Đình Dương Hạp - Di tích lịch sử ở Tân Kỳ
Tại xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) có một ngôi đình khá đẹp - đình Dương Hạp tọa lạc trên một vùng đất địa linh. Phía trước là con sông chảy từ Đông Hiếu về làng, bên kia là Lèn Vụt to cao. Phía sau có giếng khơi nước trong vắt, dân cả thôn dùng không khi nào cạn, cạnh đó có núi Cột Cờ.
Khu đất dựng đình có thế tụ linh, tụ phúc, hội tụ những điều may mắn. Xung quanh đình có cây đa, cây bàng, phượng vĩ, nhãn, xà cừ, cây lát làm cho cảnh quan môi trường mát mẻ nên thơ. Ngôi đình ở trong vùng đồng bào dân tộc Thái huyện Tân Kỳ hơn 260 năm nay vẫn còn nguyên vẹn.
Cũng như nhiều ngôi đình ở xứ Nghệ, đình Dương Hạp thờ thần Cao Sơn, Cao Các, Đức Thánh Mẫu, Thái bảo quận công, Đức ông họ Ngô có công lập làng. Ngôi đình xây dựng thế kỷ XVIII, ban đầu các cụ còn lợp tranh, cột gỗ đơn sơ, đến năm 1936, do phong đăng hòa cốc, bà con làm ăn phát đạt, nên tiến hành nâng cấp đình.
Trước khi làm công trình này làng họp bàn chuyện lấy gỗ, thuê thợ vẽ mẫu đình. Sau khi các già làng trưởng bản nhất trí chủ trương, làng giao cho số nhân đinh chọn gỗ trong rừng đại ngàn.
Đình Dương Hạp có ba gian hai hồi văn, dài 14m, rộng 7m, có 4 vi kèo với 14 cột gỗ lim kê trên chân đá tảng màu xanh hình vuông. Nền đình lát gạch xi măng, mái lợp ngói vảy (âm dương). Phía trước, phía sau đình là sân lát gạch sạch sẽ, tất cả có diện tích khoảng 3.000 m2.
< Một góc xã Nghĩa Dũng.
Từ xa du khách đã thấy ngôi đình thấp thoáng trong hàng cây xanh. Trên đỉnh nóc có hình lưỡng long triều nguyệt theo thể thức đăng đối, 2 đỉnh đầu, 4 mái đao là hình các con sấu, lưng chừng bờ giải là hình con nghê, con sư tử.
Ngoài các cột gỗ, đỡ tầng mái là các cột vôi vữa hình vuông. Bờ tường xung quanh không xây kín mà để lửng đón gió bốn phương hòa đồng với muôn dân. Trừ mặt sau còn hai bên và phía trước đình có cửa, nhưng lâu ngày cánh ván hư hỏng nên xóm thưng tạm tấm liếp tre.
Nghệ thuật kiến trúc bên trong không có hoa văn họa tiết, chỉ là các đường xà, kèo kẻ bào trơn đóng bén chắc chắn để chống lại gió ngàn ở vùng núi xa xăm. Gian giữa, trừ phần nửa phía ngoài để lễ bái, còn nửa trong làng cho đóng khung làm bàn thờ thần với các long ngai bài vị. Đập vào mắt du khách là tấm biển sơn son thiếp vàng bằng gỗ dổi viết chữ Hán “tối linh - thượng đẳng”. Xưa kia ở 2 bên bàn thờ là giá gỗ để gươm giáo, bát bửu nay không còn nữa.
Cũng như nhiều ngôi đình vùng xuôi, tại đình Dương Hạp làng tổ chức lễ hội dân gian tưng bừng náo nhiệt. Lịch lễ ở đây là vào rằm tháng 2 (âm lịch) và rằm tháng 6 (âm lịch). Lễ tháng 2 là tế kỳ phúc tức xuân tế, còn lễ tháng 6 là tế lục ngoạt.
< Chợ Nghĩa Dũng.
Ngày lễ trước đình làng treo 1 cờ đại, 20 cờ phướn, trống dong cờ mở. Ngay từ sáng sớm làng rước thần từ đền Đệ Tam, đền Đức thánh Đệ Nhị, đền Đức Ông về đình. Trước khi rước, làng làm lễ mộc dục, tế gia quan. Khi rước có kiệu thần, tàn, lọng, siêu, phạng, phường bát âm và đông đảo bà con làng xóm, mọi người hân hoan phấn khởi.
Ban đêm tại sân đình, làng mời gánh hát ở Yên Thành về hát nhà tơ, hát ca trù, làm cho người dân vơi đi sự mệt nhọc của những ngày cày cấy lam lũ. Xong lễ làng lại rước thần từ đình về đền.
