Món ngon miền Nam, cá khoai canh ngót
Đọc báo thấy bài này đáng chú ý, xin chép lại để mai mốt đọc lại kỹ hơn.
"Trần Tiến Dũng/Người Việt
Một hôm tôi “tình nguyện” đi siêu thị cuối tuần với vợ. Ở Việt Nam hiện nay thật sự đang có cuộc chiến giữa các thương hiệu siêu thị nước ngoài tranh nhau với các công ty bán lẻ trong nước.
Nhưng quyết liệt hơn là chuyện người ta kéo nhau ùn ùn chui vào cái hang cao ốc bê-tông, tranh nhau mua hàng khuyến mãi mỗi khi có một trung tâm mua sắm nào đó mới khai trương.
Ðể có thể thở được, tôi “xin phép” vợ đến quầy thực phẩm tươi sống, nơi được mở máy lạnh công suất lớn, được đứng thảnh thơi giữa mùi tanh của cá, mùi thơm của rau, tôi cũng thấy mình rất... tươi.
Rồi bỗng dưng có một bà sồn sồn, dắt theo mấy đứa nhỏ, bước lại bên tôi chỉ vào đống cá nằm trên đống nước đá hỏi: “Cái con cá này là cá gì, làm món gì ăn được hả ông?”
Câu hỏi của người đàn bà có vẻ ngoài là dân trung lưu Sài Gòn làm tôi bất ngờ. Tôi nhìn bà, rồi nhìn vào đống cá có cắm những tấm biển nhỏ ghi tên cá và giá cá, nhưng đoán không ra là bà muốn hỏi tôi về loài cá gì. Bà cầm cái que gắp bươi nước đá, gắp ra một con cá mềm nhũn đưa lên trước mặt tôi.
Tôi ồ lên, nói: “Cá khoai, cá này ngon hết sẩy!” Bà nghi ngại: “Chắc hông ông, thấy giá cũng rẻ, nhưng nấu món gì hả ông?” Tôi lên giọng quảng cáo như một người bán cá ngoài chợ: “Bà ơi, mua đi, không cá biển nào nấu canh ngót có thể ngon bằng con cá khoai này.”
Quê tôi ở thị xã Gò Công, tôi nhớ lúc nhỏ, mỗi khi muốn ăn con cá này má tôi phải đi chợ chiều ở Cầu Huyện, đó là một cảng cá nhỏ nơi ghe thuyền đánh bắt ven bờ về mỗi chiều.
Cá khoai là một loại cá thân mềm, dễ ươn, nên khi đánh bắt được phải ướp rất nhiều nước đá mới giữ được tươi. Ngày xưa nước đá ướp cá rất hiếm nên thường dân đánh bắt chỉ giữ lại bán cho người quanh vùng, không mang được đi xa. Có lần tôi hỏi bà nội tôi vì sao con cá có thân màu xám trắng này lại có tên là cá khoai. Bà nội tôi trả lời bằng một giọng người miền Nam xưa, không cong môi đánh lưỡi: “Cá nhà nghèo, dễ ăn như 'phai' con à.” Sau này, khi nghe ai gọi “cá phai” là tôi biết đó là người cùng quê.
Món cá khoai phổ biến và có lẽ ngon nhất là nấu canh ngót. Nồi canh ngót cá khoai nấu với vài trái cà chua xắt miếng, nêm nước mắm, hành, cần, tiêu bột là có nước canh trong veo thơm bát ngát. Những con cá khoai canh ngót khi múc ra tô phải nhẹ tay, thịt cá mềm và trong suốt. Ăn cá khoai có cái sướng là không bỏ gì, đến trẻ con cũng ngậm được xương cá, thứ xương màu trắng đục mềm như bún.
Ăn cơm thường ngày với món canh ngót cá khoai thơm ngon lắm! Người miền ngoài có thể ăn với nước mắm y vắt chanh nhưng người quê tôi chỉ thích với nước mắm đâm chanh đường tỏi ớt. Vào những ngày tháng 7, tháng 8 mưa dầm mà có được một nồi canh cá khoai thì bữa cơm gia đình ngon miệng ấm lòng.
