Vịnh Nha Trang “tố khổ” vì danh hiệu
Khánh Hòa đã từng xin Bộ VHTTDL rút vịnh Nha Trang ra khỏi danh sách danh thắng cấp quốc gia nhưng không thành. Nhiều năm đã qua, để đầu tư các dự án ở vịnh đều phải thực hiện “cơ chế xin - cho”…
“Một cổ hai tròng”
Năm 2001, trên vịnh Nha Trang đã ra đời Khu bảo tồn biển (KBTB) Hòn Mun (sau này đổi tên thành KBTB vịnh Nha Trang), là KBTB đầu tiên ở Việt Nam. Năm 2005, vịnh Nha Trang được chính thức công nhận là thành viên câu lạc bộ 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Cũng trong năm này, vịnh Nha Trang được công nhận là danh thắng cấp quốc gia (DTQG).
Như vậy, chỉ trong vòng vài năm, vịnh Nha Trang liên tiếp có những “danh hiệu” mới, đem lại niềm tự hào cho người dân. Tuy nhiên, cũng chính quy chế của những “danh hiệu” trên đã làm khó địa phương khi thực hiện các dự án ở đây.
Là KBTB thì tại vùng lõi của vịnh đều bị cấm “động chạm”, các dự án tại các vùng khác đều phải thông qua Bộ NNPTNT. Đặc biệt, với “vai” DTQG, theo Luật Di sản văn hóa, mọi vị trí của vùng I đều bị cấm xây dựng. Được biết, trước đây, đã có sự “vội vàng” khi “khoanh vùng” toàn bộ vịnh Nha Trang rộng gần 250 km2 để đề nghị công nhận DTQG mà không phân chia vùng bảo vệ I, II…
Hệ quả là, mọi dự án thực hiện ở vịnh Nha Trang đều rất khó khăn, đến nỗi lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã phải lên tiếng xin rút tên vịnh Nha Trang ra khỏi danh sách DTQG. Tháng 9/2011, đồ án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị vịnh Nha Trang được phê duyệt. Theo đó, có những vùng đã được phép xây dựng các dự án. Tuy nhiên, “chiểu” theo Luật Di sản thì bất cứ dự án nào muốn thực hiện ở đây đều vẫn phải thực hiện cơ chế “xin-cho” với Bộ VHTTDL.
Danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang
Ông Trần Sơn Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Thực ra, Bộ VHTTDL rất ủng hộ, phối hợp tốt trong việc xin đầu tư các dự án trong vùng vịnh Nha Trang. Tuy nhiên Bộ cũng không thể bước qua quy định hiện đang có. Chính vì vậy, có nhiều việc Bộ rất thận trọng, địa phương thì bao giờ cũng muốn nhanh nên nói thật có lúc muốn phá rào. Tóm lại, tuy Bộ ủng hộ nhưng để thực hiện quyết liệt như địa phương mong muốn thì cũng có lúc việc tuân theo luật đã gây cản trở cho các nhà đầu tư”.
Luật “gom về một giỏ”
Một lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Khánh Hòa cho biết, theo luật, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đều được gọi chung là di tích và đều được quản lý dưới những quy định của Luật Di sản. “Làm sao danh thắng vịnh Nha Trang rộng lớn đến vậy lại được quản lý cụ thể, tỉ mỉ đến “từng viên gạch” như Di tích văn hóa – lịch sử tháp Bà Ponaga được!” – vị lãnh đạo này nói.
“Làm sao danh thắng vịnh Nha Trang rộng lớn đến vậy lại được quản lý cụ thể, tỉ mỉ đến “từng viên gạch” như Di tích văn hóa - lịch sử tháp Bà Ponaga được!” - một lãnh đạo Sở VHTTDL Khánh Hòa cho biết.
Thực tế hiện nay, đúng là việc xây dựng các dự án trên vịnh Nha Trang không buộc phải “chịu” sự quản lý theo các điều khoản chặt chẽ như di tích lịch sử nhưng như vậy cũng đồng nghĩa với việc phải thực hiện một cơ chế “xin – cho” dưới luật.
Ngoài ra, Điều 15 Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Di sản (Nghị định 98/2010/NĐ-CP) đã ghi rõ: “Dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ của di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích, phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ VHTTDL đối với di tích quốc gia…”. Chính điều này là yếu tố gây khó cho địa phương khi quan điểm xấu – đẹp rất dễ gây tranh cãi.
“Có một thực tế là hiện nay trung tâm TP.Nha Trang đang rất thiếu các công trình phục vụ giải trí cho du khách. Tuy nhiên, việc xây dựng ven bờ biển Nha Trang cũng phải tuân thủ theo Luật Di sản (theo Điều 15 nói trên) và mọi dự án ở đây đều phải xin phép với Bộ VHTTDL. Luật là vậy nên chúng tôi vẫn phải kiên trì thực hiện. Nếu nhà quản lý nào cũng ngại khó thì bãi biển Nha Trang cũng chỉ mãi mãi là cát và biển. Vịnh Nha Trang mãi mãi chỉ toàn những đảo mọc đầy cây xúp, không thể vừa được tôn tạo, vừa không phá vỡ cảnh quan, lại vừa mang lại giá trị kinh tế như một số dự án đã thực hiện” – ông Trần Sơn Hải- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nói. Theo Mai Khuê (Dân Việt)
“Một cổ hai tròng”
Năm 2001, trên vịnh Nha Trang đã ra đời Khu bảo tồn biển (KBTB) Hòn Mun (sau này đổi tên thành KBTB vịnh Nha Trang), là KBTB đầu tiên ở Việt Nam. Năm 2005, vịnh Nha Trang được chính thức công nhận là thành viên câu lạc bộ 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Cũng trong năm này, vịnh Nha Trang được công nhận là danh thắng cấp quốc gia (DTQG).
