Phá Hạc Hải
Tại cuối nguồn sông Kiến Giang, nơi tiếp giáp hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) hiện ra một đầm phá bao la ngoạn mục với nhiều loại thủy sản, đó là Phá Hạc Hải.
Phá Hạc Hải cách trung tâm thị xã Đồng Hới chừng 20 cây số bên cạnh Quốc lộ 1A. Trong Đại Nam nhất thống chí triều Nguyễn đã mô tả phá Hạc Hải như sau: "Ở cách huyện Lệ Thủy 14 dặm về phía bắc, có tên là Thiển Hải, cũng gọi là Bình Hồ... trăm sông tụ hội, mọi nhánh đổ về, gọi là Hạc Hải, phía đông bắc từng động cát chập chồng, phía tây bắc vạn núi chắn ngang, chỗ sâu chỗ cạn, có một đường lạch rất sâu, thuyền bè đi lại cần phải đề phòng sóng gió; hạ lưu hợp với sông Mỹ Hương rồi đổ ra biển".
An Nam chí chép: "Thiển Hải ở huyện Nha Nghi, sóng biếc mênh mông, cây lau rậm rạp, chim nước nổi chìm, thuyền chài tụ tán có thể làm nơi du ngoạn của một phương."
Vùng Lệ Thủy, Quảng Ninh có "Mâu Sơn vi bút, Hạc Hải vi nghiên". Là vùng đất hiếu học cho nên huyện Quảng Ninh đã có 4 làng văn, vật "văn, võ, cổ, kim". Lệ Thủy cũng có nhiều làng học, thời nào cũng có nhiều nhân vật khoa cử nổi tiếng.
Phá Hạc Hải có diện tích khoảng 12km2, độ sâu 1,5-3m. Phá Hạc Hải là vùng nước lợ, có độ mặn 15-20% cho nên có rất nhiều loài thủy sản nước lợ như: tôm, cua, cá bống, cá buôn, cá úc, cá leo béo ngọt, rạm gạch nổi tiếng... Hàng trâm hộ xung quanh phá Hạc Hải chuyên nghề đánh bắt thủy sản đã cung cấp cho thị trường Đồng Hới một khối lượng thủy sản lớn.
Phá Hạc Hải cũng là nơi rất thuận lợi cho cây cối (dùng làm chiếu) phát triển. Dưới đáy phá Hạc Hải còn có nhiều rong rêu mà nhân dân thường khai thác về làm phân bón cho cây cối hoa màu.
Tuy nhiên, từ năm 1991, khi có đập ngăn mặn Mỹ Trung ở hạ lưu Hạc Hải thì phá bị "ngọt hóa" nên thủy sản, rong rêu, cây lác cũng ít dần đi. Rất nhiều hộ sống bằng nghề khai thác thủy sản ở đây dần dần bỏ vào Nam kiếm sống. Đồng ruộng ở các xã hạ lưu cũng bị phèn tích lại và cây lúa, hoa màu cũng ngày càng bị phèn làm cháy, năng suất kém dần.
Vấn đề này đang được tỉnh Quảng Bình nghiên cứu để làm "mặn hóa" trở lại phá Hạc Hải, trả lại cho nó môi trường và tài nguyên thủy sản phong phú. Phá Hạc Hải không chỉ là tài nguyên thủy sản mà còn là một thắng cảnh cần được ngành du lịch Quảng Bình khai thác.
Du lịch, GO! - Theo báo TBDL, internet
Link to full article
Phá Hạc Hải cách trung tâm thị xã Đồng Hới chừng 20 cây số bên cạnh Quốc lộ 1A. Trong Đại Nam nhất thống chí triều Nguyễn đã mô tả phá Hạc Hải như sau: "Ở cách huyện Lệ Thủy 14 dặm về phía bắc, có tên là Thiển Hải, cũng gọi là Bình Hồ... trăm sông tụ hội, mọi nhánh đổ về, gọi là Hạc Hải, phía đông bắc từng động cát chập chồng, phía tây bắc vạn núi chắn ngang, chỗ sâu chỗ cạn, có một đường lạch rất sâu, thuyền bè đi lại cần phải đề phòng sóng gió; hạ lưu hợp với sông Mỹ Hương rồi đổ ra biển".
An Nam chí chép: "Thiển Hải ở huyện Nha Nghi, sóng biếc mênh mông, cây lau rậm rạp, chim nước nổi chìm, thuyền chài tụ tán có thể làm nơi du ngoạn của một phương."
Vùng Lệ Thủy, Quảng Ninh có "Mâu Sơn vi bút, Hạc Hải vi nghiên". Là vùng đất hiếu học cho nên huyện Quảng Ninh đã có 4 làng văn, vật "văn, võ, cổ, kim". Lệ Thủy cũng có nhiều làng học, thời nào cũng có nhiều nhân vật khoa cử nổi tiếng.
Phá Hạc Hải có diện tích khoảng 12km2, độ sâu 1,5-3m. Phá Hạc Hải là vùng nước lợ, có độ mặn 15-20% cho nên có rất nhiều loài thủy sản nước lợ như: tôm, cua, cá bống, cá buôn, cá úc, cá leo béo ngọt, rạm gạch nổi tiếng... Hàng trâm hộ xung quanh phá Hạc Hải chuyên nghề đánh bắt thủy sản đã cung cấp cho thị trường Đồng Hới một khối lượng thủy sản lớn.
Phá Hạc Hải cũng là nơi rất thuận lợi cho cây cối (dùng làm chiếu) phát triển. Dưới đáy phá Hạc Hải còn có nhiều rong rêu mà nhân dân thường khai thác về làm phân bón cho cây cối hoa màu.
Tuy nhiên, từ năm 1991, khi có đập ngăn mặn Mỹ Trung ở hạ lưu Hạc Hải thì phá bị "ngọt hóa" nên thủy sản, rong rêu, cây lác cũng ít dần đi. Rất nhiều hộ sống bằng nghề khai thác thủy sản ở đây dần dần bỏ vào Nam kiếm sống. Đồng ruộng ở các xã hạ lưu cũng bị phèn tích lại và cây lúa, hoa màu cũng ngày càng bị phèn làm cháy, năng suất kém dần.
Vấn đề này đang được tỉnh Quảng Bình nghiên cứu để làm "mặn hóa" trở lại phá Hạc Hải, trả lại cho nó môi trường và tài nguyên thủy sản phong phú. Phá Hạc Hải không chỉ là tài nguyên thủy sản mà còn là một thắng cảnh cần được ngành du lịch Quảng Bình khai thác.
Du lịch, GO! - Theo báo TBDL, internet
Link to full article
Comments
Post a Comment