Có người không ưa món này, nhận xét: “Cá khoai thịt lạt nhách không ngon.” Nhưng chỉ những người ý tứ mới hiểu rằng con cá khoai khi nấu canh ngót thì toàn bộ chất ngọt của cá đều đã hòa vào nước canh để có vị mặn dịu dàng của biển, có vị thơm của rau trái đơn sơ miền đất duyên hải nghèo.
Món canh ngót cá khoai là món mà con cá khoai tận hiến hết mình vào tổng thể những phụ phẩm của nồi canh. Cái vị thơm ngon tới nơi tới chốn của món này chính là vì cái lý như vậy. Cái lý này cũng cho phép liên tưởng đến chuyện một con người sẽ chỉ thấy vui sống khi hòa hiệp hết vào những giá trị cộng đồng.
Ngày nay, cách ăn cách uống của người Việt đã thay đổi nhiều, thay đổi lớn nhất là khi nói đến món ăn ngon Việt Nam, nói đến văn hóa ẩm thực Việt Nam người ta chỉ tô màu, thêm mùi cho những món bày ra trong yến tiệc cao sang hoặc hàng quán rình rang, rồi quên đi rằng chỉ có thể tìm thấy toàn bộ tinh túy của món ăn Việt ngay trong chính những món ăn cơm thường ngày của mỗi gia đình người Việt Nam.
Trở lại với con cá khoai. Cá khoai không chỉ có món canh ngót ăn cơm, với dân có tiền thích ăn chơi, thích có mồi nhậu lạ thì có thể chế món cá khoai chưng tương hột với bún tàu, nấm mèo, nấm rơm, cà chua, hành, cần. Riêng món khô cá khoai thì dân nhậu quê tôi chiều chiều thường bày ra với chén nước mắm me, làm vài xị rượu đế để cùng nhau nói chuyện gần là Trung Quốc cấm biển, bắt ngư dân, chuyện xa là thế giới bao giờ hết họa độc tài! "
( Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=116568&z=157 )
"Trần Tiến Dũng/Người Việt
Một hôm tôi “tình nguyện” đi siêu thị cuối tuần với vợ. Ở Việt Nam hiện nay thật sự đang có cuộc chiến giữa các thương hiệu siêu thị nước ngoài tranh nhau với các công ty bán lẻ trong nước.
Nhưng quyết liệt hơn là chuyện người ta kéo nhau ùn ùn chui vào cái hang cao ốc bê-tông, tranh nhau mua hàng khuyến mãi mỗi khi có một trung tâm mua sắm nào đó mới khai trương.
Ðể có thể thở được, tôi “xin phép” vợ đến quầy thực phẩm tươi sống, nơi được mở máy lạnh công suất lớn, được đứng thảnh thơi giữa mùi tanh của cá, mùi thơm của rau, tôi cũng thấy mình rất... tươi.
Rồi bỗng dưng có một bà sồn sồn, dắt theo mấy đứa nhỏ, bước lại bên tôi chỉ vào đống cá nằm trên đống nước đá hỏi: “Cái con cá này là cá gì, làm món gì ăn được hả ông?”
Câu hỏi của người đàn bà có vẻ ngoài là dân trung lưu Sài Gòn làm tôi bất ngờ. Tôi nhìn bà, rồi nhìn vào đống cá có cắm những tấm biển nhỏ ghi tên cá và giá cá, nhưng đoán không ra là bà muốn hỏi tôi về loài cá gì. Bà cầm cái que gắp bươi nước đá, gắp ra một con cá mềm nhũn đưa lên trước mặt tôi.
Tôi ồ lên, nói: “Cá khoai, cá này ngon hết sẩy!” Bà nghi ngại: “Chắc hông ông, thấy giá cũng rẻ, nhưng nấu món gì hả ông?” Tôi lên giọng quảng cáo như một người bán cá ngoài chợ: “Bà ơi, mua đi, không cá biển nào nấu canh ngót có thể ngon bằng con cá khoai này.”
