Chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu)
Chùa Xiêm Cán thuộc xã Hiệp Thành, cách TP Bạc Liêu trên 10km, không xa vườn nhãn nổi tiếng của Bạc Liêu.Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer được liệt vào hàng lớn nhất, đẹp nhất và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ. Với những kiến trúc độc đáo, tuổi đời hơn một thế kỷ tạo cho du khách những ấn tượng khó quên khi đến tham quan.
Chùa Xiêm Cán là ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Tiểu thừa của đồng bào dân tộc Khmer. Tuy nhiên tên chùa không phải là tên Khmer như nhiều người nghĩ mà đó là tên tiếng Tiều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc.
Chùa Xiêm Cán tọa lạc trong khuôn viên rất rộng, bao quanh bằng bức tường rào chạm khắc Rắn thần và nhiều hoa văn sặc sỡ, đẹp mắt. Trong khuôn viên là rừng sao, dầu ngay ngắn, thẳng hàng. Cổng chùa đúc nổi nhiều hoa văn tỉ mỉ cùng có một màu vàng đất dịu mắt, đậm sắc thái Khmer. Con đường từ cổng vào trung tâm chùa dài khoảng 100m, bằng xi măng, sạch sẽ, trang nghiêm giữa hai hàng sao tỏa bóng mát rượi.
Chùa Xiêm Cán tọa lạc trong khuôn viên rất rộng, bao quanh bằng bức tường rào chạm khắc Rắn thần và nhiều hoa văn sặc sỡ, đẹp mắt. Trong khuôn viên là rừng sao, dầu ngay ngắn, thẳng hàng. Cổng chùa đúc nổi nhiều hoa văn tỉ mỉ cùng có một màu vàng đất dịu mắt, đậm sắc thái Khmer. Con đường từ cổng vào trung tâm chùa dài khoảng 100m, bằng xi măng, sạch sẽ, trang nghiêm giữa hai hàng sao tỏa bóng mát rượi.
Cổng chùa Xiêm Cán
Chùa Xiêm Cán xây dựng vào năm 1887, là một quần thể kiến trúc gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp đựng hài cốt, am… Chính điện là tòa nhà thờ chính trong chùa, nằm ở vị trí trung tâm khuôn viên trên nền cao 1,5 mét, được chia làm nhiều cấp bậc và có hành lang bao xung quanh. Trong chính điện có hai hàng cột cao và to nâng đỡ mái chùa. Mái chùa được cấu trúc thành nhiều tầng lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp.
Chùa mang kiến trúc Angkor của người Campuchia
Bên trong chính điện là một bàn thờ Phật với một tượng Phật to lớn đặt cao hơn hết. Bên dưới là tượng Phật trong nhiều tư thế khác nhau, các thời kỳ hóa thân của Phật. Bàn thờ Phật được trang trí với nhiều hoa văn, điêu khắc phong phú, phức tạp. Trên vách, trên trần và các cột chùa được trang trí bằng nhiều màu sắc, bằng các phù điêu bích họa. Đặc biệt là các bích họa kể lại cuộc đời của Phật và chuyện Riêm – kê tức trường ca Ra-ma-za-ma.
Bên trong điện thờ trưng bày nhiều bức vẽ về quá trình khổ luyện của Đức Phật
Du khách sẽ ngỡ ngàng trước một khuôn viên chùa bao la rộng lớn. Khoảng cách giữa các hạng mục này cách nhau cả trăm mét. Một không gian yên tĩnh, bầu trời trong xanh, nắng vàng soi qua kẽ lá, tiếng chim hót văng vẳng từ xa, không khí lại trong lành, không hề nhuốm chút bụi trần… làm cho tâm hồn du khách cảm thấy thư thái lạ thường.
Chùa Xiêm Cán với kiến trúc độc đáo trên một khuôn viên rộng lớn
Chùa Xiêm Cán có sa-la (giảng đường, nhà hội) xây mới vào năm 1997. Trên sa-la có khắc tượng hình Xa-nặc dắt con bạch mã Kiền-đặc đưa Thái tử Si-đạt-ta qua sông đến đất A-nô-ma tìm đường giác ngộ. Trong sa-la có bàn thờ Phật và bàn ghế, sàn ván để tín đồ bàn bạc trước khi lên chánh điện. Vách trần sa-la được trang trí các họa tiết, bích họa khá công phu. Hai bên chánh điện là nhiều tháp cốt và một nhà hỏa thiêu. Trong khuôn viên chùa có trường dạy chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh…, là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian và các vốn văn hóa truyền thống cho con em phật tử.
Chùa Xiêm Cán có sa-la là nơi sư sãi nghỉ ngơi
Khi vào chùa, khách thăm viếng phải bỏ mũ nón, đi chân không,… Chùa là nơi thể hiện rõ nét những tập tục, rõ nét hơn cả là lòng hiếu khách của con sóc – điều mà khách du lịch rất được vui lòng những khi một lần ghé đến cũng như những bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer Nam Bộ.
Comments
Post a Comment