Madagoui - Đạ Tẻh: hành trình tìm thác và đèo... (Phần 17)
Đường xuống xã B'Lá thả dốc trơn tru, xe chạy trớn êm ru ngọt như mía lùi. Vừa vào làng là bọn mình được linh đình chào đón bởi một gia đình Trâu: Trâu bố, trâu mẹ, trâu chị trâu em - hân hạnh quá chừng!
B'Lá cũng là một xã nghèo được thành lập theo nghị định 62/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của chính phủ trên cơ sở 7.424 ha diện tích tự nhiên và 3.302 nhân khẩu của xã Lộc Quảng - huyện Bảo Lâm. Phía Đông xã B'Lá giáp xã Lộc Phú và thị trấn Lộc Thắng, Tây giáp xã Lộc Bảo và xã Lộc Bắc, Nam giáp xã Lộc Quảng, Bắc giáp xã Lộc Bảo và xã Lộc Lâm. Nghị định trên thành lập cùng lúc với hai xã khác là Đạ Ròn (thuộc huyện Đơn Dương) và xã Tân Thành (thuộc huyện Đức Trọng).
Đây cũng là một xã vùng sâu, vùng xa có trên 80% là dân tộc thiểu số địa phương, phần còn lại cũng là đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh phía Bắc về đây định cư theo những làn sóng di dân tư do hồi năm 1986.
< Đường đi Bảo Lộc ngay ngã 3, cạnh trường này.
Hồi tháng 6 năm nay: thôn 1 xã B’Lá được Trung tâm Nông nghiệp huyện Bảo Lâm hỗ trợ một số phân bón hữu cơ vi sinh trị giá vài mươi triệu đồng - phần hổ trợ không nhiều nhưng phần nào cũng giúp bà con nông dân thuộc diện 30a tăng gia năng xuất cây trồng, giảm nghèo.
Không quên chuyện nhiên liệu, bọn mình lại tìm nơi đổ xăng, cây xăng là thế này: Một ống tròn bằng kiếng lớn phía trên có chia gạch theo số lít, phía dưới là ống kim loại cắm thẳng vào thùng nhiên liệu thông qua một cái bơm tay. Trông lại nhớ đến thời kỳ bao cấp hồi năm 1978... xếp hàng mua đầu hỏa.
- Xăng gì vậy chị, 92 hay 95? mình hỏi.
- Không biết nữa - chị bán hàng trả lời.
- Liệu đổ vô xe có chạy được không, bao nhiêu một lít vậy chị?
- Không biết xăng gì, thấy mọi người vẫn đổ, giá mỗi lít 24k.
< Đường liên xã về Bảo Lộc sẽ ngang qua khu du lịch Đam'bri, chùa Di Đà, Tu viện Bát Nhã...
Đương nhiên là phải cao hơn tý chút cho bà con có lời mới tiếp tục phục vụ "cung cấp nguồn năng lượng" cho mọi người vùng xa được, phải thông cảm. Vậy là mình đổ một lít, sẳng dịp hỏi luôn đường cho chắc ăn.
< Đường tráng nhựa và được nhuộm một màu đất đỏ...
< ... với hai bên toàn là thông, thẳng vút.
< Xem đường trên cái Ipad cùi bép đồ nhái.
Thật ra thì mình xem trên bản đồ hình ảnh nơi này đã... chụp trước chuyến đi. Bản đồ được cắt sẳn thành nhiều mảnh nhỏ tương ứng theo từng vùng. Máy có 3G thật nhưng túi tiền "nhẹ" nên ba gờ để ngắm chơi.
< Tuy nhiên những đường nhỏ này trên đó không có, không tường tận lắm nên ngắm lòi tròng ra - chả sao: đường trong miệng.
Gặp ngã 3, hỏi một cô gái đang chạy xe thì được chỉ cứ theo đường "lớn".
< Đường "lớn" vẫn dẫn dài, quanh co...
< Có đoạn cũng có rãnh cống thoát nước đàng hoàng.