Quê tôi ở thị xã Gò Công, tôi nhớ lúc nhỏ, mỗi khi muốn ăn con cá này má tôi phải đi chợ chiều ở Cầu Huyện, đó là một cảng cá nhỏ nơi ghe thuyền đánh bắt ven bờ về mỗi chiều.
Cá khoai là một loại cá thân mềm, dễ ươn, nên khi đánh bắt được phải ướp rất nhiều nước đá mới giữ được tươi. Ngày xưa nước đá ướp cá rất hiếm nên thường dân đánh bắt chỉ giữ lại bán cho người quanh vùng, không mang được đi xa. Có lần tôi hỏi bà nội tôi vì sao con cá có thân màu xám trắng này lại có tên là cá khoai. Bà nội tôi trả lời bằng một giọng người miền Nam xưa, không cong môi đánh lưỡi: “Cá nhà nghèo, dễ ăn như 'phai' con à.” Sau này, khi nghe ai gọi “cá phai” là tôi biết đó là người cùng quê.
Món cá khoai phổ biến và có lẽ ngon nhất là nấu canh ngót. Nồi canh ngót cá khoai nấu với vài trái cà chua xắt miếng, nêm nước mắm, hành, cần, tiêu bột là có nước canh trong veo thơm bát ngát. Những con cá khoai canh ngót khi múc ra tô phải nhẹ tay, thịt cá mềm và trong suốt. Ăn cá khoai có cái sướng là không bỏ gì, đến trẻ con cũng ngậm được xương cá, thứ xương màu trắng đục mềm như bún.
Ăn cơm thường ngày với món canh ngót cá khoai thơm ngon lắm! Người miền ngoài có thể ăn với nước mắm y vắt chanh nhưng người quê tôi chỉ thích với nước mắm đâm chanh đường tỏi ớt. Vào những ngày tháng 7, tháng 8 mưa dầm mà có được một nồi canh cá khoai thì bữa cơm gia đình ngon miệng ấm lòng.
Có người không ưa món này, nhận xét: “Cá khoai thịt lạt nhách không ngon.” Nhưng chỉ những người ý tứ mới hiểu rằng con cá khoai khi nấu canh ngót thì toàn bộ chất ngọt của cá đều đã hòa vào nước canh để có vị mặn dịu dàng của biển, có vị thơm của rau trái đơn sơ miền đất duyên hải nghèo.
Món canh ngót cá khoai là món mà con cá khoai tận hiến hết mình vào tổng thể những phụ phẩm của nồi canh. Cái vị thơm ngon tới nơi tới chốn của món này chính là vì cái lý như vậy. Cái lý này cũng cho phép liên tưởng đến chuyện một con người sẽ chỉ thấy vui sống khi hòa hiệp hết vào những giá trị cộng đồng.
Ngày nay, cách ăn cách uống của người Việt đã thay đổi nhiều, thay đổi lớn nhất là khi nói đến món ăn ngon Việt Nam, nói đến văn hóa ẩm thực Việt Nam người ta chỉ tô màu, thêm mùi cho những món bày ra trong yến tiệc cao sang hoặc hàng quán rình rang, rồi quên đi rằng chỉ có thể tìm thấy toàn bộ tinh túy của món ăn Việt ngay trong chính những món ăn cơm thường ngày của mỗi gia đình người Việt Nam.
Trở lại với con cá khoai. Cá khoai không chỉ có món canh ngót ăn cơm, với dân có tiền thích ăn chơi, thích có mồi nhậu lạ thì có thể chế món cá khoai chưng tương hột với bún tàu, nấm mèo, nấm rơm, cà chua, hành, cần. Riêng món khô cá khoai thì dân nhậu quê tôi chiều chiều thường bày ra với chén nước mắm me, làm vài xị rượu đế để cùng nhau nói chuyện gần là Trung Quốc cấm biển, bắt ngư dân, chuyện xa là thế giới bao giờ hết họa độc tài! "
( Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=116568&z=157 )
Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14779252
Comments
Post a Comment