Như vậy, chỉ trong vòng vài năm, vịnh Nha Trang liên tiếp có những “danh hiệu” mới, đem lại niềm tự hào cho người dân. Tuy nhiên, cũng chính quy chế của những “danh hiệu” trên đã làm khó địa phương khi thực hiện các dự án ở đây.
Là KBTB thì tại vùng lõi của vịnh đều bị cấm “động chạm”, các dự án tại các vùng khác đều phải thông qua Bộ NNPTNT. Đặc biệt, với “vai” DTQG, theo Luật Di sản văn hóa, mọi vị trí của vùng I đều bị cấm xây dựng. Được biết, trước đây, đã có sự “vội vàng” khi “khoanh vùng” toàn bộ vịnh Nha Trang rộng gần 250 km2 để đề nghị công nhận DTQG mà không phân chia vùng bảo vệ I, II…
Hệ quả là, mọi dự án thực hiện ở vịnh Nha Trang đều rất khó khăn, đến nỗi lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã phải lên tiếng xin rút tên vịnh Nha Trang ra khỏi danh sách DTQG. Tháng 9/2011, đồ án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị vịnh Nha Trang được phê duyệt. Theo đó, có những vùng đã được phép xây dựng các dự án. Tuy nhiên, “chiểu” theo Luật Di sản thì bất cứ dự án nào muốn thực hiện ở đây đều vẫn phải thực hiện cơ chế “xin-cho” với Bộ VHTTDL.
Danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang
Ông Trần Sơn Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Thực ra, Bộ VHTTDL rất ủng hộ, phối hợp tốt trong việc xin đầu tư các dự án trong vùng vịnh Nha Trang. Tuy nhiên Bộ cũng không thể bước qua quy định hiện đang có. Chính vì vậy, có nhiều việc Bộ rất thận trọng, địa phương thì bao giờ cũng muốn nhanh nên nói thật có lúc muốn phá rào. Tóm lại, tuy Bộ ủng hộ nhưng để thực hiện quyết liệt như địa phương mong muốn thì cũng có lúc việc tuân theo luật đã gây cản trở cho các nhà đầu tư”.
Luật “gom về một giỏ”
Một lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Khánh Hòa cho biết, theo luật, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đều được gọi chung là di tích và đều được quản lý dưới những quy định của Luật Di sản. “Làm sao danh thắng vịnh Nha Trang rộng lớn đến vậy lại được quản lý cụ thể, tỉ mỉ đến “từng viên gạch” như Di tích văn hóa – lịch sử tháp Bà Ponaga được!” – vị lãnh đạo này nói.
“Làm sao danh thắng vịnh Nha Trang rộng lớn đến vậy lại được quản lý cụ thể, tỉ mỉ đến “từng viên gạch” như Di tích văn hóa - lịch sử tháp Bà Ponaga được!” - một lãnh đạo Sở VHTTDL Khánh Hòa cho biết.
Thực tế hiện nay, đúng là việc xây dựng các dự án trên vịnh Nha Trang không buộc phải “chịu” sự quản lý theo các điều khoản chặt chẽ như di tích lịch sử nhưng như vậy cũng đồng nghĩa với việc phải thực hiện một cơ chế “xin – cho” dưới luật.
Ngoài ra, Điều 15 Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Di sản (Nghị định 98/2010/NĐ-CP) đã ghi rõ: “Dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ của di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích, phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ VHTTDL đối với di tích quốc gia…”. Chính điều này là yếu tố gây khó cho địa phương khi quan điểm xấu – đẹp rất dễ gây tranh cãi.
“Có một thực tế là hiện nay trung tâm TP.Nha Trang đang rất thiếu các công trình phục vụ giải trí cho du khách. Tuy nhiên, việc xây dựng ven bờ biển Nha Trang cũng phải tuân thủ theo Luật Di sản (theo Điều 15 nói trên) và mọi dự án ở đây đều phải xin phép với Bộ VHTTDL. Luật là vậy nên chúng tôi vẫn phải kiên trì thực hiện. Nếu nhà quản lý nào cũng ngại khó thì bãi biển Nha Trang cũng chỉ mãi mãi là cát và biển. Vịnh Nha Trang mãi mãi chỉ toàn những đảo mọc đầy cây xúp, không thể vừa được tôn tạo, vừa không phá vỡ cảnh quan, lại vừa mang lại giá trị kinh tế như một số dự án đã thực hiện” – ông Trần Sơn Hải- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nói. Theo Mai Khuê (Dân Việt)
Comments
Post a Comment