< Lại gặp tiếp một ngã 3, bà xã vào căn nhà xa xa kia hỏi - chủ nhà tròn xoe mắt nhìn mình như người trên cung trăng rớt xuống: Trời ơi, chị đi đâu, vùng này mà chị đi bộ à?
Rồi chỉ đường...
< Cùng lúc đó: hai anh thanh niên đi xe gắn máy bọn mình đã hỏi lúc ở cạnh trường học B'Lá chạy vụt ngang, la lớn: đi lối này nè!
Vậy là chạy theo...
< Leo dốc: lởm chởm đất đá đỏ, khá cao.
< Cuộc "truy tìm" Bảo Lộc" giống như SBC săn bắt cướp...
< Kia rồi: không phải đối tượng cần truy tìm mà là đồi trà, đẹp quá!
Chùa Di Đà hài hòa và đẹp như một bản nhạc rừng, tọa lạc trên một quả đồi rộng 13 ha thuộc địa phận buôn Đăng Đừng (thôn 6), xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Chùa do sư thầy Đồng Châu gầy dựng nhằm phục vụ việc tín ngưỡng cho người dân buôn Đăng Đừng (thôn 6 - xã Lộc Tân) do trước kia nơi này có 6 tháng mùa mưa, nước suối dâng ngập đường nên không thể ra tu viện Bát Nhã sinh hoạt Phật sự được.
< Một khoảng nữa là gặp rải rác những cây cờ Phật giáo cắm bên đường. Hai anh kia dừng lại hỏi: Đi đâu vậy?
Kha kha, do lúc hỏi thì mình tìm đường ra Bảo Lộc, giờ đổi ý muốn vào chùa. Ngã 3 này quẹo phải chính là chùa Di Đà - rẽ trái thì băng ngang khu du lịch Dam'bri, tu viện Bát Nhã...
Khởi đầu với diện tích khu vực chùa chỉ là 6 sào đất (tháng 5-2004) cho đến nay thì diện tích chùa đã trên chục mẫu với chánh điện - nơi thờ Phật, gác chuông, phòng khám bệnh v.v. Những nếp nhà tranh tre nứa lá, vườn tượng, vườn đá nghệ thuật mang trên mình những bức thư pháp với nét chữ bay bướm chuyên chở vị đạo, tình đời: Hiểu biết, Thương yêu, Hãy yêu thương và tha thứ, Phật tại tâm, Thanh tịnh… ẩn hiện hài hòa trong khung cảnh nên thơ của bạt ngàn hoa thơm bướm lượn.
< Lúc này đầu óc tự nhiên "ngu" đi, mình ngoặc tay lái rẽ trái, giờ về mới tiếc sao không ghé chùa Di Đà.
Trong khu vườn Lâm Tỳ Ni của chùa Di Đà, ngoài tượng các nhân vật nguyên bản như tích nhà Phật: thái tử Tất Đạt Đa, công chúa Da Du, hoàng hậu Ma Da… còn có những tượng già làng, chàng trai, cô gái, mẹ địu con. Bên đầu đao cong vút của mái chùa cạnh tượng Phật là những chiếc crăngđa tức là chuông gió, bà con làm bằng nứa, cắm trên nương để đuổi thú rừng. Sau chùa còn có khu rừng rậm, có thác nước rất đẹp - muốn xuống thác này phải theo lối mòn đi xuống, về thì leo lên (bạn nên hỏi đường đi trước nhé)...
Người ta cho rằng Chùa Di Đà đẹp, hài hòa như một bản nhạc rừng quả là không sai...
< Thả xuống một đoạn dốc cao, hư hỏng khá nặng do nước xoáy lỡ... thì gặp nhóm bạn trẻ này. "Cô chú chỉ giúp chùa Di Đà ở đâu".
Chùa Di Đà nuôi dưỡng 24 chú, bốn cô tiểu, từ tám đến 25 tuổi người Châu Mạ. Không chỉ là cơ sở tôn giáo, nơi đây còn là nơi bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Châu Mạ, cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng của bà con trong buôn.
