Madagoui - Đạ Tẻh: hành trình tìm thác và đèo... (Phần 20)
Ngay từ ngày đầu ở Madagui, mình đã nhận một cú phone ở Sàigon nhắn hẹn một cuộc gặp quan trọng vào bữa chiều ngày 15.8 - Do vậy bọn mình chắc chắn là hôm nay sẽ có mặt ở Sàigòn trước lúc 2h, không để lỡ hẹn.
Tuy nhiên: tối hôm qua khi ngồi thưởng thức món gỏi cuốn ven QL20, sau khi nghe bọn mình kể về những thác nước trong Đạ Tẻh thì anh chị chủ quán đã đề cập tới một cái thác rất gần nhưng chả mấy người biết. Theo anh chị thì thác ngay chân đèo Chuối là một thác hoang sơ, có những 9 tầng với nước đổ quanh năm.Thông tin lý thú này khiến bọn mình về nghỉ sớm hơn để mai cố gắng tranh thủ tìm hiểu một phen trước khi giã từ Madagui.
Chưa đầy 6h30 sáng, bọn mình đã ngồi trên chiếc Win với nai nịch gọn gàng hướng về đèo Chuối. Chưa có miếng gì trong bụng, đói cồn - lại còn thèm thuồng hương vị một ly cà phê nóng để đầu óc tỉnh táo... nhưng tạm gác qua một bên vì phải đua với thời gian.
Đến chân đèo phía thị trấn rồi dừng xe hỏi nhưng không ai biết, chạy thêm một đoạn nữa thì gặp một chị phụ nữ tròn xoe mắt nhìn rồi cũng chỉ "phía dưới kia, hơn 1km nữa. Nhưng trời sớm này vào lạnh và trơn, khó vào lắm"...
Lại chạy tiếp, nhìn ngược xuôi nhưng cũng chả thấy con đường mòn nào có thể dẫn vào thác. Loay hoay mãi rốt cuộc gần hết đèo nên quanh trở lại... và bọn mình tấp vô quán cóc này: Mình ly cà phê, gói snack - bà xã được phần nguyên trái sầu - sầu riêng đèo Chuối.
< Khung cảnh hay hay đối diện quán cóc.
Vừa uống vửa hỏi về cái thác 9 tầng đèo Chuối nhưng chả ai biết, pó tay - lên xe trở về, mất gần một giờ không hiệu quả. Nhưng Trời xui đất khiến: khi sắp đến chân đèo phía thị trấn thì gặp căn nhà nho nhỏ phía trước có chưng nhiều hủ măng ngâm chua - tấp vô hỏi thử thì chính là đây!
< Dòng nước trong vắt từ thác 9 tầng chảy ra.
Cái may cũng không hoàn toàn: theo một dì lớn tuổi ở đây thì vào thác phải đi bộ qua nhiều dốc cao, rất trơn trượt - vào ra mà có người dẫn cũng mất hơn 1 giờ còn lần mò thì chắc mất cả buổi.
Anh con trai lớn của dì có thể dẫn đường vào nhanh nhưng không có ở nhà, lần mò lại không có thời gian nên bọn này đành lỡ dịp khám phá thác 9 tầng đèo Chuối - đành quay về thôi.
Bạn muốn vào đây thì cứ hướng thẳng đến chân đèo Chuối - khi chạy ngang qua một chiếc cầu cống nhỏ (bên phải là núi, trái là đồng ruộng) thì gặp căn nhà có nhiều hủ măng ngâm phía trước (để trên kệ). Gởi xe tại đây rồi men theo lối mòn phía sau lên thác (cũng có thể thuê người dẫn). Cách thứ 2: men theo con suối nhỏ đi lên thác, cách này khó hơn do phải leo trèo nhiều.
Về ghé quán hủ tiếu đối diện trường THPT Đạ Huoai 1 làm một tô rồi vọt về khách sạn lấy hành lý, từ giã nơi này.
Tính ra, chuyến đi tạm gọi là bội thu do mình vượt 6 đèo, tìm thấy 3 thác hoang dã.
Nếu ở lại một ngày nữa thì bét nhất bọn mình cũng sẽ đến được 3 thác khác ở Đạ Pal, Đạ Kho và đèo Chuối...
Xem ra thì lòng tham không đáy nhỉ, he he...
< Đến địa phận Đồng Nai. Nhanh vì tỉnh này tiếp giáp với Lâm Đồng mà. Đường đoạn này loi nhoi ổ gà, chạy cứ lưng tưng...
