Du lịch Campuchia ăn côn trùng để chữa bệnh và tẩm bổ @@!

Từ TP.Hồ Chí Minh đi du lịch Campuchia theo đường cửa khẩu Mộc Bài chừng mấy chục cây số phải đi qua bến phà Neak Luong mới đến được Phnôm Pênh.

Trên phà, tôi khá ngạc nhiên khi trông thấy những người phụ nữ đội khăn rằn, trên đầu là những thúng, mẹt côn trùng cao ngất đã được chế biến sẵn luôn miệng chào mời. Theo lời của người bạn đi cùng, tôi được biết đây là một trong những món khoái khẩu của người Campuchia dành bán cho khách du lịch. Nhiều năm qua dân sành ăn ở các tỉnh Nam Bộ, nhất là các tỉnh giáp ranh Campuchia thường tìm sang để lùng mua côn trùng làm thực phẩm với lý do ngon, bổ, rẻ và...chữa bệnh.

Nhiều, bổ và rẻ

Những cánh đồng hai bên đường đi khiến tôi phải tò mò, vào mùa hè nước khá cạn, thậm chí có những đoạn kênh nước gần như kiệt, để trơ những mảnh nứt nẻ chân chim. Nguồn nước từ trước đến nay vẫn là một vấn đề đau đầu của người nông dân Campuchia, nhất là về mùa khô. Ngoài cây thốt nốt ra, những cây bụi và cỏ dại mới có thể chịu đựng được trong điều kiện thiếu nước. Có lẽ, đây cũng là nguyên nhân khiến cho những loại côn trùng phát triển nhiều ở những vùng đất này. Thấy tôi trầm ngâm, anh bạn đi cùng đập vai bảo: "Côn trùng ở đây sạch và lành vì người nông dân Campuchia vẫn chưa có thói quen sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và côn trùng nên ăn thì yên tâm hơn ở mình.

Giá cũng rẻ nữa, nhiều người chưa quen, nhìn vào từng thúng, từng mẹt côn trùng thì rùng mình nhưng ăn phải rồi thì mê". Nói xong, anh dừng xe lại trước một hàng ven đường có vẻ thân quen, thăm hỏi rồi với tay nhón mấy con châu chấu, 1 con bò cạp, hai ba con cà cuống bỏ vào túi rồi đưa cho tôi. Định trả tiền thì người bán hàng lắc đầu quầy quậy ra ý bảo tặng vì chỉ có mấy con ăn thử không tính tiền. Nhìn mấy con châu chấu rang bóng mỡ, béo ngậy còn nguyên lông lá ở chân, tôi hết đưa lên rồi đặt xuống nhưng nhìn thấy ánh mắt niềm nở của người phụ nữ bán hàng đành nhắm mắt đưa lên miệng. Vị giòn tan, bùi bùi, khá dễ chịu, tôi mới vỡ lẽ ra vì sao nhiều người đi Campuchia về lại hay quảng cáo về thứ đặc sản này đến thế.


Côn trùng được bày bán ven đường từ Phnôm Pênh về Xiêm Riệp.

Ngoài châu chấu, cào cào, cà cuống thì những loại côn trùng khác như nhện, muồm muỗm, dế, bọ cạp cũng khá được ưa chuộng. Nhìn những thau lớn, cao ngộn lên, bóng mỡ khiến người ta dễ có cảm giác ngộp nhưng cũng bị mùi thơm của tỏi ớt và mùi thơm béo ngầy của côn trùng hấp dẫn. Trung bình, một kg châu chấu chừng 5-10 đô la tuỳ theo thời điểm và tuỳ theo khách. Các loại khác như cà cuống thì cũng tuỳ, đắt thì chừng 1-2 đô la cũng đã có dăm con dắt túi. Người ta mua về để nhậu lai rai với bạn bè một phần, phần khác thì làm quà cho trẻ nhỏ, làm món ăn bồi bổ. Ở ven đường, trung bình mỗi ngày một cửa hàng buôn thúng bán bưng cũng có thể tiêu thụ tới chừng 20-30 kg. Tôi không dám tính thêm bởi nếu tính, số lượng côn trùng tiêu thụ mỗi ngày trên đất nước này có lẽ sẽ là một con số khổng lồ.