< Bọn mình chỉ. Lúc này trong đầu cũng có ý định quày trở lại nhưng thôi: thêm một tăng nữa là sẽ đến tu viện Bát Nhã mà.
Cạnh đây có một con suối, coi hay hay...
< Lại nổ máy lên đường, nắng gắt nhưng tiết trời vẫn se se lành lạnh.
< Rồi bọn mình tạm dừng chân tại đây: đây là cổng hậu của khu du lịch Dam'bri, nơi có một cây cầu xi măng bắc ngang dòng suối nước chảy xiết.
< Thác Dasara, thác Dam'Bri kề cận đó... nhưng thuộc khu du lịch.
Bọn mình từng vào đây mấy năm trước theo tour du lịch địa phương, bây giờ lượt phượt không thích vào.
< Ngồi quán cóc kề cạnh đó tán chuyện với chủ quán khá vui và vui hơn nữa khi "tranh luận" chuyện thời sự với bé chủ.
< Lại lên đường, lộ đất hơi te tua một chút.
Đây là đường bọc vòng vào cổng sau KDL, thỉnh thoảng có xe đặc chủng của họ chở khách chạy ra vào để thăm làng văn hóa nghề - đường chính ở cổng trước thì láng nhựa.
Xem bản đồ.
< Hai bên chập chùng những đồi trà nhưng mình phải nhìn đường, tránh ổ gà sống trâu...
< Cứ trực chỉ thôi, không cần phải hỏi dò đường nữa...
< Cuối cùng thì nhập chung vào đường nhựa. Xe chở khách phía trước là xe từ khu du lịch chạy ra.
< Đường vô tu viện Bát Nhã đây, ngay băng rôn "Vu lan tháng hội".
< Leo một con dốc ngắn hình cánh cung: trong đó lác đác vài chiếc xế hộp.
< Bao quanh tu viện là những đồi chè.
< Đông quá, vào thôi!
Viếng chùa nhiều chuyến rồi như đây là lần đầu tiên dùng bữa cơm chay tịnh...
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20 - Phần 21
B'Lá cũng là một xã nghèo được thành lập theo nghị định 62/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của chính phủ trên cơ sở 7.424 ha diện tích tự nhiên và 3.302 nhân khẩu của xã Lộc Quảng - huyện Bảo Lâm. Phía Đông xã B'Lá giáp xã Lộc Phú và thị trấn Lộc Thắng, Tây giáp xã Lộc Bảo và xã Lộc Bắc, Nam giáp xã Lộc Quảng, Bắc giáp xã Lộc Bảo và xã Lộc Lâm. Nghị định trên thành lập cùng lúc với hai xã khác là Đạ Ròn (thuộc huyện Đơn Dương) và xã Tân Thành (thuộc huyện Đức Trọng).
Đây cũng là một xã vùng sâu, vùng xa có trên 80% là dân tộc thiểu số địa phương, phần còn lại cũng là đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh phía Bắc về đây định cư theo những làn sóng di dân tư do hồi năm 1986.
< Đường đi Bảo Lộc ngay ngã 3, cạnh trường này.
Hồi tháng 6 năm nay: thôn 1 xã B’Lá được Trung tâm Nông nghiệp huyện Bảo Lâm hỗ trợ một số phân bón hữu cơ vi sinh trị giá vài mươi triệu đồng - phần hổ trợ không nhiều nhưng phần nào cũng giúp bà con nông dân thuộc diện 30a tăng gia năng xuất cây trồng, giảm nghèo.
Không quên chuyện nhiên liệu, bọn mình lại tìm nơi đổ xăng, cây xăng là thế này: Một ống tròn bằng kiếng lớn phía trên có chia gạch theo số lít, phía dưới là ống kim loại cắm thẳng vào thùng nhiên liệu thông qua một cái bơm tay. Trông lại nhớ đến thời kỳ bao cấp hồi năm 1978... xếp hàng mua đầu hỏa.