Đồng Nai là tỉnh miền Đông Nam Bộ, cửa ngõ phía đông của Tp. Hồ Chí Minh, phía bắc giáp Lâm Đồng, phía đông giáp Bình Thuận, phía tây giáp Bình Dương, Bình Phước và Tp. Hồ Chí Minh, phía nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu.
< Cây xăng Nam Cát Tiên xem ra khá đẹp, "giao diện" phù hợp với thiên nhiên.
Tỉnh Đồng Nai nằm trên lưu vực sông Đồng Nai và một nhánh của nó là sông La Ngà, có sông Lá Buông chảy qua, có nhà máy thủy điện Trị An...
Địa hình Đồng Nai gồm một số thung lũng, đồng bằng, gò, đồi thấp, tuy nhiên phần đất tiếp giáp với cao nguyên Lâm Viên và Di Linh thì tương đối cao.
< Quốc lộ 20, lúc này không nhiều xe lắm.
Đồng Nai có nhiều điểm du lịch có thể kể như thác Giang Điền, thác Ba Giọt, thác Trị An đảo Ó, mộ cổ Hang Gòn, thác Mai, khu du lịch Bửu Long, rừng Quốc Gia Nam Cát Tiên...
< Chùa Linh Phú, cổng trông như khu du lịch Suối Tiên.
< Đối diện là nhà thờ Phú Lâm: đâu cũng có đôi có cặp...
Riêng thắng cảnh tâm linh thì có nhiều chùa nổi tiếng như thiền viện Thường Chiếu, Phật tích Tòng lâm... cùng nhiều nhà thờ xứ đạo lớn nhất là tại khu vực Cát Tiên, Phương Lâm, Hố Nai...
< Một nhà thờ khác.
< Chợ Phương Lâm.
Phương Lâm có hồ Đa Tôn nằm giữa những dãi đồi trùng điệp cây rừng. Dù hồ chứa nước nhân tạo nhưng vẫn được xem là "viên ngọc bích" giữa núi rừng Tân Phú. Đứng bên bờ hồ nhìn về phía những ngọn đồi xa xa, từng dải mây bềnh bồng, tản mát trên những cánh rừng ngút ngàn màu xanh. Vào những ngày nắng đẹp, mặt trời tỏa ánh vàng óng ả xuống hồ, mặt nước như một tấm thảm bạc với vô số ánh hào quang lấp lánh.
< Cổng chào huyện Tân Phú.
... Chiều xuống, nền trời nhuộm tím sắc màu huyền hoặc, đàn chim rủ nhau về núi, những chiếc thuyền nhẹ nhàng rời đảo, bóng những thôn nữ dịu dàng và chăm chỉ lả lướt theo con thuyền. Hồ Đa Tôn còn có cồn đất rộng đến 2ha nổi lên giữa hồ: những chuyến vui chơi, cắm trại ở đây bao giờ cũng tạo một bầu không khí sôi động nhưng hoang dã và bình yên.
< Rời khỏi trung tâm thị trấn Tân Phú.
< Tận dụng cả mép đường trồng bắp, phía trong là rừng Giá Tị thuộc nhóm gỗ quý.
< Trạm thu phí.
Nắng nhiều... và dĩ nhiên là không còn cái tiết se se lạnh, rời miền cao nguyên rồi còn đâu.
< Vào thị trấn Định Quán.
< Công viên Đá 3 Chồng phía phải đường. Mé trái cũng có nhưng bị nhà dân xâm lấn, cáp điện thoại vây quanh...
Khu danh thắng Đá 3 Chồng là một cảnh đẹp của tỉnh Đồng Nai, cũng là nơi để du khách có thể đến tham quan, chiêm ngưỡng và nghiên cứu khảo cổ về di chỉ văn hóa Óc Eo. Đó là một quần thể núi đá có dáng vẻ đẹp và kỳ lạ.
Với ba hòn đá nằm chồng lên nhau khá chông chênh ở độ cao 36m, hòn Ba Chồng nằm sát quốc lộ 20 về phía đông bắc như một tượng đài kỳ vĩ trước gió sương. Hòn đá dưới cùng lớn gấp đôi hai hòn nằm trên, hòn trên cùng thì nằm chìa ra bên ngoài tưởng chừng như muốn đổ xuống bất kỳ lúc nào. Dáng hình kỳ lạ này đã làm ngạc nhiên biết bao khách tham quan dừng chân lại khu di tích.