Đình Dương Hạp một di tích lịch sử còn khá nguyên vẹn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Kỳ - Nghĩa Đàn, giúp chúng ta nghiên cứu về truyền thống văn hóa với lễ hội dân gian đặc sắc.
- Theo NgheAn 24
Khu đất dựng đình có thế tụ linh, tụ phúc, hội tụ những điều may mắn. Xung quanh đình có cây đa, cây bàng, phượng vĩ, nhãn, xà cừ, cây lát làm cho cảnh quan môi trường mát mẻ nên thơ. Ngôi đình ở trong vùng đồng bào dân tộc Thái huyện Tân Kỳ hơn 260 năm nay vẫn còn nguyên vẹn.
Cũng như nhiều ngôi đình ở xứ Nghệ, đình Dương Hạp thờ thần Cao Sơn, Cao Các, Đức Thánh Mẫu, Thái bảo quận công, Đức ông họ Ngô có công lập làng. Ngôi đình xây dựng thế kỷ XVIII, ban đầu các cụ còn lợp tranh, cột gỗ đơn sơ, đến năm 1936, do phong đăng hòa cốc, bà con làm ăn phát đạt, nên tiến hành nâng cấp đình.
Trước khi làm công trình này làng họp bàn chuyện lấy gỗ, thuê thợ vẽ mẫu đình. Sau khi các già làng trưởng bản nhất trí chủ trương, làng giao cho số nhân đinh chọn gỗ trong rừng đại ngàn.
Đình Dương Hạp có ba gian hai hồi văn, dài 14m, rộng 7m, có 4 vi kèo với 14 cột gỗ lim kê trên chân đá tảng màu xanh hình vuông. Nền đình lát gạch xi măng, mái lợp ngói vảy (âm dương). Phía trước, phía sau đình là sân lát gạch sạch sẽ, tất cả có diện tích khoảng 3.000 m2.
< Một góc xã Nghĩa Dũng.
Từ xa du khách đã thấy ngôi đình thấp thoáng trong hàng cây xanh. Trên đỉnh nóc có hình lưỡng long triều nguyệt theo thể thức đăng đối, 2 đỉnh đầu, 4 mái đao là hình các con sấu, lưng chừng bờ giải là hình con nghê, con sư tử.
Ngoài các cột gỗ, đỡ tầng mái là các cột vôi vữa hình vuông. Bờ tường xung quanh không xây kín mà để lửng đón gió bốn phương hòa đồng với muôn dân. Trừ mặt sau còn hai bên và phía trước đình có cửa, nhưng lâu ngày cánh ván hư hỏng nên xóm thưng tạm tấm liếp tre.
Nghệ thuật kiến trúc bên trong không có hoa văn họa tiết, chỉ là các đường xà, kèo kẻ bào trơn đóng bén chắc chắn để chống lại gió ngàn ở vùng núi xa xăm. Gian giữa, trừ phần nửa phía ngoài để lễ bái, còn nửa trong làng cho đóng khung làm bàn thờ thần với các long ngai bài vị. Đập vào mắt du khách là tấm biển sơn son thiếp vàng bằng gỗ dổi viết chữ Hán “tối linh - thượng đẳng”. Xưa kia ở 2 bên bàn thờ là giá gỗ để gươm giáo, bát bửu nay không còn nữa.
Cũng như nhiều ngôi đình vùng xuôi, tại đình Dương Hạp làng tổ chức lễ hội dân gian tưng bừng náo nhiệt. Lịch lễ ở đây là vào rằm tháng 2 (âm lịch) và rằm tháng 6 (âm lịch). Lễ tháng 2 là tế kỳ phúc tức xuân tế, còn lễ tháng 6 là tế lục ngoạt.
< Chợ Nghĩa Dũng.
Ngày lễ trước đình làng treo 1 cờ đại, 20 cờ phướn, trống dong cờ mở. Ngay từ sáng sớm làng rước thần từ đền Đệ Tam, đền Đức thánh Đệ Nhị, đền Đức Ông về đình. Trước khi rước, làng làm lễ mộc dục, tế gia quan. Khi rước có kiệu thần, tàn, lọng, siêu, phạng, phường bát âm và đông đảo bà con làng xóm, mọi người hân hoan phấn khởi.
Ban đêm tại sân đình, làng mời gánh hát ở Yên Thành về hát nhà tơ, hát ca trù, làm cho người dân vơi đi sự mệt nhọc của những ngày cày cấy lam lũ. Xong lễ làng lại rước thần từ đình về đền.
Đình Dương Hạp một di tích lịch sử còn khá nguyên vẹn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Kỳ - Nghĩa Đàn, giúp chúng ta nghiên cứu về truyền thống văn hóa với lễ hội dân gian đặc sắc.
- Theo NgheAn 24
Comments
Post a Comment