- Xăng gì vậy chị, 92 hay 95? mình hỏi.
- Không biết nữa - chị bán hàng trả lời.
- Liệu đổ vô xe có chạy được không, bao nhiêu một lít vậy chị?
- Không biết xăng gì, thấy mọi người vẫn đổ, giá mỗi lít 24k.
< Đường liên xã về Bảo Lộc sẽ ngang qua khu du lịch Đam'bri, chùa Di Đà, Tu viện Bát Nhã...
Đương nhiên là phải cao hơn tý chút cho bà con có lời mới tiếp tục phục vụ "cung cấp nguồn năng lượng" cho mọi người vùng xa được, phải thông cảm. Vậy là mình đổ một lít, sẳng dịp hỏi luôn đường cho chắc ăn.
< Đường tráng nhựa và được nhuộm một màu đất đỏ...
< ... với hai bên toàn là thông, thẳng vút.
< Xem đường trên cái Ipad cùi bép đồ nhái.
Thật ra thì mình xem trên bản đồ hình ảnh nơi này đã... chụp trước chuyến đi. Bản đồ được cắt sẳn thành nhiều mảnh nhỏ tương ứng theo từng vùng. Máy có 3G thật nhưng túi tiền "nhẹ" nên ba gờ để ngắm chơi.
< Tuy nhiên những đường nhỏ này trên đó không có, không tường tận lắm nên ngắm lòi tròng ra - chả sao: đường trong miệng.
Gặp ngã 3, hỏi một cô gái đang chạy xe thì được chỉ cứ theo đường "lớn".
< Đường "lớn" vẫn dẫn dài, quanh co...
< Có đoạn cũng có rãnh cống thoát nước đàng hoàng.
< Lại gặp tiếp một ngã 3, bà xã vào căn nhà xa xa kia hỏi - chủ nhà tròn xoe mắt nhìn mình như người trên cung trăng rớt xuống: Trời ơi, chị đi đâu, vùng này mà chị đi bộ à?
Rồi chỉ đường...
< Cùng lúc đó: hai anh thanh niên đi xe gắn máy bọn mình đã hỏi lúc ở cạnh trường học B'Lá chạy vụt ngang, la lớn: đi lối này nè!
Vậy là chạy theo...
< Leo dốc: lởm chởm đất đá đỏ, khá cao.
< Cuộc "truy tìm" Bảo Lộc" giống như SBC săn bắt cướp...
< Kia rồi: không phải đối tượng cần truy tìm mà là đồi trà, đẹp quá!
Chùa Di Đà hài hòa và đẹp như một bản nhạc rừng, tọa lạc trên một quả đồi rộng 13 ha thuộc địa phận buôn Đăng Đừng (thôn 6), xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Chùa do sư thầy Đồng Châu gầy dựng nhằm phục vụ việc tín ngưỡng cho người dân buôn Đăng Đừng (thôn 6 - xã Lộc Tân) do trước kia nơi này có 6 tháng mùa mưa, nước suối dâng ngập đường nên không thể ra tu viện Bát Nhã sinh hoạt Phật sự được.
< Một khoảng nữa là gặp rải rác những cây cờ Phật giáo cắm bên đường. Hai anh kia dừng lại hỏi: Đi đâu vậy?
Kha kha, do lúc hỏi thì mình tìm đường ra Bảo Lộc, giờ đổi ý muốn vào chùa. Ngã 3 này quẹo phải chính là chùa Di Đà - rẽ trái thì băng ngang khu du lịch Dam'bri, tu viện Bát Nhã...