Về phía Tây bắc quần thể Đá Chồng là cụm núi có hình dáng rất độc đáo với tên gọi: Hòn Dĩa. Hòn Dĩa có hình tròn không đều, nằm trên một tảng đá nhỏ hơn nhiều lần, tựa như mong manh dễ vỡ nhưng khá vững chắc, có độ cao 43m so với mặt đất. Cụm núi có nhiều tảng đá công kênh vào nhau, nhiều cây cối mọc um tùm tạo nên những hang động đầy vẻ huyền bí, làm cho ta có cảm giác cây và đá tìm mọi cách vươn lên để tìm hơi thở sinh tồn...
< Ngõ vào thác Mai.
Gọi là thác Mai vì dọc theo thác có rất nhiều mai - còn người dân tộc Mạ tại đây gọi thác là Liêng Dur, có nghĩa là ngọn thác lớn, hùng vĩ.
Từ chân nhìn lên, thác Mai như con rồng khổng lồ đang vùng vẫy làm rung động cả một vùng núi rừng. Song nếu nhìn gần, sẽ phát hiện bí mật của con rồng ấy do những cụm đá liên hoàn, nhấp nhô tạo nên những con đập tự nhiên, khiến dòng chảy lúc buông lơi, lúc uốn lượn trải dài 4km tạo thành. Cũng vì điều này, thác Mai giống chuỗi ghềnh hơn giống thác.
< Từ đoạn này trở đi bắt đầu đổ dốc dài dài: miền cao xuống bình nguyên mà.
< Đổ dốc dài, gió vi vút bên tay... nhưng đừng vượt quá tốc độ kẻo bị thổi còi.
Làng bè trên sông La Ngà đã trở thành nét đặc trưng của huyện Ðịnh Quán, tỉnh Ðồng Nai.
Khách đi Ðà Lạt trên quốc lộ 20 khi đi qua đây, có thể thấy làng bè La Ngà là một cảnh quan đặc biệt, đẹp mắt, vội ghi lại một vài tấm ảnh.
< Hai bên vẫn là đồi và cây rừng...
< Xe vẫn chạy ngọt ngào và thường gặp các dốc dài, độ cao so với mặt nước biển dần giảm xuống.
< Đường vắng ngoại trừ khi đến các thị trấn. Cũng không gặp CSGT nên không thấy cảnh mà các lái xe trẻ thường nói về tiếng còi của những người "giữ đường".
< Hơn 10h, có lẽ sắp đến Phú Túc.
< Bạt ngàn rừng cao su phía xa xa. Mé phải là lổn ngổn các quán ăn nghỉ cho khách đường xa.
Chạy thêm một đoạn nữa thì bọn mình tình cờ ghé vào một nơi hay hay, một vườn đá có tên là Nguyễn Gia Trang...
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20 - Phần 21
Tuy nhiên: tối hôm qua khi ngồi thưởng thức món gỏi cuốn ven QL20, sau khi nghe bọn mình kể về những thác nước trong Đạ Tẻh thì anh chị chủ quán đã đề cập tới một cái thác rất gần nhưng chả mấy người biết. Theo anh chị thì thác ngay chân đèo Chuối là một thác hoang sơ, có những 9 tầng với nước đổ quanh năm.Thông tin lý thú này khiến bọn mình về nghỉ sớm hơn để mai cố gắng tranh thủ tìm hiểu một phen trước khi giã từ Madagui.
Chưa đầy 6h30 sáng, bọn mình đã ngồi trên chiếc Win với nai nịch gọn gàng hướng về đèo Chuối. Chưa có miếng gì trong bụng, đói cồn - lại còn thèm thuồng hương vị một ly cà phê nóng để đầu óc tỉnh táo... nhưng tạm gác qua một bên vì phải đua với thời gian.
Đến chân đèo phía thị trấn rồi dừng xe hỏi nhưng không ai biết, chạy thêm một đoạn nữa thì gặp một chị phụ nữ tròn xoe mắt nhìn rồi cũng chỉ "phía dưới kia, hơn 1km nữa. Nhưng trời sớm này vào lạnh và trơn, khó vào lắm"...
Lại chạy tiếp, nhìn ngược xuôi nhưng cũng chả thấy con đường mòn nào có thể dẫn vào thác. Loay hoay mãi rốt cuộc gần hết đèo nên quanh trở lại... và bọn mình tấp vô quán cóc này: Mình ly cà phê, gói snack - bà xã được phần nguyên trái sầu - sầu riêng đèo Chuối.
< Khung cảnh hay hay đối diện quán cóc.
Vừa uống vửa hỏi về cái thác 9 tầng đèo Chuối nhưng chả ai biết, pó tay - lên xe trở về, mất gần một giờ không hiệu quả. Nhưng Trời xui đất khiến: khi sắp đến chân đèo phía thị trấn thì gặp căn nhà nho nhỏ phía trước có chưng nhiều hủ măng ngâm chua - tấp vô hỏi thử thì chính là đây!