Từ Phnôm Pênh về tới Xiêm Riệp, nhiều đoạn hai bên đường giăng những tấm bạt nilon trắng đã ngả màu, bên dưới là những cái máng nước nhỏ, đơn giản, đằng sau mấy tấm bạt có những bóng đèn nhỏ, đấy là những cái bẫy côn trùng khá thô sơ nhưng lại hiệu quả. Gần như không nhà nào không có những cái bẫy như vậy. Tối đến, người dân chỉ cần bật đèn là côn trùng lao đến, đập vào bạt rồi rơi xuống máng nước, ướt cánh rồi chịu chết luôn bên trong. Sáng ra người dân chỉ việc ra gom lại, có nhà cũng được đến chục kg mà không tốn chút công sức nào. Đem bán cho các điểm mối chưa qua chế biến cũng được cả chục đô la mỗi ngày. Đấy mới chỉ tính ở các hộ gia đình không chuyên, nếu kể đến những thợ bắt côn trùng chuyên nghiệp thì số lượng đánh bắt mỗi ngày còn lớn hơn nhiều. Bắt côn trùng cũng trở thành một cái nghề kiếm sống của người dân.

Món khoái khẩu của các tay bợm nhậu sành ăn

Anh bạn tôi làm việc ở Campuchia cũng đã chừng 3 năm, mỗi lần trước lúc về thăm nhà lại được bạn bè gọi điện ý ới nhờ mua chừng đôi ba cân về chia lẻ làm quà, tay xách nách mang hoài cũng phiền nhưng thấy mọi người vui cũng cố gắng đem.

Chị Riêm - một người phụ nữ chuyên bán hàng côn trùng cho biết, ngoài các khách du lịch ven đường, tháng nào chị cũng có khách quen ở Việt Nam đặt hàng về TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Khách rất sành ăn nên buộc phải chọn loại ngon, mới chế biến qua rồi gửi xe khách, tiền sẽ nhận lại sau. Cũng có những đơn đặt hàng với số lượng nhiều cho các cửa hàng, quán nhậu ở TP.Hồ Chí Minh nhưng chị đều phải từ chối, không phải vì không có hàng mà do phải vận chuyển qua cửa khẩu, ít thì được nhưng nhiều thì buộc phải có giấy tờ chứng nhận "lằng nhằng".

Khách có trả giá cao đến mấy cũng chịu, cho nên, những khách sành ăn thì quen, gửi về một hai cân, đem cho bạn bè hoặc để lai rai dần, có khi một hai tháng mới phải gửi một lần tuỳ theo yêu cầu. Đương nhiên, số tiền vận chuyển cũng phải tính kèm, mua ít thì nhiều khi giá thành tăng gấp rưỡi, gấp đôi khách cũng chấp nhận. Miễn hàng tươi, ngon, đầy đủ chân, cánh, chưa xào xáo lại nhiều lần, còn nguyên vị là được. Với những bợm nhậu bản địa, có khi chỉ một đĩa nhện xào cũng đủ cho hai, ba ông lai rai từ sáng đến tối.

Chị Riêm cho biết, mỗi ngày ngoài số lượng côn trùng mà gia đình bẫy được, chị còn phải đi mua của những nhà khác mới đủ bán. Với nhiều khách lần đầu mua nhiều (chừng độ 1-2 kg đã gọi là nhiều) và khó tính, thậm chí chị phải dẫn vào cho xem quá trình chế biến. Không công nghệ hiện đại gì, chỉ có chiếc chảo lớn để rang, xào nhưng dế, cà cuống, nhện, bò cạp được xử lý sạch nên khách cũng yên tâm. Gia vị cũng chỉ đơn giản có tỏi, ớt, mắm muối nêm nếm hợp lý và dễ ăn nên cũng chẳng tốn kém mấy. Có chăng cũng chỉ khó ở tay quen thì nhanh, đều và dễ hơn với người không quen làm.

Châu chấu có khả năng chữa... liệt dương?!

Người Campuchia cho rằng ăn những loại côn trùng này rất sạch vì chúng chỉ ăn cỏ và thực vật. Ngoài việc giàu chất dinh dưỡng, các loại côn trùng này cũng có những tác dụng chữa bệnh riêng: Châu chấu có khả năng trị liệt dương, cào cào có tác dụng chữa ho gà, hen phế quản, trẻ em co giật, viêm tai, viêm da, cà cuống giúp chống bướu cổ và đau răng, viêm đại tràng,... bọ cạp thì được chuộng với tác dụng chữa viêm dạ dày, tăng cường trao đổi chất, tăng cường hệ thống thần kinh, tim mạch, chống viêm,... Mặt khác, quá trình chế biến các loại côn trùng ở đây cũng khá sạch và an toàn. Gần như không một chất phụ gia nào được cho vào chế biến nên không lo sợ độc hại và những tác dụng phụ. Tham khảo tour du lịch Campuchia tại công ty du lịch Đất Việt để biết đc thêm thông tin chi tiết!!!

Đỗ Huệ

Comments

Popular posts from this blog

Tú Làn: hang động đẹp tại Quảng Bình

London – Xứ sở diễm lệ

Cổng làng – Biểu tượng văn hoá của làng quê Bắc bộ