Khởi đầu với diện tích khu vực chùa chỉ là 6 sào đất (tháng 5-2004) cho đến nay thì diện tích chùa đã trên chục mẫu với chánh điện - nơi thờ Phật, gác chuông, phòng khám bệnh v.v. Những nếp nhà tranh tre nứa lá, vườn tượng, vườn đá nghệ thuật mang trên mình những bức thư pháp với nét chữ bay bướm chuyên chở vị đạo, tình đời: Hiểu biết, Thương yêu, Hãy yêu thương và tha thứ, Phật tại tâm, Thanh tịnh… ẩn hiện hài hòa trong khung cảnh nên thơ của bạt ngàn hoa thơm bướm lượn.
< Lúc này đầu óc tự nhiên "ngu" đi, mình ngoặc tay lái rẽ trái, giờ về mới tiếc sao không ghé chùa Di Đà.
Trong khu vườn Lâm Tỳ Ni của chùa Di Đà, ngoài tượng các nhân vật nguyên bản như tích nhà Phật: thái tử Tất Đạt Đa, công chúa Da Du, hoàng hậu Ma Da… còn có những tượng già làng, chàng trai, cô gái, mẹ địu con. Bên đầu đao cong vút của mái chùa cạnh tượng Phật là những chiếc crăngđa tức là chuông gió, bà con làm bằng nứa, cắm trên nương để đuổi thú rừng. Sau chùa còn có khu rừng rậm, có thác nước rất đẹp - muốn xuống thác này phải theo lối mòn đi xuống, về thì leo lên (bạn nên hỏi đường đi trước nhé)...
Người ta cho rằng Chùa Di Đà đẹp, hài hòa như một bản nhạc rừng quả là không sai...
< Thả xuống một đoạn dốc cao, hư hỏng khá nặng do nước xoáy lỡ... thì gặp nhóm bạn trẻ này. "Cô chú chỉ giúp chùa Di Đà ở đâu".
Chùa Di Đà nuôi dưỡng 24 chú, bốn cô tiểu, từ tám đến 25 tuổi người Châu Mạ. Không chỉ là cơ sở tôn giáo, nơi đây còn là nơi bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Châu Mạ, cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng của bà con trong buôn.
< Bọn mình chỉ. Lúc này trong đầu cũng có ý định quày trở lại nhưng thôi: thêm một tăng nữa là sẽ đến tu viện Bát Nhã mà.
Cạnh đây có một con suối, coi hay hay...
< Lại nổ máy lên đường, nắng gắt nhưng tiết trời vẫn se se lành lạnh.
< Rồi bọn mình tạm dừng chân tại đây: đây là cổng hậu của khu du lịch Dam'bri, nơi có một cây cầu xi măng bắc ngang dòng suối nước chảy xiết.
< Thác Dasara, thác Dam'Bri kề cận đó... nhưng thuộc khu du lịch.
Bọn mình từng vào đây mấy năm trước theo tour du lịch địa phương, bây giờ lượt phượt không thích vào.
< Ngồi quán cóc kề cạnh đó tán chuyện với chủ quán khá vui và vui hơn nữa khi "tranh luận" chuyện thời sự với bé chủ.
< Lại lên đường, lộ đất hơi te tua một chút.
Đây là đường bọc vòng vào cổng sau KDL, thỉnh thoảng có xe đặc chủng của họ chở khách chạy ra vào để thăm làng văn hóa nghề - đường chính ở cổng trước thì láng nhựa.
Xem bản đồ.
< Hai bên chập chùng những đồi trà nhưng mình phải nhìn đường, tránh ổ gà sống trâu...
< Cứ trực chỉ thôi, không cần phải hỏi dò đường nữa...
< Cuối cùng thì nhập chung vào đường nhựa. Xe chở khách phía trước là xe từ khu du lịch chạy ra.
< Đường vô tu viện Bát Nhã đây, ngay băng rôn "Vu lan tháng hội".
< Leo một con dốc ngắn hình cánh cung: trong đó lác đác vài chiếc xế hộp.
< Bao quanh tu viện là những đồi chè.
< Đông quá, vào thôi!
Viếng chùa nhiều chuyến rồi như đây là lần đầu tiên dùng bữa cơm chay tịnh...
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20 - Phần 21
Comments
Post a Comment