< Dòng nước trong vắt từ thác 9 tầng chảy ra.
Cái may cũng không hoàn toàn: theo một dì lớn tuổi ở đây thì vào thác phải đi bộ qua nhiều dốc cao, rất trơn trượt - vào ra mà có người dẫn cũng mất hơn 1 giờ còn lần mò thì chắc mất cả buổi.
Anh con trai lớn của dì có thể dẫn đường vào nhanh nhưng không có ở nhà, lần mò lại không có thời gian nên bọn này đành lỡ dịp khám phá thác 9 tầng đèo Chuối - đành quay về thôi.
Bạn muốn vào đây thì cứ hướng thẳng đến chân đèo Chuối - khi chạy ngang qua một chiếc cầu cống nhỏ (bên phải là núi, trái là đồng ruộng) thì gặp căn nhà có nhiều hủ măng ngâm phía trước (để trên kệ). Gởi xe tại đây rồi men theo lối mòn phía sau lên thác (cũng có thể thuê người dẫn). Cách thứ 2: men theo con suối nhỏ đi lên thác, cách này khó hơn do phải leo trèo nhiều.
Về ghé quán hủ tiếu đối diện trường THPT Đạ Huoai 1 làm một tô rồi vọt về khách sạn lấy hành lý, từ giã nơi này.
Tính ra, chuyến đi tạm gọi là bội thu do mình vượt 6 đèo, tìm thấy 3 thác hoang dã.
Nếu ở lại một ngày nữa thì bét nhất bọn mình cũng sẽ đến được 3 thác khác ở Đạ Pal, Đạ Kho và đèo Chuối...
Xem ra thì lòng tham không đáy nhỉ, he he...
< Đến địa phận Đồng Nai. Nhanh vì tỉnh này tiếp giáp với Lâm Đồng mà. Đường đoạn này loi nhoi ổ gà, chạy cứ lưng tưng...
Đồng Nai là tỉnh miền Đông Nam Bộ, cửa ngõ phía đông của Tp. Hồ Chí Minh, phía bắc giáp Lâm Đồng, phía đông giáp Bình Thuận, phía tây giáp Bình Dương, Bình Phước và Tp. Hồ Chí Minh, phía nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu.
< Cây xăng Nam Cát Tiên xem ra khá đẹp, "giao diện" phù hợp với thiên nhiên.
Tỉnh Đồng Nai nằm trên lưu vực sông Đồng Nai và một nhánh của nó là sông La Ngà, có sông Lá Buông chảy qua, có nhà máy thủy điện Trị An...
Địa hình Đồng Nai gồm một số thung lũng, đồng bằng, gò, đồi thấp, tuy nhiên phần đất tiếp giáp với cao nguyên Lâm Viên và Di Linh thì tương đối cao.
< Quốc lộ 20, lúc này không nhiều xe lắm.
Đồng Nai có nhiều điểm du lịch có thể kể như thác Giang Điền, thác Ba Giọt, thác Trị An đảo Ó, mộ cổ Hang Gòn, thác Mai, khu du lịch Bửu Long, rừng Quốc Gia Nam Cát Tiên...
< Chùa Linh Phú, cổng trông như khu du lịch Suối Tiên.
< Đối diện là nhà thờ Phú Lâm: đâu cũng có đôi có cặp...
Riêng thắng cảnh tâm linh thì có nhiều chùa nổi tiếng như thiền viện Thường Chiếu, Phật tích Tòng lâm... cùng nhiều nhà thờ xứ đạo lớn nhất là tại khu vực Cát Tiên, Phương Lâm, Hố Nai...
< Một nhà thờ khác.
< Chợ Phương Lâm.
Phương Lâm có hồ Đa Tôn nằm giữa những dãi đồi trùng điệp cây rừng. Dù hồ chứa nước nhân tạo nhưng vẫn được xem là "viên ngọc bích" giữa núi rừng Tân Phú. Đứng bên bờ hồ nhìn về phía những ngọn đồi xa xa, từng dải mây bềnh bồng, tản mát trên những cánh rừng ngút ngàn màu xanh. Vào những ngày nắng đẹp, mặt trời tỏa ánh vàng óng ả xuống hồ, mặt nước như một tấm thảm bạc với vô số ánh hào quang lấp lánh.
< Cổng chào huyện Tân Phú.
