cho biết, cũng là điều ngoài sức tưởng tượng. Bởi lẽ, theo suy nghĩ của chị Tâm thì với chiến tranh khốc liệt như vậy và sau mấy chục năm trời bặt tin như vậy thì rất khó có thể tìm được gia đình.”"


( Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=115888&z=157 )


Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13956512

Comments

Popular posts from this blog

Tú Làn: hang động đẹp tại Quảng Bình

London – Xứ sở diễm lệ

Cổng làng – Biểu tượng văn hoá của làng quê Bắc bộ