... Chiều xuống, nền trời nhuộm tím sắc màu huyền hoặc, đàn chim rủ nhau về núi, những chiếc thuyền nhẹ nhàng rời đảo, bóng những thôn nữ dịu dàng và chăm chỉ lả lướt theo con thuyền. Hồ Đa Tôn còn có cồn đất rộng đến 2ha nổi lên giữa hồ: những chuyến vui chơi, cắm trại ở đây bao giờ cũng tạo một bầu không khí sôi động nhưng hoang dã và bình yên.
< Rời khỏi trung tâm thị trấn Tân Phú.
< Tận dụng cả mép đường trồng bắp, phía trong là rừng Giá Tị thuộc nhóm gỗ quý.
< Trạm thu phí.
Nắng nhiều... và dĩ nhiên là không còn cái tiết se se lạnh, rời miền cao nguyên rồi còn đâu.
< Vào thị trấn Định Quán.
< Công viên Đá 3 Chồng phía phải đường. Mé trái cũng có nhưng bị nhà dân xâm lấn, cáp điện thoại vây quanh...
Khu danh thắng Đá 3 Chồng là một cảnh đẹp của tỉnh Đồng Nai, cũng là nơi để du khách có thể đến tham quan, chiêm ngưỡng và nghiên cứu khảo cổ về di chỉ văn hóa Óc Eo. Đó là một quần thể núi đá có dáng vẻ đẹp và kỳ lạ.
Với ba hòn đá nằm chồng lên nhau khá chông chênh ở độ cao 36m, hòn Ba Chồng nằm sát quốc lộ 20 về phía đông bắc như một tượng đài kỳ vĩ trước gió sương. Hòn đá dưới cùng lớn gấp đôi hai hòn nằm trên, hòn trên cùng thì nằm chìa ra bên ngoài tưởng chừng như muốn đổ xuống bất kỳ lúc nào. Dáng hình kỳ lạ này đã làm ngạc nhiên biết bao khách tham quan dừng chân lại khu di tích.
Về phía Tây bắc quần thể Đá Chồng là cụm núi có hình dáng rất độc đáo với tên gọi: Hòn Dĩa. Hòn Dĩa có hình tròn không đều, nằm trên một tảng đá nhỏ hơn nhiều lần, tựa như mong manh dễ vỡ nhưng khá vững chắc, có độ cao 43m so với mặt đất. Cụm núi có nhiều tảng đá công kênh vào nhau, nhiều cây cối mọc um tùm tạo nên những hang động đầy vẻ huyền bí, làm cho ta có cảm giác cây và đá tìm mọi cách vươn lên để tìm hơi thở sinh tồn...
< Ngõ vào thác Mai.
Gọi là thác Mai vì dọc theo thác có rất nhiều mai - còn người dân tộc Mạ tại đây gọi thác là Liêng Dur, có nghĩa là ngọn thác lớn, hùng vĩ.
Từ chân nhìn lên, thác Mai như con rồng khổng lồ đang vùng vẫy làm rung động cả một vùng núi rừng. Song nếu nhìn gần, sẽ phát hiện bí mật của con rồng ấy do những cụm đá liên hoàn, nhấp nhô tạo nên những con đập tự nhiên, khiến dòng chảy lúc buông lơi, lúc uốn lượn trải dài 4km tạo thành. Cũng vì điều này, thác Mai giống chuỗi ghềnh hơn giống thác.
< Từ đoạn này trở đi bắt đầu đổ dốc dài dài: miền cao xuống bình nguyên mà.
< Đổ dốc dài, gió vi vút bên tay... nhưng đừng vượt quá tốc độ kẻo bị thổi còi.
Làng bè trên sông La Ngà đã trở thành nét đặc trưng của huyện Ðịnh Quán, tỉnh Ðồng Nai.
Khách đi Ðà Lạt trên quốc lộ 20 khi đi qua đây, có thể thấy làng bè La Ngà là một cảnh quan đặc biệt, đẹp mắt, vội ghi lại một vài tấm ảnh.
< Hai bên vẫn là đồi và cây rừng...
< Xe vẫn chạy ngọt ngào và thường gặp các dốc dài, độ cao so với mặt nước biển dần giảm xuống.
< Đường vắng ngoại trừ khi đến các thị trấn. Cũng không gặp CSGT nên không thấy cảnh mà các lái xe trẻ thường nói về tiếng còi của những người "giữ đường".
< Hơn 10h, có lẽ sắp đến Phú Túc.
< Bạt ngàn rừng cao su phía xa xa. Mé phải là lổn ngổn các quán ăn nghỉ cho khách đường xa.
Chạy thêm một đoạn nữa thì bọn mình tình cờ ghé vào một nơi hay hay, một vườn đá có tên là Nguyễn Gia Trang...
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20 - Phần 21
Comments
Post a Comment